Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

TIẾN TRÌNH PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC HOA KỲ !



Đỗ Ngọc Hiển

Cựu Giáo sư Kinh tế trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa Quý vị Đồng hương,

Trong bài này người viết chỉ nhằm mục đích chuyển tải những tin tức tới quý vị về con người, sự nghiệp chính trị, việc điều hành đất nước và thành quả trong 8 năm của Tổng thống Barack Hussein Obama qua những trích dẫn trong 5 cuốn sách dưới đây mà người viết đã đọc.

Trong bài này tuyệt đối người viết không đưa ra ý kiến đánh giá hay phê phán nào. Nói khác đi, người viết đọc những cuốn sách thay cho quý vị, vì một lý do nào đó không biết có những cuốn sách này trên thị trường, hoặc có biết nhưng không có thời gian và thích thú tìm hiểu.

• Battle of the soul : The Democrat’s Campaings to Defeat Trump – Edward Isaac Devore. Ông Edward Devore tốt nghiệp đại học John Hopkins và Chicago. Ông là thông tín viên cho tờ The Atlantic, từng nhận được 2 giải thưởng báo chí. Ông đã theo dõi và nghiên cứu cương lĩnh chính trị đảng Dân chủ trong suốt 15 năm.

• The Obama Nation – Leftist Politics and the Cult of Personality – Jerome R. Corsi. Ông Jerome Corsi tốt nghiệp tiến sĩ (Ph.D) chính trị học đại học Harvard, 1972. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có một cuốn bán chạy nhất do New York Times phát hành “Unfit for Command”

• Crimes Against Liberty – An Indictment of President Barack Obama – David Limbaugh.

Ông David Limbaugh là một luật sư, một bình luận gia chính trị và tác giả của 3 cuốn sách bán chạy nhất do New York Times phát hành “Absolute Power-Prosecution-Bankrupt

https://www.rushlimbaugh.com/daily/2012/06/05/the_great_destroyer_by_david_limbaugh/

• The Great Destroyer – Barack Obama’s War on the Republic – David Limbaugh

• Live Free or Die – Sean Haninity. Ông Sean Haninity là chủ chương trình The Sean Hannit Show, là tác giả 3 cuốn sách “Conservative Victory, Deliver Us from Evil, Let Freedom Ring” bán chạy nhất do New York Times phát hành.

Thưa quý vị, vì giới hạn của một bài viết, người viết chỉ trích dẫn một vài chứng tích trong hàng chục chứng tích mà các tác giả đưa ra trong mỗi trường hợp kết tội phá hoại của Barack Obama.

HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ:” THIÊN ĐÀNG HẠ GIỚI”

Tại sao phần đông ai nấy trong mọi quốc gia trên thế giới ao ước có quốc tịch Hoa Kỳ và được sinh sống tại đây ? Theo người viết, đó là vì “Bản Hiến pháp Hoa Kỳ” toàn mỹ và tuyệt vời xác quyết hai nền tảng căn bản của nhân loại. Đó là mọi người sinh ra đều bình đẳng trước cơ hội và quyền tự do. Tự do là món quà Tạo hóa ban cho con người, gồm tự do mưu cầu hạnh phúc cá nhân, tôn giáo, ngôn luận, lập hội, di trú v..v.. và quyền tư hữu do sức lao động tạo ra.

Bản Hiến pháp Hoa Kỳ xác quyết nền chính trị Cộng hòa với tam quyền phân lập “Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” và nền kinh tế “Tư bản thị trường cạnh tranh” Sự kết hợp lý tưởng và thực tiển của nền Chính trị Cộng hòa và nền Kinh tế Tư bản Thị trường đã đưa đến một xã hội có luật pháp, trật tự và một nền kinh tế phú cường số một trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua, tuy cũng có một vài bất ổn chính trị như cuộc nội chiến Nam Bắc 1860 và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929–1933. Tuy nhiên sau đó Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ tiếp tục tương đối ổn định và nền kinh tế tăng trưởng sau mỗi năm. Mức sống của dân chúng ngày càng tăng cao.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product – GNP) năm 2020 của Hoa Kỳ là 21 ngàn tỷ đô la, với dân số 320 triệu người theo kiểm tra dân số 2020, lợi tức đầu người (per capita income) là 95,405 đô la và lợi tức trung vị (Medium) là 47,725 đô la, nghĩa là có 50% dân số sở hữu mức lợi tức dưới 47,725 đô la và 50% dân số sở hữu trên mức lợi tức trên 47,725 đô la trong năm 2020.

Trên bình diện vật chất, nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ cung ứng dồi dào đủ loại tài hóa kinh tế và dịch vụ với chất lượng cao và giá tương đối rẻ. Những gì sản xuất tại Hoa Kỳ (Made in USA) được giới tiêu thụ trên khắp thế giới đón nhận nồng nhiệt.

Các tiện ích công cộng (Public Utilities) như điện nước, khí đốt, đường sá, chuyên chở công cộng và dịch vụ y tế cộng đồng được cung cấp đầy đủ với chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Không một quốc gia nào trên thế giới một cá nhân có thể mua đươc một chiếc xe hơi mới hay cũ dễ dàng và cũng không một nơi nào một gia đình sở hữu 2 hay 3 chiếc xe hơi như ở Hoa Kỳ chạy trên một mạng lưới xa lộ tân tiến bậc nhất thế giới.

Về thực phẩm thì hết chỗ chê. Thịt cá, hoa quả và rau tươi nội địa và nhập cảng tràn lan trong các siêu thị. Giới tiêu thụ Hoa Kỳ được ăn những gì quý và ngon nhất từ các quốc gia trên thế giới xuất cảng sang như thịt bò, thịt heo và hải sản như cua Canada, tôm cá từ các nươc Nam Mỹ như Equador và tôm hùm từ Việt Nam v..v.. để kiếm đô la mua những sản phẩm công nghệ cao như xe hơi đủ loại, máy móc nông nghiệp và y tế, máy bay dân và quân sự v…v…

Trên bình diện tinh thần, dân chúng Hoa Kỳ được hưởng một cuộc sống thoải mái và tự do với các quyền căn bản như nói ở trên. Chính quyền không làm phiền và quấy rầy nếu không vi phạm pháp luật.

TIẾN TRÌNH PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC HOA KỲ

I/ Nhiệm kỳ Bill Clinton và George Bush Con

Nhìn một cách tổng quát, tiến trình phá hoại đất nước Hoa Kỳ diễn tiến song song với sự trổi dậy về kinh tế Trung quốc qua chủ trương đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình với câu nói để đời năm 1976 “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là mèo nào bắt được chuột”. Tiến trình phá hoại đất nước Hoa Kỳ bắt đầu từ nhiệm kỳ 8 năm của Bill Clinton và 8 năm của George Bush Con.

Như quý vị biết cơ quan tình báo Trung quốc đánh mùi được thống đốc bang Arkansas, Bill Clinton một chính trị gia sáng giá sẽ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1992, nên ngầm yêu cầu Mochta Riady, một tỷ phú Nam Dương gốc Hoa kinh doanh ở Trung quốc và có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung quốc tài trợ cho cuộc tranh cử tổng thống của Bill Clinton. Mochta Riady đã dùng John Wang, một đàn em thân tín và đắc lực, cũng có liên hệ với mạng lưới tình báo Trung quốc, gây quỹ tài trợ cho đảng Dân chủ và Bill Clinton tranh cử 2008 với 10 triệu đô la dưới sự chỉ đạo đảng Cộng sản và quân đội Trung quốc trong kế hoạch “Con đường đưa đến tòa Bạch ốc (the Road to the White House – Edward Timperlake trong cuốn sách The Year of the Rat)”

John Wang là người Hoa, có quốc tịch Mỹ năm 1977, đảng viên Dân chủ, có chức vụ cao trong trong ủy ban Quốc gia Dân chủ (National Democratic Committee) và do sự can thiệp của Hillary Clinton dưới áp lực Mochta Riady giữ chức Phụ tá chính (Principal Assistant) cho bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ. Riady gọi gọi âm mưu gài người này là “Người của tôi trong chính phủ Hoa Kỳ (My man in the American Government)” trong cuốn sách nêu trên.

Bill Clinton là một người đắm đuối trong sắc dục, tham nhũng tiền bạc, không ngần ngại bán rẻ linh hồn và lương tâm cho Trung quốc và quên lãng trách nhiệm nguyên thủ lãnh đạo một đại cường quốc. Tội lỗi phá hoại nước Mỹ của cặp vợ chồng Clinton Hillary thật là tày trời, từ việc để lộ các bí mật quốc phòng, kỷ nghệ không gian, kinh tế, tài chánh, cơ cấu chính quyền liên và tiểu bang, và kỷ thuật sản xuất công nghệ cao trong các xí nghiệp chiến lược. Bill Clinton thả lỏng việc kiểm soát các chương trình trao đổi các khoa học gia, giáo sư đại học, các nghiên cứu sinh trong các trung tâm nghiên cứu thuộc mọi lãnh vực, các sinh viên du học phần lớn là những điệp viên được cài cắm để ăn cắp sở hữu trí tuệ. Chương trình này đều do Trung quốc tài trợ và ngấm ngầm chỉ đạo.

George Bush Con cũng chẳng khá hơn gì trong nhiệm kỳ 8 năm. Ông quá bận rộn với hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan nên không mấy quan tâm đến tình hình chính trị và kinh tế nội địa và nhắm mắt tiếp tục đường lối và chính sách nội địa của Bill Clinton, nên Trung quốc càng được thể xâm nhập sâu và lũng đoạn mạnh nền chính trị và kinh tế Mỹ trên mọi phương diện qua cơ quan tình báo và mạng lưới gián điệp Trung quốc.

Việc nhắm mắt ký cho Trung quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (The World Trade Organization – WTO) năm 2001 là một nhầm lẫn không thể tha thứ. Sau khi Trung quốc gia nhập WTO và chủ thuyết “Toàn cầu hóa kinh tế” phát triển mạnh năm 2000 nhiều ngàn công ty lớn nhỏ Hoa Kỳ ồ ạt bỏ nước ra đi và chuyển sang Trung quốc đầu tư vì hai viên kẹo đắng bọc đường hấp dẫn “Thị trường rộng lớn và nhân công rẻ mạt” Nền kinh tế Mỹ mất nhiều triệu việc làm và nhiều ngàn tỷ đô la đem đầu tư ở Trung quốc.

Tóm lại, trong nhiệm kỳ 8 năm của Bush Con cơ quan tình báo Trung quốc càng hoạt động mạnh và thâm nhập sâu vào nền chính trị và kinh tế Hoa Kỳ để ăn cắp sở hữu trí tuệ và phá hoại, đặc biệt qua các trường đại học nổi tiếng như Harvard, Massachusett Institute of Technology – MIT, Yales, Princeton, Stanford v..v…

II / Nhiệm kỳ Barack Hussein Obama.

1/ Thân thế

Trong cuốn hồi ký “Những giấc mơ từ cha tôi – Câu chuyện về sắc tộc và Di sản” (Dreams from my Father) : A story of Race and Inheritance, 1995 và cuốn “Miền đất Hứa” (A promised Land, 2020) do ông mới viết đây, Barack Obama có vẻ muốn dấu diếm và cho biết rất ít về thân thế và có nhiều sự kiện và quan điểm chính trị không giống với những tài liệu nghiên cứu trong cuốn sách “Quốc gia Obama – chính trị Tả phái và tôn sùng cá nhân”(The Obama Nation – Leftist Politics and Cult of Personality, 2008) của tiến sĩ chính trị học (Doctor of Philosophy in Political Science) Jerome R. Corsi tốt nghiệp đại học Harvard.

Cuốn sách được viết với 600 nguồn tài liệu (Notes) của rất nhiều tác giả nổi tiếng và có uy tín. Tiến sĩ Corsi cũng cho biết ông không phải là đảng viên Dân chủ hay Cộng hòa nhưng đảng viên của một đảng nhỏ “Đảng Hiến pháp” (The Constitution Party) Tiến sĩ Jerome Corsi nhận ra Barack Obama bước vào chính trường quốc gia khi Obama là thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois qua một bài thuyết giảng trong “Hội nghị Quốc gia Dân chủ” (Democratic National Convention) năm 2004, và chỉ sau khi Barack Obama được bầu thượng nghị sĩ liên bang, tiến sĩ Corsi mới bắt đầu theo dõi và tìm hiểu về nền móng quá khứ cá nhân và chính trị (Personal and Political Background) của Barack Obama.

Để hiểu rõ tư tưởng và quan điểm và sự nghiệp chính trị của Barack Obama, thiết tưởng nên tìm hiểu qua về nguồn gốc gia tộc của ông. Theo tiến sĩ Corsi, qua cuộc điện đàm với Sayid Obama, chú ruột của Barack Obama cho biết ông nội là Hussein Onyango Obama, một người khá giàu có, sở hữu một đoàn gia súc gồm dê và bò do ông ấy và cha của Barack Obama trông coi. Trong cuốn sách của ông “Những giấc mơ từ Cha tôi, 1995” Barack Obama cũng cho biết Ông nội là một bô lão bộ lạc Luo giàu có và nổi tiếng trong làng Nyangoma – Kogelo quận Siaya vùng tây nam Kenya, ông có ảnh hưởng lớn với các lãnh đạo Phi châu ở cấp quốc gia trong việc đẩy mạnh phong trào dành độc lập khỏi sự cai trị của người Anh.

