Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

Trang Thơ Văn Bạn Đọc - Vietlist.us

Vietlist.us

--------o0o--------

Chân Dung Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa



***

Phạm Bá Hoa

Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hy sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng!

Người quân nhân hy sinh vì tổ quốc, là sự hy sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi ơn. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi ơn, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hy sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được kính trọng.

Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tĩnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn!
Rồi chiến tranh chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối cùng “bị chấm dứt để thua trận! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của chạy lấy người, tị nạn trên đất Hoa Kỳ.
Với những thành phần tương tự như vậy hằng nửa triệu người, lũ lượt bị lừa vào hơn 200 trại tập trung trên khắp miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do lòng thù hận ngập đầu của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam mà tôi gọi là Việt Cộng. Hằng trăm ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa thể hội nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài trên toàn cõi Việt Nam!

Nhìn lại:

Cảnh đời thứ nhất. Trong cuộc đời tị nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với những bà vợ chúng ta, vốn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan!

Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là "dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản", lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!
Cảnh đời thứ ba. Riêng với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai cảnh đời nói trên. Hằng ngày phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng!

Và những bà vợ chúng ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và cố gắng vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: "Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?"

Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diểm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:

Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ "nhà vắng chủ". Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! ...

Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.
Một cảnh đau thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24 tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. "Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau này trong cảnh đời thua trận!" Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! ...

Bà cùng gia đình định cư vùng bắc California từ năm 1993, và chồng bà đã qua đời vào năm 2003.

Một cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại Sài Gòn, ra Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống...... Bà bị tai biến mạch máu não, nằm bất động một chỗ!

Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người nhà của bà nhận được giấy cho phép cho bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách nhà vỏn vẹn 1 cây số -khám Chí Hòa- Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả hai “chồng đứng đó, vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc...! Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản Việt Nam giam giữ trong các trại tập trung không hề có bản án, tiêu biểu qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy trên đất nước Việt Nam, đều trong nỗi khổ tột cùng đó!

Tình trạng bại liệt của Bà, theo Bà cùng chồng định cư tại Houston, tiểu bang Texas. Nhưng rồi, Bà từ trần năm 2004, và vài năm sau đó thì chồng Bà cũng chết.

Sài Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3 ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều hơn số đó phải hối lộ cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2 người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho 3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi.

Nếu nhìn toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ! Giả thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng nỗi đớn đau thương cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả!

Tôi hình dung những bà vợ chúng ta qua hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72 tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987.

Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh "Những Bà Vợ Chúng Ta",nếu không rõ nét thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây:

Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu.

Hai hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã!

Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài!

Quyển Chân Trời Dâu Bể của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và quyển Giữa Dòng Nghịch Lũ của Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm nuôi chồng trong tù. Ở phần kết, bà nói:

"... Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi -những bà vợ của các anh- đau khổ gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo. Bởi vì: Họ, đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ, chính là Vợ của các Anh".

Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung Nam Hà, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: "Ra tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và nuôi chúng mình”.

Bây giờ nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng ta, đã cõng vợ mình đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái đất như đã tự hứa, phải không quí vị?

Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quí đồng đội và quí vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to lên rằng:

“Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ, và tròn bổn phận làm Con”.

Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, thông cảm vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy.

Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên.

***

Riêng về hoàn cảnh của tôi.

Tôi bị nhốt trong Trại Long Giao tỉnh Long Khánh từ ngày 16/6/1975. Tháng 10/1975 chuyển đến Trại Suối Máu tỉnh Biên Hòa. Ngày 16/6/1976 chuyển ra bắc ở trại 2/Liên Trại 2/Đoàn 776 do quân đội Việt Cộng quản trị. Xã Việt Cường phía nam thị xã Yên Bái khoảng 6 cây số. Tháng 4/1978, chuyển xuống trại Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh do Công An quản trị.

Vợ Chồng tôi có 4 con trai và 1 con gái. Trong thời gian tôi bị nhốt trong trại tập trung Nam Hà, vợ tôi lần lượt cho các con chúng tôi vượt biển trong 3 thời gian khác nhau. Tháng 4 năm 1980, hai con trai vượt biển đến trại Songkhla, Thái Lan.Tháng 10 năm 1980, một con trai vượt biển đến Phi Luật Tân.Tháng 5 năm 1981, một con gái và một con trai vượt biển đến Singapore. Tất cả các con chúng tôi lần lượt đến Houston hồi tháng 12/1980, tháng 3/1981, và tháng 9/1981, với sự giúp đỡ của các em tôi định cư tại đây từ những năm trước đó. Bốn đứa con lớn, vừa đi học vừa đi làm, đứa nhỏ nhất học tiểu học.

