Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

This is a Testing Page

--------o0o--------

Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín mùi'



Tho lam chan
To:
Long Tran
,
Long Tran

Mon, Sep 26 at 9:41 AM

goi anh dê dung ,
L.c.Tho

---------- Forwarded message ---------
De : TheHeNoiTiep
Date: lun. 13 janv. 2014, à 09 h 02
Subject: Fwd: Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín mùi'
To: TheHe NoiTiep


Lời gợi ý: Để ''lấy lòng'' những ai cố-tình tự....''che mắt''!!! Các vị Tiến-sĩ tại Hanoi đề-nghị đưa... TC ra Tòa.....!!! Tại sao không nhìn cái ....''đầu đặc xệt'' của BCT/ĐCSVN đang đội....''16 chữ vàng......'' cộng thêm Công-hàm ''bán nước'' của HCM và Phạm-Văn-Đồng! Không những vậy, mà còn cái Công-hàm ''xác nhận chủ-quyền lãnh-hải'' của VN, do CSHN đệ-nạp lên LHQ ngày 07-05-2009, nếu tính từ bờ biển VN đổ ra, chỉ có 200HL (thay vì trước đó, 350HL dưới thời VNCH) và chỉ từ vĩ-tuyến 15 trở xuống!!! Xem như CSHN đã ... từ bỏ chủ-quyền là Hoàng-sa không phải của VN!! Nhưng dù sao, điều này đưa ra công-luận là HCM và Đảng CSHN .... bán nước!!!! !! Trong hiện tình hiện nay, Hanoi đang làm ...''chủ'' đất nước, họ có tư-cách gì để đòi lại HS - TS trước TC ????
VânPhong

---------- Forwarded message ----------
From: Buiduc, H. (Hoat)
Date: 2014/1/13
Subject: Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín mùi'
To:


Thời điểm đưa TQ ra tòa 'đã chín mùi'

Quốc Phương

BBC Việt ngữ

Cập nhật: 16:26 GMT - thứ sáu, 10 tháng 1, 2014

Biểu tình ở Hà Nội

Người dân xuống đường ở Hà Nội phản đối động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thời điểm để Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế nhằm đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông đã chín mùi theo quan điểm của một luật gia và cựu quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Hà Nội đã có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử về chủ quyền biển đảo đối với các vùng lãnh thổ nói trên ở Biển Đông và chỉ cần khẳng định bản lĩnh để đưa Bắc Kinh ra tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Hành động pháp lý này vẫn cần được tiến hành sớm nhất ngay cả khi Trung Quốc được dự báo sẽ có động thái đáp lại là bác bỏ, lẩn tránh tranh tụng tại các phiên tòa quốc tế và gây các áp lực chính trị với Việt Nam, ông Giao nói thêm.

"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc"

PGS. TS Hoàng Ngọc Giao

Vẫn theo quan chức này, Trung Quốc đang có những hành vi mang tính chất 'bành trướng và đế quốc mới', muốn 'lập lại trật tự khu vực' khi mới đây tuyên bố bắt buộc các tàu bè vào khu vực rộng hơn 2/3 Biển Đông phải xin phép, sau khi đã tuyên bố vùng cấm bay ở Biển Hoa Đông và chưa thu hồi bản đồ 'đường lưỡi bò' dù đã bị quốc tế, khu vực chỉ trích.

Về thời điểm của hành động pháp lý đòi chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mà năm nay sẽ đánh dâu tròn 40 năm sự kiện của cuộc cưỡng chiếm, một chuyên gia từng nghiên cứu về pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng Việt Nam nên đưa hồ sơ đòi chủ quyền ra quốc tế 'càng sớm càng tốt.'

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung nói Việt Nam đã 'quá chậm' khi chưa trình hồ sơ lên Tòa án Quốc tế và cho rằng điều này là bất lợi cho Việt Nam, trong khi có lợi cho phía 'người chiếm hữu' vì theo ông càng "để lâu cứt trâu hóa bùn'".

'Nay là thời điểm'
Trước hết, hôm 10/1/2014, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC nay là thời điểm Việt Nam phải 'mạnh mẽ' hơn trong hành động pháp lý đòi chủ quyền.

Ông nói: "Chính quyền Việt Nam hiện nay, với nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa, tôi nghĩ thời điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải khẳng định cái bản lĩnh của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm bờ cõi Tổ tiên để lại,

"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc."