Theo Sayid Obama, chú ruột của Barack Obama cho biết anh ruột của ông, Obama Senior (Obama cha) là một người rất thông minh và nhờ học giỏi ở bậc tiểu học và trung học địa phương và có gia thế nên được chọn trong một số sinh viên Kenya du học tại Hoa Kỳ do chính quyền Jomo Kenyatta tuyển chọn để học xong rồi trở về phục vụ quốc gia trong các chức vụ quan trọng sau khi Kenya dành đươc độc lập.

Sayid Obama cũng xác nhận rằng anh ông Obama Senior sinh trong một gia đình Hồi giáo (Islamic Family) và được giáo dục như một tín hữu Hồi giáo (Muslin). Tuy nhiên, ông không thấy anh ông hành đạo như một tín hữu sùng đạo sau khi đi du học tại Hoa Kỳ trở về.. Có 80% dân số Kenya theo Thiên chúa giáo và chỉ có 15% dân số theo Hồi giáo. Theo sự nghiên cứu của tiến sĩ Corsi, qua tài liệu của nhật báo Daily Mail–Luân Đôn, ở Kenya có hai bộ lạc lớn. Bộ lạc Kikuyu lớn nhất do Jomo Kenyatta lãnh đạo, vừa là tổng thống kiêm thủ tướng sau khi Kenya được độc lập. Sau đó là bộ lạc Luo do Tom Mboya làm thủ lãnh và giữ chức bộ trưởng Tư pháp rồi bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển kinh tế dưới chính quyền Jomo Kenyatta cho đến khi bị ám sát bởi một người bộ lạc Kikuyu năm 1969. Hai bộ lạc Luo và Kikuyu dưới sự lãnh đạo của hai thủ lãnh Mboya và Kenyatta luôn luôn tranh dành quyền lực cai trị Kenya.

Gia đình ông nội và bố của Barack Obama thuộc bộ lạc Luo và vì có bề thế nên có liên hệ chính trị được thủ lãnh Tom Mboya nâng đỡ.

Thưa quý vị người đọc, bây giờ người viết xin trình bày những trích dẫn từ cuốn sách “Những giấc mơ từ Cha tôi”(Dreams from my Father) của Barack Obama mà tiến sĩ Corsi cho biết trong cuốn sách của Ông “Quốc gia Obama” (The Obama Nation)

Trong cuốn sách của ông, Barack Obama ca tụng và đánh bóng cha ông, Barack Senior như một nhà trí thức lỗi lạc, một tư tưởng gia cách mạng cấp tiến, nuôi hy vọng trở về quê hương Kenya thay đổi và phát triển kinh tế đất nước thành một quốc gia giàu mạnh ở Phi châu sau khi đi du học ở Hoa Kỳ về. Thực ra theo nghiên cứu của tiến sĩ Corsi, Barack Senior chưa đậu bằng tiến sĩ kinh tế toán (Econometrics) từ Harvard vì ông chưa hoàn thành và đệ trình luận án tiến sĩ và qua báo Daily Mail–Luân Đôn, các lời khen tặng trên không đúng sự thực như Barack Obama phóng đại.

Barack Senior là sinh viên Phi châu đầu tiên từ Kenya theo học đại học Hawaii ở tuổi 23. Khi theo học tại Hawaii ông bỏ lại cô gái Phi châu tên Kezia mà ông đã kết hôn năm 18 tuổi và đang có thai đứa con đầu. Ông tốt nghiệp cử nhân đầu lớp trong 3 năm và đã giúp thành lập “Tổng hội sinh viên Quốc tế” mà ông là chủ tịch đầu tiên. Ông và Kezia có hai người con trước khi đi du học.

Cũng theo báo Daily Mail–Luân Đôn, Obama Senior là một người đàn ông chiêu dụ đàn bà con gái (Slick Womanizer) rất khôn khéo và mưu lược, nhờ ngoại hình có vẻ trí thức và dễ thương, ông đã quyến rủ được mẹ của Barack Obama, bà Stanley Ann, một cô gái da trắng ngây thơ 18 tuổi kết hôn với ông mà không cho biết ông đã bỏ lại người vợ với hai đứa con mà chưa ly dị ở Kenya. Obama Senior và Stanley Ann gặp nhau trong một lớp Nga ngữ tại đại học Hawaii và họ đã thương yêu nhau. Từ cuộc hôn nhân này Obama con (Obama Junior) ra chào đời ngày 4 tháng 8 năm 1961 và được Obama Senior chính thức đặt tên là Berry Obama. Mẹ ông, Stanley Ann thường gọi ông là Berry hay chỉ là Ba (đọc như Bear, con gấu theo Anh ngữ). Chữ Barack trong tiếng Ai cập (Arabic) có nghĩa là được chúc phúc (Blessed). Tên đệm Hussein là tiếng Hồi giáo, là tên họ (family name) của ông nội Hussein Onyango Obama.

Theo Barack Obama cho biết khi cha ông quyết định bỏ Hawaii đến Cambridge, Massachusett theo học , cha mẹ ông đã ly thân và cha ông trở về Phi châu để hoàn thành lời hứa giúp phát triển lục địa này. Người vợ và hai đứa con bị bỏ lại nhưng tình yêu cách mặt vẫn được duy trì. Nhật báo Daily Mai–Luân Đôn thì lại cho rằng mẹ của Barack Obama đã ly dị ông bố vì có cuộc sống song hôn (Double life).

Hai năm sau, khi Obama Senior được học bổng lần 2 để lấy bằng tiến sĩ kinh tế toán ở Harvard, Barack Obama cho rằng sở dĩ cha ông phải bỏ mẹ và ông ở Hawaii vì học bổng không đài thọ chi phí cho Ông và gia đình đi theo. Khi đang theo học ở Harvard cha ông lại dan díu với một người đàn bà khác, cô giáo sinh tại Mỹ, Ruth Nidesand, trong khi vẫn còn kết hôn với mẹ của Barack Obama là Stanley Ann và người vợ Kezia với hai đứa con bỏ lại ở Kenya. Khi theo học ở Harvard, Obama Senior cũng có lần trở laị Kenya và có thêm hai đứa con nữa với người vợ đầu Kezia. Trong thời gian này Obama Senior cũng kết hôn với Ruth Nidesand sau khi bà theo ông về Phi châu từ Harvard. Nghe phong phanh hai người cũng có con. Theo báo Daily Mail–Luân Đôn cuối cùng Ruth Nidesand cũng ly dị Obama Senior vì ông thường xuyên say xỉn và đánh đập bà thẩm tệ.

Bà vợ thứ hai, Stanley Ann, tức mẹ của Barack Obama, sau khi ly hôn, tái giá với ông Lolo Soetoro năm 1965, một người Hồi giáo Nam dương và hai người có người con gái, Maya Soetoro-Ng, tức là em gái cùng mẹ khác cha với Barack Obama.

Tóm lại, Obama Senior có 3 đời vợ và 5 người con , 4 con với bà vợ cả Kezia, và một người con với bà vợ thứ hai, Stanley Ann, tức là mẹ của Barack Obama. Obama Senior thông minh và rất kiêu hãnh về kiến thức rộng và bằng cấp cao nên không cộng tác được với đồng nghiệp trong vai trò công chức, vả lại không được tổng thống Jomo Kenyatta, thủ lãnh bộ lạc đối nghịch trọng dụng và ưu đãi, trở nên bất mãn và đâm ra nghiện ngập rượu Scotch, cuối cùng bị sa thải và sống nghèo túng. Ông bị đụng xe hai lần vì lái xe trong tình trạng say xỉn. Lần đầu bị tai nạn xe và hai chân bị cắt cụt và lần hai bị tai nạn xe, tử nạn lúc 46 tuổi.

Tóm lại, theo báo Daily Mail-Luân Đôn, thực ra Obama Senior chỉ là một người đa thê, nghiện ngập nặng và được gọi là “Một người say sưa và cuồng tín”(A Drunk and a Bigot) chứ không phải là một tư tưởng gia chính trị, một nhà cách mạng nổi tiếng Phi châu mà Barack Obama tô vẽ, tôn sùng là nguồn cảm hứng và khích lệ ông trong sự nghiệp chính trị của mình. Barack Obama chỉ gặp cha ông một lần lúc 12 tuổi ở Hawaii và không bao giờ gặp lại.

2/ Quan điểm chính trị

Có ba luồng tư tưởng ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm và sự nghiệp chính trị của Barack H. Obama

a/ Quan điểm chính trị cấp tiến thiên tả sặc mùi Mác xít (Marxism). Barack Obama bị cha bỏ rơi ngay lúc mới chào đời và được ông bà ngoại nuôi dưỡng. Ông ngoại là Stanley Armour Dunham, cựu chiến binh thế chiến II, từ bang Kansas, mãi viên bán bàn ghế và sau đó bán bảo hiểm nhân thọ. Bà ngoại là Madelyn Lee Payre Dunham, cũng từ bang Kansas, giữ một chức quản trị cao trong ngân hàng Hawaii. Obama cũng sống ở Nam dương 3 năm 1968-1971, khi mẹ ông theo người chồng thứ hai Lolo Soetoro, một người Hồi giáo Nam dương cũng tại đại học Hawaii.

Barack Obama được ông bà ngoại cho theo học tại một trường tiểu học Thiên chúa giáo nổi tiếng, rất khó vào và đa số là học sinh da trắng. Obama nằm trong danh sách chờ đợi và ông ngoại phải nhờ đến ảnh hưởng của ông chủ, Obama mới được nhận vào học..

Trong thời gian ở với ông bà ngoại, thời trung tiểu học, Barack Obama rất oán hận vì bị cha mẹ bỏ rơi, mất phương hướng, lạc lỏng, chán nản và mặc cảm con lai nên tối ngày nhốt mình trong phòng đọc sách báo, thơ văn, các bài thuyết giảng và các tài liệu đấu tranh chống đối nạn phân biệt chủng tộc da trắng thượng đẳng, tư tưởng cách mạng giải phóng người nghèo khổ nhất là người da đen.

Những tác giả ảnh hưởng quan điểm chính trị cấp tiến thiên tả sặc mùi Mác xít như Baldwin, Ellison, Hughes, DuBois, Wright, Frank Davis và Malcolm X v..v… Những cuốn sách đả phá nạn phân biệt chủng tộc như ”Black Skin, White Mask” của Gunna Myrdal, “Dark Ghetto” của Kenneth Clark, 1964, nhà tâm lý học tốt nghiệp Harvard.

Những người Cộng sản dẫn đạo (Mentor) Barack Obama gồm rất nhiều người như Paul Robeson, Frank Marshall Davis đảng viên đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Trong cuốn sách thứ hai của Barack Obama “Sự kiên định Hy vọng” (Audacy of Hope) một chủ đề mượn từ mục sư thiên tả Reverend Jeremiah Wright trong những bài thuyết giảng nảy lửa như “Không, không, không, không phải Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ mà Chúa nguyền rủa Hoa Kỳ” (No, no, no. Not God bless America, God damn America)

Một nhà thần học da đen, James H. Cone theo chủ thuyết “Thần học giải phóng da đen” (Black Liberation Theology) trong một bài thuyết giảng ông nói “Thay vì Chúa Giêsu Kitô là người da trắng, chúng tôi xác định rằng Giêsu Kitô là một trẻ da đen” (In place of White Jesus, we insisted that Jesus Christ is black, baby)

Ảnh hưởng thiên tả của mục sư Wright rất ảnh hưởng sâu đậm đối với Barack Obama đến mức ông trở thành một tín hữu Thiên chúa giáo trong 20 năm để lôi cuốn tín hữu ủng hộ ông trong mưu đồ chính trị.

b/ Quan điểm Hồi giáo Thiên tả sặc mùi Mác-xít. Ông nội của Barack Obama là Hussein Onyango Obama, người Hồi giáo chính thống và tên đệm của Obama là Hussein. Như vậy Obama phải là người thuộc dòng tộc Hồi giáo. Sayid Obama em ruột của Obama Senior cũng xác nhận ông và anh ruột ông sinh ra trong một gia đình Hồi giáo và được giáo dục như người Hồi giáo (Muslims).

Sau khi theo mẹ và cha dượng Lolo Soetoro về Nam dương 1968, Barack Obama vào học lớp IB, số ghi danh 203 tại trường tiểu học Công giáo thánh Phanxico Assisi (Catholic Franciscan Assisi). Giấy lý lịch ghi Barry Soetoro là công dân Nam dương sinh tại Honolulu Hawaii ngày 4 tháng 8 năm 1961. Vì hoàn cảnh tài chánh gia đình eo hẹp, sau một thời gian, Barry Soetoro xin vào học trường công lập và bắt buộc phải học giáo lý Hồi giáo.

c/ Quan điểm về Mặc cảm Lý lịch Sắc tộc (Complex of Racial Identity)

Từ lúc bị cha mẹ bỏ rơi và sống với ông bà ngoại ở Hawaii, Barack Obama tỏ ra căm phẩn, mất phương hướng và mặc cảm về lý lịch sắc tộc. Sinh ra bởi người cha da đen và người mẹ da trắng, Obama bị dằn vặt không biết chỗ đứng và hành xử như thế nào.