Khi được tin hai con sau cùng đến được trại tạm trú Singapore, với nỗi vui mừng tột độ đó, tôi viết trang thư gởi “chui qua hộp thư chết” do tù hình sự đem ra nhà thăm nuôi, nhờ mang về Sài Gòn để vợ tôi gởi sang Hoa Kỳ cho các con chúng tôi. Sau khi đọc đi đọc lại mấy lần, tôi nắn nót từ trang thư thành “trang thơ tự do” có tên là
...

“Dù Thế Nào Anh Vẫn Nhận Ra Em”:
Vào một ngày nắng hạ
một chín bảy lăm (1975)
Anh phải đi “học tập”
Em ở lại cùng con
Một vòng tay, hai nụ hôn từ giã
Em đứng nhìn, đôi mắt đỏ long lanh
Em nghẹn ngào:
bởi vì đâu, hai đứa phải chia tay Anh hởi?
liệu cuộc đời, bước ngoặc có xa không?
Anh nói khẽ:
hoàn cảnh mình, ai biết được ngày mai
ta hẳn biết, sẽ sum vầy sau ba mươi ngày xa vắng! (1)

***

Nhưng
chẳng phải ba mươi ngày
cũng chẳng phải ba năm (2)
mà là một trăm bốn mươi bảy tuần trăng tròn khuyết (3)
Đó là thời gian
cũng là cuộc sống
Cuộc sống ấy, với biết bao gian khổ
Bủa vây Em, mà Em phải xông pha
Là vợ người chiến sĩ
hai mươi năm dài binh nghiệp (4)
tích lũy dần, đức tính đảm đương
Bằng tình yêu Chồng, và tình Mẹ thương Con
Em chấp nhận cuộc đời
giẫm lên mà bước
đạp xuống mà đi
và Em đi thật vững
Với Anh
dù ngàn dặm xa xôi cách trở
dù nắng hạ oi nồng
dù rét buốt mùa đông
Em vẫn đến thăm chồng
bằng tất cả tâm hồn trong sáng ấy
Với Con
dù trên lằn ranh tù ngục
dù trên lằn biên sống chết
dù ray rứt tâm tư
bởi tình thương người Mẹ
Nhưng
vì tương lai con trẻ
Em tập trung nghị lực
vẫn lệ nhòa, khi tiễn các Con đi ...

***

Các Con này

đường tương lai trước mắt
Phải trau dồi Kiến Thức
Đạo Đức phải vun bồi
Và giũa mài Nghị Lực
phải vững vàng, bước tiếp nghe Con
Đừng ngập ngừng, khi vấp ngã
Hãy đứng lên, kịp bước với bạn hiền
Thành công nào, cũng trả giá nghe Con
Và chính đó, mới vẹn tròn ý nghĩa
Ráng nghe Con
đừng phụ Mẹ Ba
với Ông Bà Cô Chú Cậu Dì

***

Em
Mười hai năm qua
Em đã lớn biết bao
lớn bởi cách nhìn
lớn do cách nghĩ
lớn về tầm cao nghị lực
và lớn về chiều sâu tâm hồn
Ôi!

Nỗi cô đơn, những năm dài cách biệt
Tình yêu chồng
Em đong bằng nước mắt!
Tình thương Con
Em nhỏ lệ cánh thư dài!
Giờ đây
một vòng tay, hai nụ hôn đoàn tụ
nói gì đây, Anh biết nói gì đây
Anh chỉ nói được rằng:
Dù thế nào, Anh vẫn nhận ra Em
bởi Em, có một tình yêu đầy đặn với Chồng
bởi Em, có một thương dào dạt với Con
bởi Em, có một tình quyến thuộc họ hàng
và bởi Em, có một tình người với bạn
Dù thế nào, Anh vẫn nhận ra Em
bởi Em, là nửa phần hơi thở của hồn Anh
bởi Em, là nửa phần con tim Anh đang nhịp
và bởi Em, là nửa phần cuộc sống của riêng Anh
Dù thế nào, Anh vẫn nhận ra Em
bởi Em là Người Vợ
Người Yêu
Người Bạn Đời mãi mãi của riêng Anh
Dù thế nào Anh vẫn nhận ra Em
để hôn Em, với những nụ hôn dài
và hôn Em, với những nụ hôn dài …