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông Giao cho rằng về mặt các căn cứ để đòi chủ quyền, Việt Nam hoàn toàn có thể 'yên tâm'.

Ông nói: "Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có những nghiên cứu và đều có đánh giá chung rằng về căn cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý,

"Về mặt lịch sử, về mặt pháp lý, cũng như về mặt chiếm hữu thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế là hoàn toàn Việt Nam có đủ căn cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm."

PGS. TS. Hoàng Ngoc Giao

PGS. TS. Hoàng Ngoc Giao nói VN nên theo Philippines sử dụng Tòa án Luật Biển Quốc tế để đấu tranh

Theo nhà luật học, để đương đầu với khả năng Trung Quốc bác bỏ đàm phán, từ chối hợp tác trong tranh tụng và né tránh xuất hiện trước Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong xử lý tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Ông nói: "Việt Nam cũng có thể có những động thái về mặt pháp lý tương tự như Philippines, để đưa ra Tòa án về Luật Biển Quốc tế theo cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển Quốc tế 1982."

Tòa án này, theo ông Giao, đã tiếp nhận hồ sơ thưa kiện của Philippines theo một cơ chế 'hòa giải bắt buộc' vốn chấp nhận một trong các bên có tranh chấp, khiếu nại về chủ quyền biển đảo được đệ trình đơn và hồ sơ khiếu nại của mình, mà không đòi hỏi phía bị thưa kiện cũng phải đồng thuận hay không, như theo một nguyên tắc và cơ chế xử lý của Tòa án Công lý Quốc tế mà Trung Quốc vẫn dựa vào đó để né tránh ra tòa.

'Cứt trâu hóa bùn'
Về khả năng và căn cứ pháp lý đòi lại chủ quyền của Việt Nam riêng với Hoàng Sa, sau 40 năm Trung Quốc tấn chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung từ Đại học Quốc gia nói:

"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'"

GS. TS. Nguyễn Đăng Dung

"Các chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa chắc chắn hơn những nơi khác, bởi vì cứ liệu theo tôi nghiên cứu Việt Nam có thủ đắc lãnh thổ về chủ quyền với Hoàng Sa sớm hơn tất cả các nước khác, kể cả Trung Quốc, kể cả bằng chứng lịch sử nhiều hơn về thủ đắc lãnh thổ thực thụ."

Chuyên gia từng tham gia nghiên cứu các chủ đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ 20 năm về trước cho rằng Việt Nam đã 'hơi muộn' nếu ngay bây giờ bắt đầu đệ trình các hồ sơ đòi chủ quyền lên các tòa án quốc tế.

Ông nói: "Quan điểm của tôi là đưa càng sớm càng tốt, chiếm cứ lãnh thổ càng để lâu thì sẽ càng tốt cho người cưỡng chiếm, theo tôi nghĩ, cứ liệu của Việt Nam với Hoàng Sa là chắc chắn,

"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, Việt Nam càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'.

Trong một trao đổi với BBC từ trước về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 14/9/1958 liên quan một tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, Giáo sư Monique Chemillier Gendreau từ Pháp cho rằng Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

GS Nguyễn Đăng Dung

GS Nguyễn Đăng Dung cho rằng VN đã để quá muộn khi vẫn chưa đưa vụ Hoàng Sa ra tòa quốc tế

Theo chuyên gia về công pháp quốc tế này, Việt Nam cần có những bước đi thích hợp, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và có những hành động không chậm trễ vì "Trung Quốc trong nhiều năm đã có sự chuẩn bị ráo riết về dự luận quốc tế, trong khi không ngừng tranh thủ, lobby ở nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực."

Hôm thứ Sáu, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao nói với BBC về các động thái, chiến thuật của Trung Quốc ở các vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam.

Ông nói: "Hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây là họ đang dùng sức mạnh nước lớn và họ đang muốn thay đổi trật tự quan hệ quốc tế trong khu vực, do đó không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực,

"Họ cũng có những động thái xé rào, phá bỏ những luật lệ, các nguyên tắc quan hệ đã được thiết lập từ thế kỷ trước đến nay, thậm chí họ không tôn trọng Công ước Luật Biển 1982, mặc dù họ đã ký, cam kết, nhưng việc họ đưa ra 'đường lưỡi bò' không có một căn cứ nào phù hợp với luật quốc tế, trật tự quốc tế, trật tự pháp lý quốc tế hiện nay."

'Không phải đơn độc'
"Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam..."

Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh

Theo nhà luật học, Trung Quốc đã có những 'bước đi' mà theo ông đã thể hiện 'tham vọng đế quốc và bá quyền', 'muốn lập lại trật tự trong khu vực' khi tuyên bố 'vùng thông báo bay hay kiểm soát bay' ở Biển Hoa Đông và gần đây quy định tàu đánh cá nước ngoài đi vào một khu vực hơn 2/3 Biển Đông cũng phải 'xin phép thì mới được đánh cá."

"Xử lý các vấn đề này Việt Nam theo tôi không đơn độc, Việt Nam có các nước Asean, Việt Nam có luật pháp quốc tế, Việt Nam có những mối quan hệ đang ngày càng phát triển với Nhật Bản, với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ quốc tế đa phương và phải có bản lĩnh, quan trọng là phải có bản lĩnh.

Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói VN đấu tranh chống 'ngăn cản' cư dân trên chính vùng biển của mình

"Dù mối quan hệ chính trị hiện nay giữa Việt Nam và Bắc Kinh như thế nào, nhưng đất đai của tổ tiên, bờ cõi của tổ tiên, cần phải được gìn giữ như ông cha ta đã làm."

Thứ Sáu tuần trước, hôm 3/1/2013, trong cuộc trao đổi với Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhìn lại công tác đối ngoại trong năm 2013 và bình luận 'trọng tâm công tác đối ngoại' của Việt Nam trong năm mới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Bấm Phạm Bình Minh không nhắc tới vấn đề đòi chủ quyền với Hoàng Sa và các nơi khác trên Biển Đông.

Ông nói: "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...

"Hiện nay trong ASEAN xu hướng chung là đều muốn xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Vai trò của Việt Nam trong COC rất quan trọng. Năm 2012, khi là điều phối viên của ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng được các thành tố cơ bản về COC. Trên cơ sở những thành tố đó thì ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về Bộ quy tắc này," Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được trích thuật nói.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/01/140110_vn_paracels_legal_action.shtml



'Không có tiếng súng ở Biển Đông'
Cập nhật: 12:34 GMT - thứ bảy, 11 tháng 1, 2014

Ông Hồ Tích Tiến (đầu tiên, trái sang), Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản TQ

"TQ không là cộng sản mà ở giai đoạn đầu CNXH", theo TBT Hoàn cầu thời báo

Tờ Hoàn Cầu Thời báo vẫn được coi là Fox News của Trung Quốc. Trên một phương diện nào đó, thật khó phân loại tờ báo với số lượng phát hành 1,5 triệu bản này.

Vì đây là một tờ báo do nhà nước Trung Quốc quản lý, trực thuộc tờ Nhân dân Nhật báo và thường chạy các bài xã luận mang tính dân tộc chủ nghĩa mà dường như thể hiện xu hướng gây hấn hơn trong các chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Mặt khác thì phiên bản tiếng Anh của tờ Hoàn cầu Thời báo lại nhắc tới sự kiện Thiên An Môn năm 1989 nhân dịp kỷ niệm 20 năm - một việc làm khá táo bạo tại Trung Quốc.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), do chương trình Newshour của BBC thực hiện,

BBC: Ông nhận định thế nào về những phát triển tại đất nước Trung Quốc hiện đại như một xã hội tư bản?

Hồ Tích Tiến (HTT): Tôi không nghĩ Trung Quốc là một xã hội tư bản. Trung Quốc đã và đang có những cải tổ theo kinh tế thị trường. Đó là nền kinh tế thị trường, nhưng không phải là một xã hội bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa tư bản. Các quyết định được chính phủ và nhân dân cùng đưa ra chứ không phải được quyết định bởi chủ nghĩa tư bản.

"Trung Quốc phát triển cơ chế nhân quyền riêng của mình. Hoa Kỳ có thể là một ví dụ tốt cho Trung Quốc nhưng nó là tùy thuộc vào quyết định của Trung Quốc muốn làm cách nào và làm gì trên phương diện này"

BBC: Cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản là niềm tin đã được đưa vào Hiến pháp của Trung Quốc rằng phương tiện sản xuất là thuộc sở hữu toàn dân. Đó chính là cốt lõi của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng nhiều phương tiện sản xuất tại Trung Quốc này thuộc sở hữu tư nhân. Làm sao ông có thể nói rằng Trung Quốc là một xã hội cộng sản. Nó không phải là cộng sản.