Đối với những người da đen, ông đã mất gốc và bị coi khinh, không bao giờ là người thuộc bộ lạc Luo ở Kenya. Đối với dân chúng bộ lạc ông là “ Kẻ Mất Gốc” (He had-lal – You’re lost), Lal theo ngôn ngữ bộ lạc là “Biến mất”. Nhưng Barack Obama có đủ bản lãnh và can đảm ứng xử và đứng vào hàng ngũ người da trắng và hy vọng được chấp nhận bởi người da trắng. Sự dằn vặt này và ảnh hưởng qua sách vở về phân biệt chủng tộc, chính sách thuộc địa và nô lệ, phong trào giải phóng người da đen, đã thúc đẩy ông nổi loạn chống đối và nảy sinh tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa sặc mùi Mác-xít, đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện. Đây chính là chủ đề “Change, Believe it” ông đã vận dụng thành công trong cuộc tranh cử tổng thống 2008.

Nói tóm lại, ba luồng tư tưởng trên đã biến Barack Obama thành một chính trị giai cấp tiến khuynh tả thâm độc, mưu lược, thủ đoạn, gian trá, tôn sùng cá nhân, chủ tâm phá hoại nền chính trị Cộng hòa và nền kinh tế Tư bản Hoa kỳ và thay thế bằng nền chính trị Xã hội chủ nghĩa Trung quốc đượm mầu Hồi giáo, đem tôn giáo vào chính trị. Đối với Barack Obama “Chủ đích biện minh cho phương tiện” (End justifies the Means).

BARACK H.OBAMA, ÔNG LÀ AI?
TỘI ĐỒ PHÁ HOẠI VĨ ĐẠI ĐẤT NƯỚC HOA KỲ
(THE GREAT DESTROYER)


Trên bình diện tổng thể, trong 2 nhiệm kỳ 8 năm và 8 tháng đầu nhiệm kỳ 3 với cặp bù nhìn Biden-Harris, Barack Obama, tội đồ phá hoại vĩ đại Đất nước Hoa Kỳ, đã phá nát toàn diện Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ về mọi mặt, Chính trị, Kinh tế, Quân sự, Ngoại giao và An ninh nội địa với những chứng tích sau đây.

A/ Những xúc phạm Nhân dân Hoa Kỳ (Offenses Against Americans)

1/ Bệnh tôn thờ cá nhân (The Narcissit) : Những Tội ác chống lại Tư cách Chính khách (Crimes Against Statesmanship)

Với mặc cảm là người tự lập trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ, được tô vẽ thêm bởi nhóm gia nô Dân chủ, bọn truyền thông thổ tả và mạng lưới xã hội thiên tả thiếu đạo đức nghề nghiệp, Barack Obama không ngớt nói đến cái “Tôi” (Me, Myself and I) trong mọi không gian và thời gian.

Theo ông Kevin Hall, phóng viên báo Des Moines Conservative Examiner, Obama đề cập về mình 114 lần trong bài “Tình hình Liên bang” (State Union) đầu tiên. Ông xưng danh “Tôi” (I) 96 lần và “Của tôi” (My) và “Tôi” (Me) 18 lần. Trong bài thuyết trình về “Công ăn việc làm” (Jobs) ở bang Ohio ngày 22 tháng Giêng, năm 2010, ông xưng danh “Tôi” 132 lần.

Trong cuốn sách của ông Harry Reid “The Good Fight” lúc đó ông này là chủ tịch đa số thượng viện, ông Reid khen bài nói chuyện của Obama là một hiện tượng (Phenomental) và Obama trả lời Harry “Tôi có tài” (I have a gift, Harry).

Câu “Cái này không phải là về tôi” (It’s not about me) được nhắc tới trong nhiều bài nói chuyện của Obama, ngầm hiểu bất cứ cái gì chính là nói về ông – cái tôi (ego), lý tưởng (ideology), chương trình nghị sự (Agenda), dấu ấn (Legacy) hay tham vọng (Ambition} của ông. Trong đầu óc của Obama, xem ra mọi sự luôn luôn là về ông, mặc dầu ông miễn cưỡng và giả vờ chối cải là không phải như vậy.

Trong một cuộc gặp gở các đảng viên Dân chủ ở thượng viện tháng 1,2010, Barack Obama nói “Tôi luôn luôn nhắc nhở tôi tại sao tôi đã ra tranh cử tổng thống, tại sao tôi phải xa gia đình để gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước,….Tôi không ra tranh cử chức tổng thống vì danh vọng hay tên tuổi”. Vâng, Obama ra tranh cử tổng thống vì mục đích cao thượng lớn hơn là chính ông, quá lớn đến mức ông phải hy sinh tất cả. Đó là vì ông muốn thay đổi thể chế Cộng hòa Hoa Kỳ thành một thể chế xã hội chủ nghĩa Hồi giáo.

Barack Obama là một người hoạt đầu chính trị và mị dân. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, trong cuộc tranh luận ở đảng Dân chủ, ông nói “Tôi luôn luôn nhắc nhở mình rằng đây không phải là về tôi mà tôi ra tranh cử mà vì quý vị. Cuộc bầu cử này không phải là về tôi mà về tất cả chúng ta”

Về chương trình y tế Obamacare, khi trả lời thượng nghị sĩ Jim Demint trong cuộc thăm viếng Trung tâm Y tế Quốc gia trẻ em (Children’s National Medical Center) tại Hoa thịnh đốn, Obama nói “Đây không phải là về tôi, đây không phải là vấn đề chính trị mà là vì hệ thống y tế hiện tại phá nát các gia đình Hoa Kỳ, nền thương mại và kinh tế Hoa Kỳ” Ông ngụ ý chương trình Obamacare là vì dân chúng Hoa Kỳ. Khi một số người chống đối, ông dõng dạc tuyên bố “Tôi không ngừng tranh đấu cho quý vị” (I won’t stop fighting for you).

Nhiều chính trị gia thuộc hai đảng, phần lớn là Cộng hòa chống đối chương trình Obamacare vì cho rằng chương trình này rất tốn kém cho chính phủ trong việc trợ cấp chi phí cho chương trình, vả lại người dân bị bắt buộc tham gia chương trình phải trả chi phí đồng trả (Copayment) cao, nên sau này rất nhiều người phải bỏ. Ngày nay chương trình Obamacare hầu như là một thất bại. Vả lại chương trình này chỉ có lợi cho công nhân nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích chứ không cho đại chúng.

Nhiều người nghiên cứu chương trình cho rằng chương trình y tế Obamacare nhằm mục đích đánh bóng để mang lại một dấu ấn (Legacy) đẹp cho cá nhân ông sau khi mãn nhiệm kỳ tổng thống.

Obama rất kiêu hãnh, tự cho mình là rất thông minh và cao siêu. Trong một cuộc nói chuyện tại Berlin, Đức quốc do nhóm “Siêu quyền lực” tổ chức, có 200,000 người tham dự, ứng cử viên Obama rõ ràng muốn tạo ra một hình ảnh thiên sứ (messianic image). Các cố vấn của ông tích cực đưa ông ra ánh sáng một Obama có mức độ trí thức cao (A superior intellect) cao vượt trội đại chúng nên rất khó chuyển tải tư tưởng và quan điểm của ông một cách đơn giản đủ để quần chúng có thể hiểu được.

Bọn truyền thông tự do (liberal) thích thú khuyến khích bệnh tôn thờ cá nhân (cult of individual) của Obama trong quần chúng Hoa Kỳ. Bill Maher của HBO phàn nàn rằng “Người Hoa Kỳ không thông minh đủ để thực sự hiểu các vấn đề (Americans are not bright enough to really understand the issues).

Jacob Weisberg ca thán rằng “Tội đồ lớn nhất trong quan niệm cơ bản hiện nay là bản tánh con nít, ngu dốt và tư tưởng rời rạc hiện nay đang gia tăng một cách phổ quát” (The biggest culprit in our current predicament is the childishness, ignorance and growing predicament at large).

“Ông ta gần như là Chúa (He’s sort of God). Đó là lời phát biểu của những tên gia nô Dân chủ tôn sùng và ca ngợi Barack Obama và bọn truyền thông thổ tả cho Obama là người được Chúa chọn (The Chosen One). Barack Obama không thực sự chối bỏ ý niệm gần như Chúa (quasi-deification) này về mình.

Pete Wehner, phụ tá cho cựu tổng thống George Bush Con tường trình rằng Obama được vây quanh bởi các phụ tá coi ông như một “Chúa Giêsu da đen” (Black Jesus) và Obama không tỏ ra bác bỏ. Một số gia nô cuồng Obama và tôn thờ ông cho rằng Obama là “Đấng đã được chờ đợi” (The Awaited One).

Barack Obama, một người thích xuất hiện (overexposed) trước quần chúng. Vì sự kiêu hãnh là vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ và bệnh tôn sùng cá nhân Obama rất thích xuất hiện trước công chúng Hoa Kỳ và thế giới.

Trong năm đầu như một tổng thống, Barack Obama đã có 158 cuộc phỏng vấn, 411 bài nói chuyện hơn bất cứ tổng thống nào. Ông thực hiện 23 cuộc hội thoại thành phố (townhall meeting).

Obama thực hiện 46 cuộc du hành tới 58 thành phố và 30 tiểu bang, hơn bất cứ tổng thống nào trong năm đầu của nhiệm kỳ. Ông đến 21 quốc gia và tham dự 28 cuộc gây quỹ so với 8 cuộc gây quỹ của Bush con trong năm đầu nhiệm kỳ. Ông tham dự 7 cuộc họp tranh cử cho 7 đảng viên Dân chủ cũng trong năm đầu.

Tên và hình ảnh của Obama xuất hiện trên bìa tuần báo Time một nửa của 52 tuần trong năm 2008. Vào tháng 8,2009 hình ảnh ông xuất hiện 7 lần trên bìa báo Time từ cuộc bầu cử tháng 11-2008. Một trong các trang bìa chúc mừng ông như là “Người của năm” (Person of the Year) và tờ Newsweek coi ông như là hiện thân của cựu tổng thống Franklin Roosevelt trên 12 ấn bản năm 2008.

Obama đánh dấu 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ với 300 tấm ảnh, tất cả chỉ có mình ông.. Sự xuất hiện của ông trên các đài truyền hình ABC, CBS, NBC và FOX tốn hết 300 triệu đô la, tiền thuế của dân. Đài Accuracy trong hệ thống truyền thông cho biết sự xuất hiện của Obama đã phá vỡ kỷ lục trong các chương trình báo chí về tổng thống Hoa Kỳ..

Official White House photo by Pete Souza.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, tên ông được nhắc tới trong 1,1 triệu câu chuyện trên truyền thông chính thống và xã hội. Mạng lưới Internet đề cập tới ông 6,100 lần một ngày. Hình ảnh của Obama xuất hiện trong 216,000 màn hình YouTube và 15,000 đăng tải trên trang chủ (Blog) một tuần. Theo một nhân chứng cho biết hình của Obama được treo trong khắp các phòng của tòa Bạch ốc.

Nói tóm lại, bản chất của Barack Obama có những nét chính sau đây :

• Cho mình là quan trọng

• Vọng tưởng về thành công vô giới hạn, quyền lực, vẻ đẹp hay tình yêu lý tưởng

• Cho mình là đặc biệt, nghĩ rằng chỉ có những người và định chế thuộc đẳng cấp cao mới có thể hiểu và quan hệ với mình.

• Cần được thán phục tuyệt đối.

• Đề cao mình quá đáng nên mong mọi người phải cư xử với mình đăc biệt

• Không ngần ngại lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của mình.

• Thiếu sự thông cảm với những cảm xúc và nhu cầu của người khác.

• Ghen tỵ người khác và ngược lại nghĩ rằng người khác ghen tỵ mình.

• Thái độ mặc cảm da màu và cách hành xử kẻ cả quyền lực coi thường thuộc cấp.

2/ Gian trá với cử tri – Tội ác đánh mất Niềm tin của Đại chúng
(Fraud Against the Electorate – Crimes Against the Public Trust)

Trong thời gian tranh cử tổng thống nhiệm kỳ đầu 2008, với chiêu bài “Thay đổi và hãy vững tin” (Change-Believe it) và “Sự kiên định hy vọng” (Audacity of Hope) mơ hồ và tổng quát Barack Obama cố gắng tỏ ra mình là người theo khuynh hướng tự do (Liberal) và ôn hòa (Moderate). Ông đã đánh lừa được rất nhiều đảng viên bảo thủ Cộng hòa ủng hộ và bầu cho ông.

Barack Obama đưa ra những ước vọng cao đẹp và dân chúng tin tưởng vào lời của ông. Ông tự cho mình có tài trí siêu việt để đoàn kết mọi người và phe phái đồng tâm giải quyết các vấn nạn của Hoa Kỳ.

Măc dầu là người đặc biệt lý tưởng, báo National Journal, tờ báo không đảng phái (Nonpartisan) coi ông như là một thượng nghị sĩ liên bang tự do nhất năm 2007, đã thuyết phục được rất nhiều người Hoa Kỳ tin rằng ông đứng trên ý thức hệ và đảng phái, quyết tâm thực hiện ý tưởng cao đẹp nhất để phục vụ quốc gia dân tộc.

