Home Page Vietlist.us

Trang Bạn Đọc dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

Trang Bạn Đọc - Vietlist.us




Thủ tục của một cái hắt hơi

HL

Ai trong chúng ta chưa từng hắt hơi nhỉ . Không những chỉ có "từng" mà còn từng nhiều lần, rất nhiều lần là khác . Nhưng có ai để Ý là trong vụ hắt hơi này, Đông và Tây có những điểm giống nhau. Hay nói 1 cách cụ thể, giản dị , và gần gũi nhất là ở Việt Nam chúng ta cũng có những kiểu cách hết sức lịch sự nếu chưa muốn nói là văn minh y chang như ở Mỹ này . Mà lại có từ lâu đời rồi chứ chẳng phải mới đây đo Việt kiều đem về .

Hãy nhớ lại mà xem, thường là đối với những đứa bé, khi chúng hắt hơi , các bà cụ quê thường sốt sắng nói : Chúa chữa thằng bé, Chúa chữa con bé hay Chúa chữa con tôi . Nhưng, lạ là chỉ có ở nhà quê mấy bà cụ già mới nói thế thôi . Thành thị họ cho là lẩm cẩm quê mùa nên chỉ để dành cho các bà mà họ cho là nhà quê .

Qua đến Mỹ này , mới thấy nhiều tập quán rất thân thương , tuy hơi biểu lộ tình cảm , sự qua tâm qúa đáng như những người quen sống chung trong làng mạc với nhau .

Do sự cách biệt khá lớn về môi trường tạo nên nhịp độ phát triển khác nhau nên cũng có những cách biệt đời sông giữa thôn quê và thành thị . Từ đó, phong tục tập quán hay thói quen, sự biểu lô tình cảm cũng khác xa.

Ngưòi thành thị thường có khuynh hướng giữ 1 khoảng cách với nhau : È dè và khách sáo; nhất là dân của những thành phố lớn , nơi người ta thường có dịp tiếp xúc với thế giới bên ngoài, có thể là người ngoại quốc đến viếng thăm hay sinh sống . Ngoài ra thành thị cũng là nơi tập hợp của đủ mọi thành phần trong xã hội . Sự đa dạng và phức tạp đó trong đời sống làm ngăn cản người ta đến với nhau 1 cách dễ dàng .

Trong khi đó người dân quê dường như vẫn còn quanh quần với nhau sau luỹ tre làng, chưa hoàn toàn quen với việc đô thị hoá xóm giềng của mình Có lẽ vì vậy mà tập quán được duy trì lâu hơn chăng ? . Vẫn còn có cảnh bỗng dưng bà hàng xóm xồng xộc vào nhà, lướt nhanh vào tận bếp -cũng ngay phòng ngủ và phòng khach miệng nói , tay làm mượn mà như lấy vài củ hành hay dăm ba nhánh tỏi . Ấy thế mà gần gũi thân thương lắm . Thấy thằng bé nào đó trong xóm nhảy mũi bèn nói ngay như nói với con cháu mình : Chúa chữa mày con ơi.

Người thành thi thì ngại ngần biểu lộ những quan tâm kiểu xấn sổ ấy: Kệ người ta đi, chuyện người ta để ý khẻo bị coi là tò mò, vô duyên can thiệp vào đời tư người khác . Đâm ra thói quen vồn vã quan tâm đến ngưòi khác bị bỏ quên . Dần dà, có lẽ chúng ta xa lạ với những ân cần, hỏi han đến những người không thân thiết, có khi quên cả biểu lộ tình người .

Hồi mới qua Mỹ chắc hẳn có nhiều người đã lạ lẫm ngượng ngập khi bỗng dưng “át xì” nơi cộng và những người chung quanh, kể cả người khác phái quay lại nhìn mình và nói :

-God bless you!

Đôi khi mình bị "át xì" 1 dây ba bốn cái thì có người nào đó lên tiếng ngay :

-Are you OK ?

Ở Việt Nam nhất là sau khi việt cộng chiếm miền Nam, khi cuộc sống trở nên khốn đốn, chật vật với miếng ăn thì lòng người cũng cằn cỗi lạnh lùng hơn . Những ân cần bằng lời được coi như có tính cách trình diễn của lớp tư sản như lạc lõng giữa đám người ca ngợi vô sản và cuồng tín nhắm mắt đạp lên nhau mà tiến lên XHCN ( Xạo hoài chán ngắc). Cuộc sống là lăn lộn dành dựt nhau, 1 mắt lo kiếm ăn, 1 mắt lo để ý kẻo bị nhà nước cướp cạn . Đời sống quá căng thẳng, lo thân mình chưa xong còn còn bụng dạ nào mà nghĩ đến ân cần với người dưng .”

Thế nên muốn hắt hơi thì cứ việc "át xì" còn ai “át xì” thì cũng mặc kệ người ta . Có không cảnh 1 người biết mình sắp hắt xì vội vã lấy khăn (giấy) che và quay đi chỗ khác áy náy vì mình đã phá tan bầu không khí đang trong sạch và yên ắng nên tỏ ý xấu hổ lật đật nói trong lúc "át xì ":

-Excuse me!

Người chung quanh tức thì quay lại tỏ ý quan tâm, ân cần nói:

-God bless you!

Người ta đã có lòng như thế thì mình cũng phải tỏ r a biết điều chứ nhỉ, bèn nói lời tri ân :

-Thank you

Người được cám ơn sẽ khiêm nhường, và lịch sự :

-You are welcome

Nội chuyện sắp đến gần 1 người mà sợ họ không biết sẽ bị giật mình hoặc bất bình vì bị đến gần quá, người ta cũng phải báo cho người mà mình sắp phải đến gần hoặc phải lách qua để đi bằng cách nói sao vừa đủ cho họ nghe:

-Excuse me!

Thường là người kia sẽ vội vàng trả lời hoặc là

-Yes...?

Nếu thấy mình như muốn đến gần nói gì đó với họ , hoặc sẽ là :

-Oh!, sorry .

Và nép qua 1 bên nhường chỗ . “ Xin lỗi, tôi đã cản đường ...”

Chỉ có những người chưa học được nếp sống văn minh mới cho là mình đã thật can đảm và sáng suốt : Dám nghĩ, dám làm là hiên ngang cắt dòng người đang xếp hàng để chen vào cho nhanh cho được việc của mình . Ở Viet Nam có thể là có cãi nhau chí choé hoặc đánh nhau ra trò nếu như hữu duyên mà “kẻ tám lạng” kỳ phùng “người nửa cân” . Ở Mỹ này có thể kẻ xen ngang đó chẳng bị gì cả . Cũng có thể kẻ do gặp xui đúng ngay người thích công bằng đi kiếm bảo vệ cho 1 bài học . Nhưng có lẽ thông thường nhất là kẻ không biết điều đó sẽ được mọi người xính xái cho là thôi thông cảm , có lẽ y ta vừa ở trong rừng ra vì mới thoát thai lên làm người từ kiếp vượn ấy mà .



Đôi bạn



Home Page Vietlist.us