HTT: Tôi không nghĩ là như vậy. Trung Quốc không phải là một xã hội cộng sản mà đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội của chúng tôi, định nghĩa về sở hữu phương tiện sản xuất đã và đang có thay đổi không ngừng. Vào lúc này chính xác kiểu sở hữu nào Trung Quốc cần theo chỉ có thể được quyết định bởi thực tế, bởi kiểu sở hữu đem lại lợi ích nhất cho xã hội.

BBC: Ông nói tới thực tế. Rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc đã thất bại và Trung Quốc đã chấp nhận hệ thống kinh tế của phương tây là ưu việt hơn so với hệ thống kinh tế mà đảng của ông theo đuổi?

HTT: Không thể nói là Trung Quốc đã thất bại. Trung Quốc luôn có những tiến bộ, từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tới ngày nay, nền kinh tế luôn phát triển không ngừng. Chúng tôi nhận ra rằng nền kinh tế thị trường là cách tốt để tổ chức nguồn lực xã hội nhưng nền kinh tế thị trường không thể được coi là tương ứng với chủ nghĩa tư bản.

Trung Quốc

Trung Quốc đang xây dựng nền dân chủ theo cách riêng của mình, theo ông Hồ Tích Tiến

Chủ nghĩa tư bản là khái niệm phân chia nguồn lực vì lợi ích của xã hội và nhân dân bằng tiền bạc (tư bản). Kinh tế thị trường là sự phản ánh mức độ tiến triển của nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không thể độc quyền hóa kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là khái niệm toàn cầu.

'Có thể học ở Hoa Kỳ?'
BBC: Là một đảng viên cộng sản, ông có tự hào rằng Trung Quốc có rất nhiều các nhà triệu phú trong khi cũng còn rất nhiều người đang sống ở mức sống với thu nhập rất ít ỏi?

HTT: Tôi nghĩ là vấn đề này cần được giải quyết. Khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo không phải là tốt. Chúng tôi phải tiếp tục nỗ lực trong việc làm giảm khoảng cách về thu nhập này.

BBC: Hoa Kỳ tự xem họ là người đi đầu về dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới. Ông nhận định về Hoa Kỳ như thế nào? Ông sẽ dùng những từ gì để miêu tả về Hoa Kỳ?

HTT: Tôi cho rằng Hoa Kỳ là một đất nước rất thành công. Nó cũng là một đất nước dân chủ. Hoa Kỳ có rất nhiều thứ mà Trung Quốc nên học hỏi. Nhưng Trung Quốc có hoàn cảnh rất riêng biệt khiến rất khó có thể bắt chước một số cách thức của Hoa Kỳ.

"Chuyện tranh đấu thì vẫn luôn còn đó. Nhưng chúng tôi có giới hạn của mình. Nay, tại Biển Đông đang có hòa bình, chứ không phải là chiến tranh"

Trung Quốc có thể học được ở Hoa Kỳ rất nhiều điều. Nền dân chủ của Hoa Kỳ là một cơ chế hay mà Trung Quốc có thể nghiên cứu. Khái niệm về nhân quyền của Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc có những tiến bộ.

Đồng thời Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống dân chủ riêng của mình. Chúng tôi phát triển cơ chế riêng của mình về nhân quyền. Nhưng Trung Quốc không thể hành động giống hệt như Hoa Kỳ.

BBC: Vâng, nhưng ông có cảm thấy hài lòng khi các chính trị gia Hoa Kỳ tới Bắc Kinh và cố tìm cách bảo đảm cho công dân nước ông các quyền này? Ông chào đón sự can thiệp của họ?

HTT: Tôi phản đối những việc họ làm. Trung Quốc phát triển cơ chế nhân quyền riêng của mình. Hoa Kỳ có thể là một ví dụ tốt cho Trung Quốc nhưng nó là tùy thuộc vào quyết định của Trung Quốc muốn làm cách nào và làm gì trên phương diện này.

'Đại bác ở Biển Đông'
BBC: Nhưng tạp chí của ông, tôi xin được đề cập tới ở đây, dường như chuyên về các tư vấn, đe dọa và thậm chí cả những xúc phạm tới các nước khác. Tại sao ông lại có thái độ thù nghịch như vậy đối với những người Mỹ tới Trung Quốc để nói chuyện về chính sách của Trung Quốc trong khi ông lại sẵn sàng bảo các nước khác phải làm gì?