Ngay cả một số nhà trí thức bảo thủ bất mãn cũng tin rằng Obama truyền đạt một lý tưởng cao đẹp và có một cái nhìn sắc bén. Pete Wehner, cựu phụ tá tổng thống Bush con cũng nhìn nhận rằng “Obama là một hình ảnh truyền cảm (An appealing figure) đối với nhiều đảng viên Cộng hòa và những người này không có thích thú chống đối ông” Tại sao ? vì “tài hùng biện, nét dễ thương cá nhân và phẩm cách” của Obama. Wehner nói thêm, Obama xem ra là người toàn diện (well grounded) lương thiện (decent) và biết diều (thoughtful).

Nhưng một khi Barack Obama đã ngồi vào tòa Bạch ốc, ông đã lộ nguyên hình là một người đóng kịch đại tài, mặc dầu nền tảng quá khứ của Obama có những bí ẩn và mơ hồ, có đầy dẫy tin tức trong quần chúng cho biết, không chút nghi ngờ, cha mẹ đẻ, bố dượng và Frank Marshall Davis đạo dụ (Mentor) của Obama đều là những người cấp tiến (Radicals)

Mục sư thiên tả, Reverend Jerenial Wright và nhà thờ Obama chọn, rồi nhà thần học da đen James H. Cone theo chủ thuyết “Thần học Giải phóng Da đen (Black Liberation Theology)” đều là những người thiên tả đậm màu sắc Mác-xít..

Tóm lại, tất cả những gì liên hệ đến quá khứ của Obama đều chứng minh ông là người thiên tả (Radical) Ông đã lừa bịp giới cử tri và đánh mất niềm tin của Công chúng Hoa Kỳ.

3/ Barack Obama : Kẻ nói dối (The Liar)

Barack Obamaq đã nói dối những gì ? Người viết xin trích dẫn những chứng tích sau đây.

• Sự trong sáng (Transparency).

Trước hết, ngay khi chưa làm tổng thống, Barack Obama đã là kẻ nói dối về giấy khai sinh của mình, Obama sinh ra từ một gia đình nghèo theo Hồi giáo ở Kenya được xác định bởi giấy khai sinh do người anh cùng cha khác mẹ hiện đang nắm giữ trong tay. Hai anh em này ít liên lạc với nhau và không bao giờ Obama chấp nhận chụp hình chung dù được yêu cầu. Người anh đã có lần trưng bằng chứng giấy khai sinh nguyên thủy có dấu bàn chân của Obama cho công chúng Hoa Kỳ xem và người viết cũng trông thấy trên mạng YouTube. Ngoài ra hai người chuyên nghiên cứu chữ viết cũng xác nhận giấy khai sinh làm tại Hawaii là giấy khai sinh giả.

Barack Obama đã hứa là một tổng thống trong sáng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và sẵn sàng đối thoại với giới báo chí, nhưng mãi sau 300 ngày ngồi trong tòa Bạch ốc, ông không có một cuộc họp báo nào.

Trong cuộc tranh cử, Obama hứa sẽ cho đăng tải tất cả các sắc luật không khẩn cấp của quốc hội trên mạng lưới trong 5 ngày để công chúng xem xét lại và bình luận trước khi đệ trình tổng thống ký ban hành. Ông cũng hứa khi có một sắc luật đưa lên bàn ông ký, công chúng sẽ có 5 ngày xem trên mạng để tìm hiểu có gì trong đó trước khi ông ký để công chúng biết chính phủ đang làm gì.

Barack Obama đã tiếp tục thất hứa. Ông đã ký sắc luật về “Chương trình bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em của tiểu bang” chỉ ba giờ sau khi quốc hội thông qua . Ông chỉ đợi một ngày làm việc ký sắc luật khối kích cầu khổng lồ 800 tỷ đô la.

• Quan điểm lưỡng đảng (Bipartisanship)

Quan điểm lưỡng đảng là đề tài trọng tâm trong cuộc tranh cử của Obama. Khi ông giới thiệu Joe Biden sẽ là phó tổng thống, ông tuyên bố Biden sẽ giúp tôi mở một trang sử mới về nạn đảng phái tồi tệ ở Hoa thịnh đốn để mang lại sự đoàn kết lưỡng đảng và thống nhất giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về các nghị trình làm việc nhằm phục vụ quần chúng Hoa Kỳ. Nhưng khi là tổng thống, Obama chủ tâm và liên tục loại bỏ đảng viên Cộng hòa trong tiến trình thực hiện các nghị trình hành động. Ông không thông qua một nghị trình (Agenda) hành động nào phục vụ dân chúng mà lại là một nghị trình chống lại ý dân.

• Ngoài ra còn rất nhiều gian dối nữa về nhiều phương diện mà người viết không thể trích dẫn trong một bài viết có giới hạn, như gian dối trong những đóng góp quỹ tranh cử (Campaign contribution), chấm dứt nạn ký khế ước không đấu thầu, nạn chạy chọt hành lang (Lobbying), thị trường tự do (Free market), thuế khóa, thất nghiệp, những gian dối trong bài diễn văn tình trạng liên bang (State of the Union Speech) v..v…

Nói tóm lại, một sử gia về các đời tổng thống nhận định Barack Obama là một tổng thống mị dân nhất, hứa nhiều nhất khi ra tranh cử và thực hiện ít nhất khi đắc cử.

4/ Sự chia rẻ và tính đảng phái cao độ – Tội ác chống lại Liên bang
(Divisive and Super partisan – Crimes against the Union)

Khi là ứng viên tổng thống, Obama đã xử dụng quan điểm lưỡng đảng giả tạo như một điều khoản trọng tâm trong lúc tranh cử.

Tại đại hội quốc gia Dân chủ (Democratic National Convention) năm 2004, trong bài thuyết trình, ông bác bỏ quan điểm lưỡng phân tiểu bang Xanh – Đỏ. Tháng 3-2008, ông nói “Tôi là người tin tưởng mạnh vào sự làm việc chung với phe bên kia. Ngay khi chúng ta nắm đa số ở Quốc hội, tôi thực sự nghĩ rằng rất quan trọng lắng nghe những đảng viên Cộng hòa và kính trọng họ….Tôi muốn có những cuộc họp hàng tuần với các lãnh đạo Cộng hòa và Dân chủ bàn về kinh tế, ngoại giao để chúng ta có thể giải quyết các vấn nạn”.

Nhưng thực ra, quan niệm lưỡng đảng của ông là tiếp nhận mỗi và tất cả ý kiến mà đảng Cộng hòa đề ra, ngoại trừ những ý kiến ông từ chối chấp nhận.

Barack Obama đổ lỗi cho chính quyền liên bang ở Hoa thịnh đốn về những vấn nạn quốc gia, như là ông không phải là người đồng phạm lớn nhất ở thủ đô Hoa thịnh đốn. Tệ hơn nữa, ông than phiền về không khí chia rẽ đảng phái như là ông không phải là người đóng góp vô liêm sỉ tạo ra không khí này.

5/ Tên bắt nạt – Tội ác chống lại nhân dân (Bully – Crimes against the People).

Barack Obama thực ra là một người có óc đảng phái cực độ (quintessential partisan) nhưng ông không ngại gán ghép bản chất này cho các đảng viên Cộng hòa. Ông đả kích bất cứ ai cản đường ông và chính cá nhân ông bắt nạt, cười nhạo và ma quỷ hóa (demonizing) đối thủ. Ông nghĩ rằng ông có thể dùng tội ác bắt nạt với tư cách là tổng thống để nói bất cứ gì ông muốn về bất cứ ai, bất cứ phe nhóm nào, là các lãnh đạo quốc tế, các chủ nhân ngân hàng hay những kẻ chống đối thuộc đảng trà xanh (Tea party)

Obama đả kích thượng nghị sĩ John Mc Cain vì chống đối đường lối của ông về Iran, ông tuyên bố “Chỉ có tôi là tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ…và tôi sẽ thực hiện các trách nhiệm của tôi mà tôi cho là đúng, hoàn toàn bác bỏ nội dung chỉ trích của ông Mc Cain”.

Sarah Palin là người bảo thủ thứ hai sau ông Rush Limbaugh mà phe tả (The left) ghét cay đắng. Obama chỉ trích Sarah Palin ngay khi bà được mời là ứng viên phó tổng thống. Ông chế nhạo chương trình cải cách Mc. Cain-Palin với câu “Bạn không thể bôi môi son trên con heo. Nó vẫn là con heo”.

Danh mục chỉ trích liên tục của Obama không trọn vẹn nếu không đề cập tới trường hợp George Bush Con. Theo truyền thống, các tổng thống đương nhiệm không chỉ trích các vị tiền nhiệm, ông Bush Con giữ tư cách mã thượng không chỉ trích, chê bai Bill Clinton và cũng không chỉ trích chê bai Obama. Ông nói “Ông ấy (Obama) đáng dành được sự im lặng của tôi”

B/ Những Xúc phạm các Định chế Hoa Kỳ

(Offenses against American Institutions)

1/ Tên Độc tài – Tội ác chống lại Hiến pháp, luật lệ của Pháp luật và Xã hội dân sự (Crimes against the Constitution, Rule of Law and Civil Society).

Thưa quý vị, cương lĩnh chính trị của đảng Dân chủ hẳn nhiên do Barack Obama, đầu não (The Mastermind) đề ra, như vậy có thể kết luận tội ác phá hoại nước Mỹ cũng chính là tội ác phá hoại của đảng Dân chủ do bàn tay lông lá của Obama trực tiếp hay gián tiếp đứng sau chỉ đạo.

Nền chính trị Cộng hòa Hoa Kỳ đặt trên nền tảng bản Hiến pháp Hoa Kỳ với tam quyền phân lập bảo đảm mọi cá nhân sinh ra bình đẳng trước cơ hội và các quyền tự do thiên định như tôn giáo, ngôn luận, lập hội và mưu cầu hạnh phúc cá nhân v..v…

Trước hết, theo ông David Limbaugh, Barack Obama thường tỏ ra không đồng ý và tôn trọng một số điều khoản trong bản Hiến pháp xác định tam quyền phân lập nhằm kiểm soát lẫn nhau (Check) và bảo đảm thế quân bình quyền lực (Balance). Ông muốn không có ngành Lập pháp và Tư pháp hoặc muốn hạn chế quyền lực của hai ngành này cản trở ngành Lập pháp, tức quyền lực tổng thống, để được tự do hành động qua các lệnh hành pháp và chỉ thị để thực hiện đường lối và chính sách. Ông cho rằng nền chính trị dân chủ đôi khi rối loạn (Messy) và gây ra phiền phức (Frustrating). Như vậy tỏ ra ông muốn lãnh đạo một đất nước như một nhà độc tài trong nền chính trị xã hội chủ nghĩa.

Obama và đảng Dân chủ của ông tìm cách xóa bỏ cử tri đoàn (Electoral College) và chỉ dùng số phiếu cử tri phổ thông (Popular votes) trong cuộc bầu cử tổng thống để quyết định ai thắng thua. Điều này có lợi cho đảng Dân chủ vì các bang Dân chủ có đông dân, trái lại các bang Cộng hòa có ít dân nên không có tiếng nói trong các cuộc bầu cử tổng thống. Cử tri đoàn bảo vệ tiếng nói của thiểu số trong nền dân chủ. Đây quả là một sự khôn ngoan và tầm nhìn xa của các nhà lập quốc. Đảng Dân chủ dưới sự chỉ đạo của Obama chủ trương biến đổi thủ đô Hoa thịnh đốn thành một tiểu bang để có thêm hai ghế thượng nghị sĩ nhằm khuynh đảo thượng viện liên bang vì thủ đô Hoa thịnh đốn thuộc đảng Dân chủ.

Đảng Dân chủ cũng tích cực mở rộng số thành viên Tối cao pháp viện để dễ bề thao túng và khuynh đảo nhằm mang lợi thế và có lợi trong các vụ kiện liên quan đến việc giải thích Hiến pháp.

Hệ thống truyền thông Hồi giáo AL Jazeera bản doanh ở Ai cập không ngớt phát sóng các chương trình tuyên truyền đả kích và chống phá Hoa Kỳ và Do thái. Tuy nhiên Obama bổ nhiệm Juliett Kayyem làm bộ trưởng An ninh Nội địa công khai khuyến khích các công ty truyền thông dây cáp Hoa Kỳ chuyển tải các chương trình tuyên truyền đả kích Hoa Kỳ cho công chúng Hoa Kỳ.

Trong một năm rưởi qua, chúng ta đã chứng kiến, qua Quốc hội, một chương trình y tế Obamacare gian dối chống lại ý nguyện của nhân dân. Chính quyền Obama đã gửi thư đe dọa tổ hợp y tế Humana và các công ty bảo hiểm sức khỏe tư nhân khi bày tỏ ý kiến cho rằng chương trình y tế Obamacare sẽ loại bỏ một số người cao niên khỏi chương trình.

Bao vây chung quanh Obama là những “Nga hoàng” (Czars) cấp tiến, những cố vấn quyền thế, không được thượng viện phê chuẩn chức vụ và chẳng liên hệ gì đến ngành Lập pháp. Ông bổ nhiệm những quan tòa cánh tả như Alena Kagan tốt nghiệp đại học Princeton. Bà này phàn nàn chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ đang suy trầm và đáng “buồn” cho những ai muốn thay đổi nước Mỹ.

Hơn nữa, những người được Obama bổ nhiệm phần lớn là các tay tham nhũng, từ gian dối thuế khóa hay những nghiệp vụ thương mại mơ hồ. Nhưng Obama không quan tâm miễn là họ giúp ông thực hiện nghị trình hành động của ông.