(1) Tại Sài Gòn, thông cáo của cộng sản bảo chuẩn bị học tập 30 ngày.
(2) Tại trại Tam Hiệp, cộng sản nói chính sách cải tạo 3 năm.
(3) 147 tháng, hay là 12 năm 3 tháng trong các trại tập trung.
(4) 21 năm trong quân ngũ.

***

Thêm một chút tâm sự cho vẹn tròn.

Những trang thơ tự do đến lúc viết gần xong mà vẫn chưa “tìm” được tên của bài thơ. Trong lúc băn khoăn ấy, thì người bạn đồng tù với tôi trong cùng Buồng Giam ở Trại Nam Hà được phép ra nhà thăm nuôi gặp vợ. Khi trở vào buồng giam, bạn ấy khóc đến mức anh em trong buồng giam phải ngạc nhiên. Tối hôm ấy, tôi hỏi Anh có chuyện gì mà Anh buồn quá vậy? Anh bật khóc nữa! Mãi một lúc sau, tay Anh lau nước mặt, miệng thì thầm nho nhỏ bên tai tôi, rằng:
“Anh biết hông, vào nhà thăm nuôi thấy có một chị ngồi trên băng bên kia bàn, tôi ngồi băng bên này bàn, nhìn qua nhìn lại mà hổng thấy vợ tôi đâu hết. Một lúc sau, con nhỏ Công An hướng dẫn thăm nuôi nó hỏi tôi:

“Sao Anh không nói gì với vợ Anh vậy?
“Vợ tôi đâu mà tôi nói”.
“Vậy chớ ai ngồi trước mặt Anh đó?”

Tôi liền nhìn chị ngồi trước mặt tôi mà tôi thấy từ lúc bước vào, hóa ra là vợ tôi. Tôi liền hỏi một câu mà bất cứ lúc nào tôi nhớ đến câu ấy là tôi khóc. Tôi hỏi: “Sao Em ốm mà khác quá vậy?” Và vợ tôi càng khóc càng gục đầu lên mặt bàn, như không muốn nhìn thấy thằng chồng này nữa ...

Rồi Anh lại khóc sướt mướt ... Tôi ôm vai Anh một lúc, rồi trở về chỗ nằm. Nằm mà suy nghĩ “không hiểu Anh ấy tại sao lại hỏi vợ một câu quá nhẫn tâm như vậy? Và quảng đời còn lại, liệu bạn ấy có được vợ tha thứ hay không nữa”.

Sáng hôm sau, trong đầu tôi vẫn quanh quẩn với câu chuyện đêm qua. Tôi nghĩ, vì bao năm vất vã lo cho các con trong xã hội cộng sản độc tài, lo cho chồng trong trại tập trung của cộng sản hận thù khắc nghiệt, vợ anh ấy ốm yếu gầy gò đến mức chồng không nhận ra được. Trong trại tù, anh là người vui tính thường hay chọc anh em cười cho vơi nỗi buồn. Vì vậy rất có thể lúc sống bên nhau anh thường hay nói đùa với vợ, nhưng vì quá bất chợt làm anh quên hoàn cảnh vợ chồng đối diện nhau ngay bên ngoài trại tù mà anh nêu câu hỏi như đang đùa chăng?

Rồi tôi “nhìn lại” vợ tôi, cũng trong hoàn cảnh khốn khổ đó. Suy nghĩ một lúc, tôi liền biến đổi câu hỏi tồi tệ của anh bạn trở thành tựa bài thơ tự do tôi viết gởi cho vợ tôi “Dù Thế Nào Anh Vẫn Nhận Ra Em” rất đúng với nội dung, như một lời mà tôi tự hứa với vợ tôi vậy.

Hình chụp năm 1958 (sau lễ cưới) và năm 2013 (kỷ niệm 55 năm)

Năm 2021 này là kỷ niệm năm thứ 63.

*****

Phạm Bá Hoa

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us