HTT: Tôi cho rằng phương tây có quyền chỉ trích chúng tôi. Và chúng tôi cũng có quyền chỉ trích phương tây và đồng thời chỉ trích những chỉ trích của phương tây về Trung Quốc. Sự hội nhập giữa các nền văn hóa thường dựa vào những tương tác chặt chẽ hơn.

Phản đối Trung Quốc ở Philippines

Người biểu tình Philippines phản đối động thái trên Biển Đông của Trung Quốc

BBC: Nhưng ông vừa nói rằng ông phản đối các chính trị gia Mỹ tới Trung Quốc và khuyên đất nước ông phải làm gì để bảo vệ quyền công dân? Điều đó là hoàn toàn mâu thuẫn.

HTT: Tôi nghĩ suy nghĩ của ông là quá đơn giản. Trung Quốc là một đất nước phức tạp. Chúng tôi tiếp nhận các ý tưởng từ Hoa Kỳ, rất nhiều ý tưởng từ Hoa Kỳ nhưng khi các chính trị gia Mỹ tới Trung Quốc và đưa ra các yêu cầu thì đó là chuyện chính trị chứ không phải là chuyện ý tưởng nữa.

Chính trị có hậu quả tương tự. Chúng tôi phản bác chính trị của họ vì đó là chuyện chính trị chứ không phải là những ý tưởng.

BBC: Thế khi Trung Quốc bảo với Việt Nam rằng họ phải chuẩn bị sẵn sàng lực luợng hải quân của họ, và bảo cả Philippines phải chuẩn bị nghe tiếng súng đại bác, khi tờ báo của ông xỉ vả các nước khác thì đó là ý tưởng hay là chính trị?

HTT: Họ không thể can thiệp vào chính trị của chúng tôi. Và chúng tôi không can thiệp vào chính trị của họ.

BBC: Nhưng ông nói với tôi rằng chúng ta phải tương tác và phải đối xử tốt với nhau, phải lắng nghe nhau và học hỏi lẫn nhau?

HTT: Chúng ta phải đấu tranh với nhau. Nhưng ông có nghe thấy tiếng đại bác không? Không. Ông có nghe tiếng súng đại bác ở Biển Đông không? Không. Chuyện tranh đấu thì vẫn luôn còn đó. Nhưng chúng tôi có giới hạn của mình. Nay, tại Biển Đông đang có hòa bình, chứ không phải là chiến tranh.





http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140111_global_times_iv.shtml





__._,_.___

Reply via web post

Reply to sender

Reply to group

Start a New Topic

Messages in this topic (1)

RECENT ACTIVITY:

· New Members 3

Visit Your Group

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Mu.c dich cua Ban Tin la cung cap tin tuc & tai lieu cho doc gia tai Que Nha trong no luc tranh dau cho Tu Do Dan Quyen va Tu Do Ton Giao tai Vietnam.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Yahoo! Groups

Switch to: Text-Only, Daily Digest • Unsubscribe • Terms of Use • Send us Feedback

.



__,_._,___


____________________________________________________________________________
This email has been scanned for Viruses and Spam. For more information
please contact your local Business Unit Information Security representative.
____________________________________________________________________________




--
Lam Chan Tho

Avocat | Attorney

Malo Dansereau S.E.N.C.R.L.


E lamchantho@malodansereau.com

T +1-514-288-4241
F +1-514-843-8104

W malodansereau.com



407, boul. Saint-Laurent, Suite 800

Montréal (Québec) H2Y 2Y5



Information confidentielle: Le présent message, ainsi que tout fichier qui y est joint, est envoyé à l'intention exclusive de son ou de ses destinataires; il est de nature confidentielle et peut constituer une information privilégiée. Nous avertissons toute personne autre que le destinataire prévu que tout examen, réacheminement, impression, copie, distribution ou autre utilisation de ce message et de tout fichier qui y est joint est strictement interdit. Si vous n'êtes pas le destinataire prévu, veuillez en aviser immédiatement l'expéditeur par retour de courriel et supprimer ce message et tout document joint de votre système. Merci.



Confidentiality Warning: This message and any attachments are intended only for the use of the intended recipient(s), are confidential, and may be privileged. If you are not the intended recipient, you are hereby notified that any review, retransmission, conversion to hard copy, copying, circulation or other use of this message and any attachments is strictly prohibited. If you are not the intended recipient, please notify the sender immediately by return e-mail, and delete this message and any attachments from your system. Thank you.







Quốc Phương - Ls Lam Chan Tho gui 9/2022

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us