Khuynh hướng vô luật pháp của Obama thể hiện rỏ ràng hơn liên quan tới Cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA và các chương trình thám hiểm không gian được xếp ưu tiên thấp so với chương trình thay đổi khí hậu và năng lượng sạch thay thế sẽ được thực hiện qua chương trình “Apollo” tới. Ông dành 18 tỷ đô la cho chương trình giáo dục bằng cách trì hoãn chương trình “Constellation” nhằm đưa người trở lại cung trăng trong vòng 5 năm tới. Chương trình Constellation đã được chuẩn thuận trước đây bởi Quốc hội nhưng Obama vẫn phớt lờ bỏ qua. Hậu quả là Hoa Kỳ sẽ đi sau Nga và Trung quốc trong việc đưa người lên cung trăng trở lại.

Cánh tả phản đối kịch liệt khi George Bush Con bị coi là lạm dụng lệnh hành pháp (Presidental Power) trong khi làm ngơ việc Obama phá luật lệ và qua mặt Hiến pháp thực hiện chương trình y tế Obamacare của ông.

Obama chủ tâm đích thân thay luật lệ bằng lệnh hành pháp đối với nhiều vấn đề khác mà Quốc hội không chấp thuận. Khi thượng viện liên bang biểu quyết với 90 phiếu chống và 6 phiếu thuận, chống lại việc di chuyển các tù nhân từ nhà tù Guantanamo (Gitmo) về đất liền Hoa Kỳ, Obama phớt lờ sự chống đối của thượng viện và tuyên bố kế hoạch đưa tù nhân về bang Illinois. Barack Obama coi thường và qua mặt Hiến pháp khi can thiệp vào chánh sách và hoạt động của các xã hội dân sự. Như một chiến sĩ tranh đấu giai cấp, ông tỏ ra thích thú hạch tội các tổng và giám đốc điều hành các công ty kinh doanh tư nhân và áp đặt giới hạn mức lương bổng của họ. Ông đã vi phạm quyền tự do quản trị và điều hành nội bộ của các công ty này và các tổ chức xã hội dân sự.

Tháng 3, 2009 các đại diện chính phủ cấp cao từ Hoa Kỳ và Âu châu họp tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Luân đôn, thảo luận về khủng hoảng tài chính thế giới. Hội nghị đạt được sự đồng thuận tăng nguồn tài chánh cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund-IMF) từ 750 tỷ tới 1000 tỷ đô la và phần đóng góp thêm của Hoa Kỳ là 140 tỷ đô la được G-20 vổ tay hoan hô. Chẵng những chính quyền Obama đồng ý với kế hoạch tăng vốn này, không thèm tham khảo Quốc hội, mà còn chế nhạo quyền lực của Quốc hội vì từ 12 năm qua Quốc hội Mỹ chống đối IMF về áp lực đòi tăng vốn này.

Barack Obama đặt số mạng con người vào vị trị chót. Một sự kiện đáng ghi nhớ mới đây, lớn nhất và ít được quảng bá nhất là chính quyền Obama đã gây tội ác với giới nông dân California. Cơ quan chế định môi trường liên bang, nhằm bảo vệ các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, đã chuyển hướng hàng chục tỷ ga- lông nước khỏi các núi gần Sacramento để chảy ra biển, tạo ra tình trạng hạn hán hủy hoại hàng trăm ngàn mẩu đất trồng trọt – một cú đấm tiêu diệt ngành nông nghiệp California.

2/ Obama, tên Đế quốc (Obama, the Imperious). Tội ác đối Khu vực tư (Crimes against the Private sector)

Obama bắt đầu tấn công khu vực tư ngay từ ngày đầu của nhiệm kỳ. Ông sử dụng chiến thuật chính yếu là xúi người này, nhóm này, chống lại người kia nhóm kia với mức độ tinh vi không tưởng tượng nổi. Khi ông không thể thúc đẩy để thông qua được hệ thống thuế má công bằng hơn, ông đầu tiên phải phỉ báng nhóm chạy chọt hành lang (lobbyists) “nhóm lợi ích”, nhóm giàu có và liên đoàn Hoa Kỳ (Corporate America).

Khi Obama kêu gọi chấm dứt việc giảm thuế cho các công ty kinh doanh ở nước ngoài, ông chỉ trích hệ thống thuế khóa tồi bại viết bởi nhóm chạy chọt hành lang liên kết với nhau nhân danh các nhóm lợi ích và cá nhân quỳ gối phục tùng.

Obama bôi nhọ các công ty dược phẩm. Khi Obamacare đang được thảo luận, ông quyết định không tái phạm lỗi lầm của cặp Bill – Hillary Clinton đã bị lường gạt bởi nhóm chống đối xã hội hóa y tế trong những năm đầu thập niên 1990’s. Điều mà Obama rút kinh nghiệm làm hữu hiệu hơn là đẩy mạnh sự ủng hộ, hay ít nhất là hóa giải những chống đối chính yếu từ một vài khu vực như “Hội Y học Hoa Kỳ” (Americal Medicare Association) và các công ty y dược (Pharmaceutical Companies).

Các công ty y dược đã may mắn thương thảo thành công với Obama và tránh được sự phẩn nộ của tổng thống. Ngược lại các công ty bảo hiểm y tế trở thành bù nhìn đẳng cấp. Ngay cả trước khi ông nhận ra rằng việc xã hội hóa y tế không được ưa chuộng như thế nào trong một quốc gia yêu chuộng tự do, Obama đã bôi nhọ các công ty bảo hiểm y tế. Nhưng sau khi chương trình Obamacare của ông bị chống đối mạnh, ông giảm nhẹ những tấn công và điều chỉnh gọi chương trình cải tổ y tế của ông chỉ như là “Cải tổ bảo hiểm”.

Khi nhận thấy 80% người Hoa Kỳ hài lòng với chương trình bảo hiểm y tế hiện tại, Obama nhạo báng “Vấn nạn duy nhất là chi phí đóng góp (premium) tăng gấp đôi mỗi 9 năm và gia tăng mau gấp ba lần tiền lương”.

Barack Obama cũng không tha tấn công giới bác sĩ. Tại một hội nghị báo chí tháng 7- 2009, Obama buộc tội thẳng thừng các người hành nghề y khoa (Medical Practionners) chứng tỏ sự dốt nát quá tệ và ác cảm với nghề y khoa (Medical Profession) của ông. Ông tuyên bố ngay bây giờ các bác sĩ, rất nhiều lần, bắt buộc phải lấy quyết định dựa trên danh biểu (Schedule) miễn phí sẵn có đâu đó. Như vậy nếu họ nhìn thấy bạn đang đi vào và bạn bị đau cổ họng, hay con bạn đau cổ họng, hoặc bệnh đau cổ họng tái phát ông bác sĩ sẽ nhìn vào hệ thống bồi hoàn chi phí (Reimbursement) y tế và tự nhủ mình “Anh biết gì không ? Tôi sẽ kiếm được tiền nhiều hơn nếu tôi lấy cái hạch ở hai bên cuống họng”. Barack Obama cũng không tha đả kích giới bác sĩ giải phẩu (Surgeons).

C/ Những xúc phạm An sinh – phúc lợi Tổng quát
(Offenses against General Wellfare)

1/ Tội ác chống lại nền Văn hóa và các giá trị Cổ truyền (Crimes against Culture and Traditional Values)

Quả thực Barack Obama là một tổng thống nghiêng về chủ trương Xã hội Tự do (Socially Liberal) nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông là người tái châm lửa cho cuộc chiến về “Văn hóa” (Culture) và đẩy vấn đề này đến đỉnh cao nóng bỏng. Là một người bênh vực và cổ súy nạn phá thai nội địa và thế giới. Ông có quan điểm cấp tiến (Radical) về mọi vấn đề xã hội và văn hóa, từ vấn nạn hôn nhân đồng tính, người đồng tính trong quân đội, trợ cấp liên bang cho việc nghiên cứu tế bào gốc, giáo dục kiêng cử và ý thức giới tính. Chính quyền của Obama chủ tâm liên kết và đứng vào phe cực tả của đảng Dân chủ. Chính quyền Obama đã phá vỡ nền tảng đạo lý khi phó tổng thống Joe Biden trong một chuyến thăm Trung quốc, cho biết “Ông thông cảm với chính sách một con (One- child policy) của Trung quốc”. Ông nói thêm “Tôi hoàn toàn thấu hiểu chính sách của quý ông một con cho mỗi gia đình”. Joe Biden ngụ ý rằng Hoa Kỳ không chống đối, trên căn bản đạo lý, một chính sách bắt buộc phá thai, triệt sản, và những lạm dụng nhân quyền chính yếu khác.

Khi quan điểm của Joe Biden bị công chúng Mỹ đả kích kịch liệt, chính quyền Obama mạnh mẻ phản bác chính sách hạn chế sinh đẻ bắt buộc của Trung quốc, gồm cả phá thai bắt buộc và triệt sản. Nhưng có thật vậy không ? Rất có thể Biden đã đỡ đòn cho Obama.

Barack Obama là một tổng thống cổ vỏ tích cực nhất nạn phá thai trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông là đồng minh rất gắn bó với phong trào “Kế hoạch hóa gia đình” (The Planned Pararenthood), một xưởng phá thai, năm 2009, đã thực hiện 910 vụ phá thai mỗi ngày. Chính quyền Obama liên kết với tổ chức Kế hoạch hóa gia đình theo nhiêu hình thức. Trong khi các nhóm “Bảo vệ sự sống” (Pro-Life) không được mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh về chăm sóc sức khỏe của ông, cơ quan “Kế hoạch hóa gia đình” lại được mời cùng các nhóm ủng hộ phá thai khác.

Mạng lưới trang nhà của tòa Bạch ốc có lần còn khuyến khích các tổ chức kinh doanh phá thai tuyển dụng các thiện nguyện viên ủng hộ phá thai thay cho mình. Obama dọa phủ quyết các sắc luật chống tài trợ kinh doanh phá thai của tổ chức kế hoạch hóa gia đình.

Dưới chính quyền Obama, bộ Giáo dục từ chối cho phép các thông tín viên tường trình về đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), lưỡng tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender) – LGTB trong cuộc họp thượng đỉnh giới trẻ (Youth summit) lần đầu, mặc dầu được tài trợ bằng tiền thuế của dân.

Barack Obama là tổng thống hợp thức hóa (to legalize) hôn nhân đồng tính vì chính ông là người lưỡng tính (bisexual). Trước khi lấy Michelle, theo ông Roger Stone, tác gỉa cuốn sách “The Clintons’war on women” trong phần giới thiệu ông cho biết Obama có liên hệ đồng tính với hai người đàn ông và hai người này sau này bị hạ sát.

Theo nhiều người quan sát, hai vụ hạ sát này xảy ra trước khi Obama ra ứng cử tổng thống năm 2008, nhằm bịt miệng để không bị ảnh hưởng bởi giới chống đồng tình luyến ái trong cuộc tranh cử. Barack Obama, trước hết là người đồng tính lấy Michelle là nột người đàn ông chuyễn giới. Rất nhiều lần, theo mạng lưới YouTube cho biết, Obama nhỡ miệng gọi Michelle là “Michael”và đưa ra những tấm hình mất thẩm mỹ khi Michelle Obama mặc bộ quần áo vải thun bó sát để lộ ra là một người đàn ông chuyễn giới.

Như một tổng thống, Obama đã xử dụng quyền đồng tình luyến ái như một điểm tựa để chia rẽ người Hoa Kỳ. Ông tô vẽ những người thủ cựu và Cộng hòa như những người đồng cảm cố chấp ưa thích “Hoa Kỳ nhỏ bé” (Small America) thay vì một “Hoa Kỳ to lớn” (.Big America) mà ông có ý định thực hiện.

Những người chủ trương hôn nhân truyền thống từ lâu đã đồng thuận rằng chính phủ có trách nhiệm bảo vệ định chế hôn nhân như là một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà và ngoài những lý do khác, những người đàn ông và đàn bà, mỗi người có nghĩa vụ độc nhất và quan trọng là sự đóng góp vào việc giáo dục con cái.

Như bà Maggie Gallagher, chủ tịch “Học viện Hôn nhân và Chánh sách công” (Institute of Marriage and Public Policy) tường trình trước Quốc hội về hôn nhân. Bà phát biểu “Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người chồng và một người vợ vì một lý do. Đó là sự kết hợp duy nhất có thể tạo ra sự sống mới” (New life) và liên kết con cái do tình yêu với cha và mẹ chúng.

2/ Tội ác Phá hoại nền Kinh tế Hoa Kỳ (Crimes against the American Economy).

Tháng 7-2008 khi tranh cử ở bang North Dakota, Obama cho biết ai là người chịu trách nhiệm thâm thủng ngân sách (Budget deficit) và nợ công. Ông tiếp “Vấn nạn do Bush Con tạo ra trong nhiệm kỳ 8 năm” đã sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Trung hoa nhân danh con cháu chúng ta, làm tăng nợ công từ 5 ngàn tỷ đô la của 42 tổng thống tiền nhiệm và tổng thống thứ 43, tức Bush Con, đã tăng thêm 4 ngàn tỷ nữa nâng tổng số lên 9 ngàn tỷ đô la và như vậy mỗi đầu người kể cả con nít mang nợ và phải trả 30,000 đô la. Ông thêm một tố giác ghê rợn “Đó là vô trách nhiệm. Đó là phản quốc”.

Sau nhiều năm Barack Obama dùng vị tổng thống tiền nhiệm như một vật tế thần chưa từng có trong lịch sử đối với các vấn nạn kinh tế mà Hoa Kỳ đang phải đương đầu để chạy tội vì chính ông là thủ phạm các vấn nạn kinh tế và khủng hoảng nợ công hiện tại để dân chúng quên đi nền kinh tế dưới thời Bush Con thực sự đã vận hành khả quan thế nào trong nhiệm kỳ 8 năm của ông.

Theo sau gói hạ thuế suất của Bush Con, nền kinh tế đã trải qua 6 năm tăng trưởng liên tục từ quý 4 năm 2001, tới quý 4 năm 2007. Tổng sản lượng Quốc gia xổi thật (Real Gross National Product), “Real” có nghĩa là đã điều chỉnh mức lạm phát, tăng 17% giữa 2001 và 2007.

Năng suất nhân công tăng 2,5% vượt mức trung bình của ba thập niên trước. Ngoài ra lợi tức thật đầu người sau thuế tăng 11% và cơ sở kinh doanh mới tăng 4,7%.

Trái ngược lại với lời tuyên truyền của Obama, sự giảm thuế của tổng thống Bush Con không những chỉ có lợi cho giới “nhà giàu” mà còn lợi cho 116 triệu người Mỹ.

Trong 4 năm đầu giảm thuế của nhiệm kỳ Bush Con, thâm thủng ngân sách đã giảm 57,3% và trong năm cuối 2007, năm chót trước khi cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu, thâm thủng ngân sách giảm xuống mức 161 tỷ đô la, chỉ là một phần nhỏ của mức thâm thủng ngân sách trong năm tài chánh 2001 thời Obama.

Ngày 17 tháng 1, 2009, Obama ký một sắc luật kích cầu 868 tỷ đô la và hứa rằng sẽ cứu hoặc tạo ra từ 3 đến 3,5 triệu việc làm vào cuối năm 2010 và giữ mức thất nghiệp dưới 8% lực lượng lao động. Sự thực là mức thất nghiệp ở trên mức đó trong toàn thời gian đó và có lúc vượt quá 9%.

Chuyện gì xẩy ra cho 3.5 triệu việc làm ? Theo ông J.D.Foster thuộc “Hội Truyền thông” (Heritage Foundation) cho biết vào cuối năm 2010 đã mất 7.6 triệu việc làm. Khi Obama hứa thì đã có 135.1 triệu việc làm trong nền kinh tế và để đạt được chỉ tiêu của ông nền kinh tế phải có 138.6 triệu việc làm (3.5 +135.1). Nhưng thực tế chỉ có 131 triệu việc làm vào cuối 2010. Như vậy, Obama đã không đạt được mức chỉ tiêu ông đề ra mà nền kinh tế lại có ít việc làm hơn và có thể còn ít hơn nhiều nếu ông không can thiệp vào nền kinh tế.

Ba năm sau khi khối kích cầu được thông qua Văn phòng ngân sách quốc hội đưa ra một báo cáo kết quả thảm hại của khối kích cầu. Mức thất nghiệp trong nền kinh tế Hoa Kỳ vượt quá 8% lực lượng lao động, nạn thất nghiệp kéo dài nhất suốt 3 năm, lâu nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Lực lượng lao động (Labor Force) trong nhiệm kỳ đầu của Barack Obama cũng giảm sút 2.5% từ 66% đầu năm 2008 xuống 63.7% vào đầu năm 2012.

Dưới chính quyền Obama cũng xảy ra nhiều vụ chi tiêu phí phạm và tham nhũng. Văn phòng kế toán chính phủ phanh phui ra rằng chính phủ liên bang tặng thưởng một gói kích cầu 24 tỷ đô la cho khoảng 3,700 nhà thầu và nhà cung cấp, chiếm tỷ lệ 5% trong số người thừa hưởng, và những người này còn nợ thuế liên bang, chưa chịu trả lên đến 750 triệu đô la.

Theo một bản tường trình của thượng nghị sĩ John Mc.Cain có tới hàng trăm dự án phí phạm được tài trợ bởi gói kích cầu 868 tỷ đô la của Obama. Thí dụ một ga xe lửa bỏ hoang ở Glassbore bang New Yersey được cải biến thành một bảo tàng viện tốn 1.2 triệu đô la trong gói kích cầu liên bang.

Sắc luật kích cầu ban đầu của Obama chỉ dành một tỷ lệ công chi nhỏ cho chương trình cải thiện hạ tầng cơ sở và hy vọng tạo ra nhiều triệu việc làm. Trong năm tài chánh (Fiscal Year) 2013 chính quyền Obama đòi hỏi một ngân sách 50 tỷ đô la cho các dự án giao thông khởi động (Jumpstart) và 476 tỷ đô la trong vòng 6 năm cho các dự án nâng cấp và sửa chữa mặt đường giao thông (Surface transportation projects) gồm cả hệ thống đường rầy cao tốc. Nhưng bằng cách nào để trả cho sự gia tăng công chi lên tới 135 tỷ đô la ?

Đơn giản thôi : số tiền tiết kiệm không tưởng từ cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, ngụ ý ông sẽ chiến thắng và rút quân về khỏi hai quốc gia này.

3/ Tội ác chống lại giới Kinh doanh (Crimes against Business)

Mặc dầu cho mình là “người cổ võ tích cực thị trường tự do” (Free market), Obama luôn luôn tỏ ra khinh chê xí nghiệp tư nhân và khu vực tư. Ông là một tổng thống có thành tích chống giới kinh doanh mạnh mẻ nhất trong các đời tổng thống đương thời. Ông phỉ báng giới “nhà giàu” và động lực tư lợi, trong khi ông lại chủ trương tăng thuế trên các xí nghiệp nhỏ, tiền lời cổ phiếu (dividends) và tiền lời do bán cơ sở, máy móc và dụng cụ phế thải (capital gains).

Cho tới năm bầu cử, ông chống đối giảm thuế doanh lợi (corporate income) và áp dụng nhiều luật lệ khắc nghiệt đối với giới kinh doanh. Thực là mâu thuẩn Obama miệt thị giới nhà giàu nhưng ai là triệu và tỷ phú đã tài trợ cho đảng Dân chủ và ông ra tranh cử tổng thống hai nhiệm kỳ. Chắc chắn ông không xỉ vả những người giàu có đã đóng góp vào quỹ tranh cử của ông như George Soros, Jeff Bezos, Bloomberg, Buffett và các đại công ty mạng truyền thông xã hội như Amazon, Tweeter, YouTube v..v… Tóm lại ông chỉ chửi bới miệt thị những triệu tỷ phú phe địch mà ôm đít nịnh bợ triệu tỷ phú phe ta . Thực ra có nhiều triệu và tỷ phú theo đảng Dân chủ hơn là theo đảng Cộng hòa.

Trong chính quyền của Obama, ông tuyển chọn nhiều nhân vật có học vị trường lớp cao cho các chức vụ quan trọng nhưng thiếu kinh nghiệm trong lãnh vực kinh doanh. Thực ra trong chính quyền Obama không có ai có những thành tích sáng chói và nổi tiếng trong thương trường. Trong nội các của ông không có ai là cựu tổng giám đốc (CEO) và trong quỹ đạo nội bộ (innercircle) làm việc hàng ngày chỉ có một hay hai người có chút kinh nghiệm trong lãnh vực tư.

Phóng viên Fareed Zakaria của báo Newsweek cho biết Obama phỏng vấn rất nhiều nhà lãnh đạo thương mại, những người đã bỏ phiếu cho ông tin rằng “trong thâm tâm, Obama là người chống lại giới kinh doanh”. Mọi người đều sợ chính phủ. Ông Steve Wynn, tổng giám đốc các khu nghỉ dưỡng Wynn, trong một bài nói chuyện trong công ty, ông nói hụych toẹt ra rằng chính quyền này (Obama) là một chính quyền chống đối giới kinh doanh, sự tiến bộ và sự tạo công ăn việc làm tệ hại nhất trong cuộc đời của ông. Sự sợ hải này làm các nhà kinh doanh cầm chừng và không đầu tư thêm.

4/ Tội ác chống lại kỹ nghệ Dầu hỏa và các nguồn Năng lượng khác (Crimes against Oil and other Energy sources)

Nhằm thúc đẩy chương trình phát triển “năng lượng xanh” (green energy) và kiểm soát thay đổi khí hậu với hy vọng tạo ra nhiều triệu việc làm, Obama muốn biến đổi nền kinh tế Hoa Kỳ vận hành bằng sức gió (windmills) rêu biển (algae) và năng lương mặt trời (solar energy) qua các tấm nhôm thâu hút sức nóng mặt trời (solar panels) đặt trên mái nhà. Hoa kỳ nhập cảng 80% nhu cầu nội địa sản phẩm này vì giá rẻ từ Trung quốc khiến nhiều xí nghiệp sản xuất nội địa không cạnh tranh nổi và nhiều công ty phải phá sản.

Obama ủng hộ việc tăng giá xăng vì sự thù ghét cố hữu của ông đối với dầu hỏa gây ra nạn ô nhiểm không khí nhưng ông làm ngơ không biết rằng Trung quốc và Ấn độ là những thủ phạm chính gây ra nạn ô nhiểm không khí trên thế giới và Hoa Kỳ, theo các chuyên gia về khí hậu, không khí tại Hoa Kỳ tương đối trong sạch nhất thế giới.

Obama cho rằng giá xăng một ga-lông còn quá rẻ ở Hoa Kỳ so với Âu châu với giá 8 đô la một ga-lông hiện nay. Ông muốn thay đổi thái độ (behavior) cố hữu của giới tiêu thụ Hoa Kỳ thay vì sử dụng xe hơi chạy xăng thì dùng phương tiện chuyên chở công cộng (public transportation) xe đạp và nhất là xe hơi điện đang thịnh hành hiện nay.

Theo các chuyên gia về năng lượng, năng lượng xanh còn lâu và có thể không bao giờ thay thế được năng lượng dầu hỏa để vận hành nền kinh tế. Obama chống đối kịch liệt và cấm khai thác dầu thô trên đất liền, các vùng đất thuộc sở hữu liên bang và trên biển, đặc biệt vùng biển bang Alaska bằng kỷ thuật khai thác dầu thô qua lớp phiến đá đen (slate) nên phải nhập cảng dầu thô từ Trung đông và nhiều quốc gia khác như Nam dương, Venezuela trước đây. Hoa Kỳ chưa bao giờ tự túc về xăng dầu cho tới thời chính quyền tổng thống Donald Trump, chẳng những tự túc được mà còn xuất cảng nữa. Đây là thời kỳ Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về sản xuất xăng dầu.

Xăng dầu giống như máu trong cơ thể, không có xăng dầu không nền kinh tế nào có thể sống còn. Không có xăng dầu làm sao chuyên chở đường bộ như hệ thống xe lửa, càc xe chở hàng 18 bánh, đường thủy với các đội thương thuyền vĩ đại chở hàng và khách du lịch, đường hàng không với hàng triệu máy bay dân sự trên khắp thế giới có thê vận hành được.

Rồi trong lãnh vực quân sự, không có xăng dầu, các quân dụng, vũ khí trong lục quân, không quân và hải quân làm sao có thể hoạt động được. Các chương trình thám hiểm không gian, mặt trăng, sao hỏa làm sao có thể thực hiện được.

Thực tế đau thương của lạm phát hiện tại do thiếu xăng dầu vì việc đình chỉ dự án đường dẫn dầu thô Keystone-XL từ Canada tới Texas làm mọi người nghèo khổ hơn, mức sống xuống cấp thậm tệ vì chính sách ngu xuẩn của chính quyền Joe Biden tạo ra, tiếp nối chính sách chống dầu hỏa của Obama. Mọi người đều là nạn nhân theo mức độ khác nhau, đặc biệt là giới trung lưu và dưới trung lưu có lợi tức cố định hàng năm, nhất là giới hồi hưu, quân nhân, công chức v..v..

Barack Obama quả là tội đồ tội ác đối với giới trung lưu và dưới trung lưu, cột sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nguồn năng lượng chủ chốt trước điện năng là than đá (coal) cũng bị quả búa tạ của Obama giáng cho một đòn chí tử bằng những luật lệ khắc khe. Khi Obama vào tòa Bạch ốc, ông thề sử dụng các luật lệ cứng rắn và quyết liệt làm phá sản các công ty khai thác than đá dự tính thiết lập các cơ xưởng mới. Và như là một tổng thống, ông làm hết sức mình gây áp lực quyết tâm bằng mọi cách giết chết kỹ nghệ này.

Khi cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency – EPA) chấp thuận chính sách thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng nước đổ vào các thung lũng vùng các mỏ than lộ thiên tại các bang West Virginia, Kentucky,, Pennylvania, Ohio, Virginia và Tennessee, tập đoàn kỷ nghệ than đá kiện chính quyền Obama về chính sách này vì làm mất nhiều ngàn công việc và gia tăng giá điện. Hàng ngàn thợ mỏ than đá kéo nhau lên Quốc hội phản đối chính quyền trung ương vì cho rằng hành động này cố ý giết chết toàn thể kỹ nghệ than đá.

5/ Tội ác chống lại quyền sở hữu súng (Crimes against Propriorship of Guns)

Sau vài tuần lể đăng quang tổng thống của Obama tháng 1-2009, ngoại trưởng Hillary Clinton và tổng chưởng lý liên bang Eric Holder man trá khai rằng 90% số lượng súng dùng trong các tội ác bởi các nhóm buôn bán cần sa, ma túy người Mễ được bán từ các tiệm buôn bán súng Hoa Kỳ.

Mục tiêu chính yếu của Hillary Clinton và Eric Holder là dấy lên sự ủng hộ khởi động lại lệnh cấm các loại vũ khí tấn công thời Clinton. Luật này thất bại đưa đến hậu quả các vũ khí tấn công bị cấm này lại được mua bán nhiều hơn trước kia.. Luật cấm này cũng tạo ra sự gia tăng số bán các băng đạn dài hơn mà lệnh cấm không bao gồm và khuyến khích các nhà sản xuất súng cầm tay (handgun) sản xuất cả một hệ thống súng lục mới cở nhỏ và sự gia tăng các công ty phân phối mới.

Hơn nữa, chính quyền Obama cũng mạ lỵ các đại lý bán súng trường đến mức Hiệp hội súng trường Quốc gia phải lưu ý các hội viên để không trở thành vật tế thần.

Nói tóm lại, chính quyền Obama đã vi phạm tu chính án thứ hai của Hiến pháp cho phép người dân lành Hoa Kỳ có quyền sở hữu súng để bảo vệ tính mạng và tài sản trong những trường hợp bị tấn công và cướp bóc.

6 / Tội ác Phản bội Do thái, Đồng minh Hoa Kỳ (Crimes against America’s Ally)

Trong thời gian tranh cử tổng thống nhiều người dân Hoa Kỳ e sợ rằng Barack Obama là người có khuynh hướng chống lại Do thái vì nguồn gốc gia đình là Hồi giáo, có liên hệ mật thiết với các nhóm ủng hộ Palestin và khuynh hướng tả phái. Truyền thông dòng chính chủ ý gạt bỏ tất cả các liên hệ nghi ngờ của Obama, gồm cả sự liên hệ của Obama với tên cực tả Rashid Al Mansour mà ông chối bỏ. Truyền thông dòng chính còn đi xa hơn nữa lấp liếm sự giao lưu của Obama với ông Rashid Khalidi. Như một thành viên hoạt động tích cực của “Tổ chức Giải phóng Palestin” (Palestin Liberation Organization – PLO) khi tổ chức này được liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố, ông Khalidi chỉ trích thâm độc Do thái, một vài ngày ngay sau cuộc tấn công 9/11 vì Do thái tố cáo bệnh cuồng trí của giới truyền thông về những người đánh bom tự sát “ Hysteria about suicide bombers”.

Báo Los Angeles Times sở hữu đoạn phim Obama bộc bạch chúc mừng Khalidi tại một bữa ăn tối. Mặc dầu có hàng ngàn cú điện thoại và điện thư yêu cầu giải mật mẩu phim này nhưng Los Angeles Times từ chối vì phải tôn trọng nguồn tin bí mật không được tiết lộ đoạn phim. Giới truyền thông cũng cho biết trong bữa tiệc tối nhằm đả kích Do thái có cả một người đàn bà kết tội chính phủ Do thái phạm tội khủng bố.

Ngoài mẩu phim, một phóng viên báo Times, Peter Wallsten cũng đã viết về sự giao lưu thân mật của Obama với Khalidi và những lời chúc mừng thầm kín trong bữa ăn tối. Theo Wallsten, Obama là bạn và bạn đồng mâm ăn tối (dinner companion) thường xuyên với Khalidi. Obama cũng tổ chức một bữa ăn tối để từ giã Khalidi từ Chicago về Nữu ước.

Nhiều người ủng hộ Do thái cũng cảm thấy lo lắng rằng ứng viên Obama tụ họp một nhóm cố vấn ngoại giao chống Do thái và khi là tổng thống, Obama sẽ hành xử đối với Do thái một cách cấp tiến bất thân thiện không giống các tổng thống tiền nhiệm. Một nhóm chuyên viên do tờ báo Do thái Hoaretz cho biết nhóm này tin rằng Obama là một ứng viên tổng thống có ít thiện cảm và ủng hộ nhất đối với Do thái và ông là người được cộng đồng Á rập- Hoa Kỳ yêu thích nhất.

7/ Tội ác chống Quốc gia Hoa Kỳ (Crimes against the American Nation)

Tại cuộc họp thượng đỉnh về nguyên tử tại Hoa thịnh đốn tháng 4, 2010, Obama phát biểu một câu duy nhất tóm tắt quan điểm về chính sách ngoại giao của ông. Ông nói “Chúng ta thích hay không, chúng ta vẫn là đại cường quốc quân sự siêu đẳng và khi có những xung khắc xảy ra cách này hay cách khác, chúng ta sẽ dính líu vào chúng và cuối cùng đưa tới những thiệt hại lớn về xương máu và tiền bạc” Thượng nghị sĩ John Mc.Cain phẫn nộ và phản bác rằng đây là “quan điểm trái ngược trực tiếp đối với tất cả những gì mà dân chúng Hoa Kỳ tin tưởng”

Obama khinh miệt quan điểm siêu đẳng (Exceptionalism) và lịch sử Hoa Kỳ qua ánh mắt của ông. Ông đã nhiều lần tỏ ra hối lỗi ở trong nước và ngoại quốc. Ông nghĩ rằng Hoa Kỳ không công bằng tiêu thụ phần lớn tài nguyên thế giới. Chúng ta xác định quyền lực của chúng ta một cách vô liêm sỉ, đế quốc, thiếu công bằng, cố chấp và phải được hủy bỏ.

Hoa Kỳ có bản chất dân tộc tính (nationalism) quá đáng và tích cực chống lại những gì Obama tin là những lực lượng không thể tránh được của Chủ nghĩa toàn cầu hóa. (Globalism).

Obama nghĩ rằng chúng ta phải thay đổi đường hướng một cách cầp tiến và chia sẽ nhiều tài nguyên hơn với các quốc gia, đặc biệt các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Hoa Kỳ phải vươn tay ra với các quốc gia khác và chấp nhận nhiều hơn các giá trị khai sáng và tiến bộ và sửa sai những lầm lỗi quá khứ.

Như đã được quan sát, cái nhìn về thế giới của Obama đã đưa tới việc ông miệt thị quan điểm siêu đẳng (Exceptionalism) và quyền đế vương (Sovereignty) Hoa Kỳ. Tại một buổi thuyết trình tại viện đại học quân sự “West Point” tháng 5, 2010 ông xác quyết sẽ thiết lập một “trật tự quốc tế mới” như là một phần của chiến lược an ninh quốc gia nhấn mạnh vào sự tin tưởng của ông trong các định chế thế giới và sự hợp tác quốc tế như là những phương thức tốt nhất bảo đảm các quyền lợi của Hoa Kỳ.

8/ Tội ác chống lại nền An ninh Quốc gia (Crimes against National Security)

Obama duy trì quan điểm rằng Hoa Kỳ, không phải quan điểm Hồi giáo cực đoan là kẻ kích động của thế giới. Theo viễn cảnh (perspective) của ông nếu chúng ta đã không đối xử tệ với thế giới Hồi giáo từ lâu bằng cách bảo vệ Do thái, thôn tính Iraq, lạm dụng tra tấn và “giam giữ bất hợp pháp” các tù nhân đối địch, Al Qaeda đã không tấn công chúng ta.

Nhưng theo quan điểm của Obama, sự trả đũa thái quá và lầm lẫn đối với cuộc tấn công 9/11 đã kích động toàn thế giới Hồi giáo và làm gia tăng các nhóm khủng bố. Chỉ có ông, với sự chống lưng duy nhất và hiểu biết đúng đắn Hoa Kỳ chính thức mới có thể điều chỉnh những bước sai lầm và nối lại sự liên hệ với thế giới Hồi giáo và sửa chữa hình ảnh xấu đối với thế giới và cuối cùng chuộc lại danh tiếng cho Hoa Kỳ.

Chính sách ngoại giao thiên tả của Obama được minh chứng bằng sự thề hứa đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo, mà không xem xét khả năng có thể thực hiện được không.

Sau này ông nhận ra khả năng này khó biến thành sự thật nên đã thối lui trước sự chống đối của Quốc hội và công chúng Hoa Kỳ vì quá tốn kém và ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia. Nhưng Obama vẫn cố chấp xác định một ngày nào đó ông sẽ đóng cửa nhà tù này.

Như quý vị đã biết tội ác lớn nhất, có thể gọi là tội “phản quốc” khi vào năm 2010 Obama đã trao đổi 5 tội phạm khủng bố Hồi giáo Trung đông lấy một quân nhân Mỹ cấp trung sĩ vô danh tiểu tốt bỏ đơn vị đi lung tung bị Al Qaeda bắt giữ mặc dầu bộ Quốc phòng chống đối kịch liệt nhưng không thành.

Bốn trong 5 tội phạm này gần đây giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng trong chính quyền Taliban tại Afghanistan hiện nay. Ông Obama tỏ ra ngây thơ và ngu xuẩn khi cho rằng những phạm nhân này được thả về nước sẽ không tái tham gia các nhóm khủng bố Hồi giáo. Thực ra Obama tự đánh lừa mình, vì ông đã có chủ đích khác.

Một tội ác phản quốc khác không thể tha thứ của Obama có ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia là vụ ông không giải cứu ông Christopher Stevens, Đại sứ Hoa Kỳ tại Benghazi bị quân khủng bố tấn công và giết vào tháng 9, 2012. Đây là một việc làm cố ý nhằm bịt miệng ông Stevens vì ông này là một nhà ngoại giao kỳ cựu, rất thông thạo ngôn ngữ Hồi giáo, biết rõ vụ bán vũ khí cho nhóm khủng bố Taliban mà thủ phạm chính là cặp bài trùng Obama – Hillary.

Trong cuộc tấn công này, quân khủng bố phá hủy tòa đại sứ, giết ông Đại sứ và 3 nhân viên tình báo. Quân khủng bố hành hạ vị đai sứ tàn nhẫn rồi kéo lê trên đường phố đau đớn cho đến khi tắt thở để dân chúng địa phương đúng xem vỗ tay.

Sau 13 giờ kêu cứu với hàng trăm cuôc điện thoại gọi về tòa Bạch ốc, Obama và ngoại trưởng Hillary phát lờ, xem như không biết trong khi lực lượng tiếp viện của không quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẳn sàng ứng phó đang đồn trú tại các quốc gia láng giềng gần đó. Thật là một thái độ giết người bịt miệng đốn mạt đối với thuộc cấp.

Trong nhiệm kỳ 8 năm, Obama đã cho hàng trăm ngàn người Hồi giáo từ Trung đông nhập cư vào Hoa Kỳ và gần đây trên một trăm ngàn người nữa nhập cư sinh sống vĩnh viễn mà không bị cứu xét nghiêm ngặt về xuất xứ của họ, hậu quả của sự rút quân ngu xuẩn và tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Chính sách cho người Hồi giáo nhập cư của Joe Biden gần đây cũng chỉ là sự tiếp nối chính sách nhập cư của người Hồi giáo do Obama dấu tay chỉ đạo.

Cũng thế, cuộc khủng hoảng di dân bất hợp pháp của cả hơn 1.5 triệu người ở biên giới phía nam mà chính quyền Joe Biden đang phải đương đầu, cũng là sự nối tiếp chính sách di dân phóng khoáng trước đây của Barack Obama, có điều ở mức độ vượt tầm kiểm soát của bộ An ninh nội địa. Tất cả những diễn tiến trên đây đều gây ảnh hưởng xấu tới nền an ninh quốc gia và sự an toàn của dân chúng Hoa Kỳ.

9/ Tội ác chống lại Tương lai của chúng ta (Crimes against Our future)

Sau đây là bảng ngân sách trong các năm tài khóa (Fiscal Year) 2009-2016 dưới nhiệm kỳ 8 năm của Obama.

Bảng Ngân sách trong các Tài khóa 2009-2016

(Tỷ đô la)

Tài khóa Công chi Thâu hoạch Thuế má Thâm thủng Ngân sách

2009 —- —– 1,118 (ước tính)

2010 3,456 2,163 1,293

2011 3,819 2,174 1,645

2012 3,729 2,627 1,102

2013 3,771 3,003 768

2014 3,977 3,333 644

2015 4,190 3,583 607

2016 4,468 3,819 649

Tổng cộng 7,826

Chú thích : Vì không có dữ liệu thống kê cho tài khóa 2009, nên người viết dùng số trung bình cộng thâm thủng ngân sách của 7 năm tài khóa để ước tính thâm thủng ngân sách cho tài khóa 2009 là 1,118 tỷ đô la.

Nhìn vào bảng trên đây, tổng số thâm thủng ngân sách trong nhiệm kỳ 8 năm của Obama là 7,826 tỷ đô la.. Có ba nguyên do gây ra sự thâm thủng ngân sách khủng khiếp này.

1/ Như quý vị biết đảng và tổng thống Dân chủ theo trường phái kinh tế John Maynard Keynes (school of Keynesian Economics) nghiêng về “Số cầu” (Demand), tức là giới tiêu thụ và chủ trương chính phủ phải can thiệp vào nền kinh tế qua các chính sách và biện pháp tài chánh và tiền tệ khi có vấn nạn kinh tế (Economic problems) như thất nghiệp, lạm phát v..v…

Ngoài ra đảng Dân chủ và tổng thống của họ cứ loay hoay bận tâm về vấn đề tài phân phối lợi tức để bảo đảm công bằng xã hội mà ít quan tâm tới vấn đề chính yếu trong nền kinh tế là “Tăng trưởng kinh tế” (Economic Growth). Nói khác đi, họ cứ quanh quẩn hết năm này qua năm khác lo tái phân chia cùng một đồng bánh. Kết quả là với đà dân số gia tăng hàng năm khoảng 1.0% tức chừng 3,2 triệu người, mỗi người được chia một miếng bánh ngày càng nhỏ hơn đưa đến mức sống của người dân giảm sút sau mỗi năm.

Đảng Dân chủ theo đuổi chính sách Chính phủ phình to (Big Government) nên đẻ ra rất nhiều cơ quan trong các bộ ngành. Những cơ quan này nhiều khi thừa và thiếu hiệu năng và đưa đến các chính phủ ngầm (Deep States) lũng loạn và tham nhũng. Nhiều cơ quan đòi hỏi nhiều cơ sở và nhân viên làm gia tăng công chi.

2/ Obama, tổng thống của các chương trình An sinh Phúc lợi xã hội.

Triết lý tái phân chia lợi tức của Obama phản ảnh chẳng những chính sách tăng thuế trên giới nhà giàu chia cho người nghèo mà còn là sự bành trướng các chương trình an sinh phúc lợi xã hội. Ứng viên tổng thống Cộng hòa Newt Gingrich bực tức gọi Obama là “tổng thống phiếu thực phẩm” (Food stamp president) và có chứng cứ chứng minh cho chỉ trích này. Cơ quan giám sát tư pháp (Judicial Watch) cho biết chính quyền liên bang Obama đã tặng thưởng 5 triệu đô la cho bang Oregon vì đã hữu hiệu gia tăng số người thụ hưởng phiếu thực phẩm đã ở mức cao đáng báo động. Theo cơ quan giám sát tư pháp, bộ Nông nghiệp vừa mới phát động một sáng kiến tuyển dụng thêm người hưởng thụ phiếu thực phẩm.

Hội Truyền thống (Heritage Foundation) cho biết giữa năm tài chánh 2008, năm chót của nhiệm kỳ Bush Con và năm tài chánh 2011, phúc lợi trung bình của chương trình yểm trợ thực phẩm bổ túc (Supplermental Nutrition Assistance Program-SNAP) đã tăng gần gấp đôi từ 39,3 tỷ lên tới 75,3 tỷ đô la theo giá cố định năm 2011.

Báo The Wall Street Journal, tháng 11, 2011 báo cáo rằng gần 15% dân số Hoa Kỳ, tức 45,8 triệu người đã nhận phiếu thực phẩm trong tháng 8, tăng 8,1% so với năm trước theo Bộ Canh nông cho biết.

Số người Hoa Kỳ nhận trợ cấp liên bang theo cách nầy hay cách khác đã tăng khủng khiếp lên tới 67.3 triệu người trong vòng 5 năm qua, tức 21,8 % dân số (không kể các nhân viên chính phủ)

Thật đáng lo ngại vì 70,5% công chi dành cho các chương trình trợ cấp liên bang dưới hình thức này hay khác và gia tăng mạnh hơn nữa trong nhiệm kỳ Obama. Thêm vào đó, dưới thời Obama, một tỷ lệ lớn hơn người Mỹ, 49,5% không trả thuế lợi tức. Như vậy ngày càng có nhiều người lệ thuộc vào các chi tiêu chuyển nhượng (Transfer payments) liên bang. Chiều hướng này đe dọa vận mệnh quốc gia vì quyền hạn giới cử tri sẽ gia tăng mạnh hơn trong nhóm người hưởng thụ các chi tiêu chuyển nhượng của chính phủ liên bang, thay vì đóng góp vào sự gia tăng năng suất và tài sản của xã hội. Đây là chính sách mị dân của đảng Dân chủ nhằm kiếm phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống.

3/ Obama và Tiền thuế của dân là “Tiền Chùa”

Sinh ra trong một gia đình đổ vỡ, được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại không mấy khá giả, trong thời niên thiếu, Obama chắc hẳn không có một cuộc sống vật chất dư dã và phóng khoáng, nên khi là tổng thống, chó nhảy bàn độc, đã chi tiêu phung phí tiền thuế của dân như là “tiền chùa” cho các nhu cầu sở thích cá nhân và gia đình.

Obama là tổng thống chơi “Golf” trong hai năm nhiều hơn Bush Con trong 8 năm. Ông tự tô vẽ mình như là đầy tớ phục vụ nhân dân không biết mệt mỏi. Ông là một tên nói láo (A liar) khi nắm quyền, có một cuộc sống xa hoa phung phí với những buổi tiệc có nhiều ngôi sao thượng thặng giúp vui từ Hollywood và các trung tâm giải trí khác ngay tại tòa Bạch Ốc. Ngoại trừ những chuyến công du vì công vụ tới 58 thành phố, 30 tiểu bang và 21 quốc gia với đoàn tùy tùng lên tới hàng trăm ngưới, cư ngụ tại các khách sạn hạng sang trọng bậc nhất, Obama không có biết bao nhiêu cuộc nghỉ hè cùng với gia đình và đoàn tùy tùng phục vụ tiêu tốn phung phí hàng trăm triệu tiền thuế của dân. Sau đây là vài thí dụ điển hình.

Vào tháng 7-2010 Obama đi nghỉ hè 4 lần trong vòng 1 tháng tại Bar Harbor, Florida, Marbella và dĩ nhiên tại Martha’s Vineyard, nơi mà gia đình ông cư ngụ 10 ngày, thuê một khu nghỉ mát trị giá 20 triệu đô la, giá thuê ước tính khoảng từ 35,000 đến 50,000 đô la một tuần. Ông sống xa hoa như một vua chúa “Pharaohs” và như các hoàng đế La mã. Cuộc nghỉ hè vĩ đại và tốn kém nhất với tầm cỡ như thời các vua chúa của xứ “Persia cổ xưa” xẩy ra tháng 10-2010. 800 phòng lộng lẫy được thuê ở Mumbai, gồm 547 phòng ngủ và tất cả các phòng tiệc tại khách sạn Taj Mahal, 125 phòng tại khách sạn Taj President, và từ 80 đến 90 phòng tại ITC Grand Hyatt.

Ngoài ra còn thuê 40 máy bay, trong đó có 2 máy bay phản lực, 45 xe hơi, 6 trong số 45 xe là xe bọc sắt. Đó là một phần của đoàn hộ tống Obama. Đây là cuộc du hành lớn nhất bởi bất cứ tổng thống Hoa Kỳ nào xét về phương diện nghi thức và yểm trợ hậu cần.

Có 34 tàu chiến Hoa Kỳ được điều động cùng với một số tàu chiến Ấn độ tuần tra bờ biển gần khách sạn. Tổng số chi phí cho cuộc nghỉ hè hoang phí của Obama ước tính tốn 200 triệu đô la mỗi ngày.

Với truyền thống mới, Obama đưa gia đình và bạn bè đi nghỉ hè ở Hawaii trong mùa giáng sinh 2010, giá thuê một phòng ngủ 3,500 đô la cho một đêm và 75,000 đô la một tháng. Như thông lệ, kỳ nghỉ hè rất tốn kém. Chuyến bay của vợ Obama, Michelle Obama, đi trước tới Hawaii tốn 63,000 đô la. Cuộc nghỉ hè khứ hồi Obama và gia đình tốn gần 1 triệu đô la tiền thuế của dân. Ngoài ra còn có chi phí cư ngụ cho mật vụ và lực lượng người nhái tốn 16,800 đô la, 134,400 đô la tiền khách sạn cho 24 nhân viên tòa Bạch ốc, 250,000 đô la cho lực lượng cảnh sát làm việc ngoài thời gian, 10,000 đô la cho dịch vụ cứu thương, đưa tổng số chi phí lên tới 1.474,200 đô la. Tổng chi phí này chưa bao gồm tiền thuê văn phòng, nâng cấp an toàn, đường dây điện thoại tăng cường, chi phí mướn xe và nhiên liệu cho nhân viên tòa Bạch ốc, chi phí kiểm soát an ninh trước kỳ nghỉ hè, và chi phí cho mật vụ và nhân viên tòa Bạch ốc đi trước.

Nói tóm lại, như một tên bần cùng, nay gặp cơ hội ngàn vàng trong cuộc đời, Obama mất hết lương tâm và đạo đức vung tay tiêu xài tiền thuế của dân không thương tiếc.

Ba nguyên do trên đây đã làm tăng nợ công từ 10 ngàn tỷ đô la cuối nhiệm kỳ Bush Con lên đến 20 ngàn tỷ đô la cuối nhiệm kỳ Obama.

Kết quả là một tương lai đen tối đang chờ đợi thế hệ con cháu tương lai của chúng ta. Theo dữ liệu thống kê của Ngân khố nợ công cho mỗi đầu người Hoa Kỳ kể cả con nít khoảng 80 ngàn đô la cuối nhiệm kỳ Obama và cứ như đà này với chính quyền Joe Biden, nợ công mỗi đầu người có thể lên tới 100 ngàn và nền kinh tế Hoa Kỳ có thể bị vỡ nợ trong một tương lai không xa.

Thưa quý vị, trên đây chỉ là một phần ngàn những chứng tích về tội ác của tên tội đồ phá hoại vĩ đại đất nước Hoa Kỳ của Barack Obama mà người viết trích dẫn từ hai cuốn sách tổng cộng dày gần 800 trang “Crimes Against Liberty” và “The Great Destroyer”của David Limbaugh, luật sư và bình luận gia chính trị.

LỜI CUỐI

Thưa quý vị người đọc đồng hương thân mến,

Ông cha ta thường nói “Nhìn mặt mà bắt hình dong” và các nhà xem tướng mạo cho biết nhìn vào bộ mặt của một người, họ có thể biết được bản chất và tâm địa của người đó.

Quý vị hãy so sánh cố tổng thống Ngô Đình Diệm, với bộ mặt vuông chữ điền, phúc hậu và nhân ái với tên Hồ Chí Minh với bộ mặt xương xẩu, cặp lông mày đen đậm như hai con sâu róm trên đôi mắt sâu hoắm để lộ ra một bản chất và tâm địa lưu manh tàn ác.

Và quý vị hãy so sánh hai bộ mặt khác của cựu tổng thống Donald Trump cũng khá vuông vắn lộ vẻ nhân hậu và bao dung với bộ mặt dơi tai chuột của Obama lộ vẻ lưu manh và xảo trá. Xin quý vị đừng vội trách người viết có ý mạ lỵ Obama. Xin quý vị kiên nhẫn và đọc những câu mạ lỵ và chửi bới mất dạy của Obama, một tổng thống tiền nhiệm đối với vị tổng thống đương nhiệm được bầu hợp pháp dưới đây.

Trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ, theo thông lệ, một tổng thống tiền nhiệm về hưu thường trở về quê nhà hưởng một cuộc sống hưu trí an nhàn, thanh thản và đi du lịch thưởng lãm các thắng cảnh thiên nhiên trên thế giới và tránh chỉ trích vị tổng thống đương nhiệm và nếu có, chỉ trích một cách xây dựng đường lối và chánh sách, chứ không đả kích và mạ lỵ cá nhân tổng thống đương nhiệm.

Nhóm “Siêu quyền lực” (Illuminati) Bilderberg trong một hội nghị tổ chức tại khách sạn Chantilly, thủ đô Hoa thịnh đốn chọn Obama thay vì Hillary Clinton ra tranh cử tổng thống thứ 44 và sau đó đến lượt Hillary làm tổng thống 45 để thực hiện sứ mạng thiết lập “Một Chính quyền thế giới trong một Trật tự thế giới mới”. Rủi thay Hillary thất bại thảm hại bất ngờ bởi “Người ngoại cuộc” Donald J.Trump đánh bại. Barack Obama tỏ ra uất hận, căm thù và quyết tìm mọi cách phá hoại và lật đổ tổng thống Donald Trump. Chính vì lý do này, thay vì về hưu hưởng một cuộc sống an nhàn, thoải mái, ông mua một ngôi nhà ở thủ đô Hoa thịnh đốn làm tổng hành dinh để đánh phá và lật đổ Donald Trump vì sứ mạng nêu trên chưa hoàn tất, theo nhận định của Daniel Estulin trên báo Tây ban nha.

Trong cuốn sách “Battle of the Soul” tác giả Edward Devore cho biết những lời mạ lỵ như sau. Ngưới viết xin để nguyên văn bằng Anh ngữ, vì khó dịch sát nghĩa ra tiếng Việt được. Ở trong trang 61 và 62 Obama gọi cựu tổng thống Trump là “ Racist, Sexist Pig, A Madman, A Fucking Lunatic, Corrupt Mother fucker.”

Thưa quý vị, quý vị nghĩ gì về những lời phỉ báng của một cựu tổng thống đối với một tổng thống đương nhiệm trên đây. Người viết thực sự không dằn được sự tức giận và khinh bỉ Obama.

Nếu có ai gọi Obama là một “tổng thống mọi da đen” (A Nigger President) khốn nạn và mất dạy thì người viết sẽ là người đầu tiên ủng hộ.

Kính chào
Ngày 20/9/2021

Đỗ Ngọc Hiển

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us