paper

Home Page Vietlist.us

lacomau
-------------oo0oo---------------



Trở Lại Galang, Nam Dương

Một chuyến đi thầm lặng, hạnh phúc và nhiều ý nghĩa

source: http://www.congdongnguoiviet.fr/SinhHoatCD

Nguyễn Thế Phong, C/N 2010/03

Melbourne (Úc Châu) – Tháng 10/2009, tôi là một thành viên trong phái đoàn đi thăm Galang do Văn Khố Thuyền Nhân VN tổ chức để trao thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới và Úc Châu yêu cầu chính phủ Indonesia tiếp tục duy trì di tích lịch sử của trại tỵ nạn Galang sau khi nhà cầm quyền CSVN yêu cầu chính phủ Indonesia dẹp bỏ trại tỵ nạn này. Gia đình tôi và vợ của tôi đều là người tỵ nạn tại Galang.

Sau 30 năm trở lại chốn cũ, tôi vô cùng xúc động với nhiều tâm trạng và suy nghĩ ngổn ngang thầm kín. Ðối với tôi chuyến đi này là một lời nhắn gởi, một sự lay động đánh thức tôi dậy và chất vấn tôi rằng : hơn 30 năm rồi kể từ ngày rời đảo tỵ nạn này tôi đã làm được một nghĩa cử gì cụ thể để tỏ lòng cám ơn những người dân Indonesia tại đảo Galang nhỏ bé này chưa ? Vẫn biết rằng thức ăn và nhà cửa trại tỵ nạn tại Tarempa, KuKu và Galang mà gia đình tôi đã tạm trú là do Cao Ủy Tỵ Nạn cung cấp, nhưng nếu chính phủ và người dân Indonesia đã có cùng một thái độ đẩy người tỵ nạn ra biển như chính phủ Malaysia đã làm đối với chiếc thuyền tỵ nạn với 1100 sanh mạng của chính gia đình tôi thì việc gì đã xảy ra cho con tàu và 1100 người trên tàu ? Tôi tự hỏi.

Trở về lại Úc tôi tự hứa với lòng mình và 550 anh linh của 550 ngôi mộ của những người Việt tỵ nạn bỏ mình tại đảo Galang là tôi sẽ làm một cái gì đó để bày tỏ lòng tri ân của gia đình tôi và của tôi đối với người dân của đảo Galang vì trên chuyến xe đi tham quan Galang vào tháng 10/2009, tôi đã nghe một câu nói vô cùng chua xót của người hướng dẫn viên Indonesia là “Mặc đầu đã có hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn tạm trú tại đây (Galang) nhưng cho đến nay chỉ có người Ðài Loan đóng góp cho Galang qua việc trùng tu và xây cất những ngôi chùa tại đây mà thôi. Nhưng it ra thì người dân Galang cũng được hưỡng nhờ chút ít vì có công ăn việc làm”. Câu nói của ông làm tôi đau nhói, xấu hổ và buồn vô hạn vì tôi là một trong số hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn ấy.

Tôi quyết định làm một cuộc hành trình cá nhân thầm lặng của riêng tôi và gia đình để tạ lỗi với đất nước và người dân ân nhân đã cưu mang gia đình tôi và đồng bào tỵ nạn của tôi. Tôi tự nhủ phải làm ngay để tránh cho lòng mình khỏi kiếm cớ trì hoãn rồi không làm gì cả. Với khả năng và tài chánh hạn hẹp của gia đình tôi, đây là một công việc vô vàn khó khăn. May mắn thay một số bạn bè thân thương nhất của gia đình đã giúp tôi thực hiện ước nguyện này bằng cách đóng góp tài chánh cho những món quà mà tôi sẽ thay mặt họ hiến tặng cho người dân Indonesia tại Galang. Riêng tôi thì đi cắt cỏ thuê và dành dụm để trang trải cho phần vé máy bay và nơi cư ngụ của chuyến đi.

Tôi đến Batam, Indonesia vào ngày sáng ngày 22/02/2010 và được ông Edi và vợ là Nora người Indonesia đón tại bến phà và đưa tôi bằng chính xe của ông bà trực chỉ Galang. Trên đường đi tới Galang chúng tôi “pick up” anh Abu, một người Indonesia trẻ đã lớn lên cùng với người Việt tỵ nạn Galang từ lúc thành lập trại cho đến ngày trại đóng cửa nên anh nói tiếng Việt rất rành. Tôi muốn đến thăm ngôi trường tiểu học Galang để chào hỏi, thưa chuyện cùng quý thầy cô và tìm hiểu tận chổ những nhu cầu của trường này và các em học sinh.

Tôi vô cùng xúc động trước cảnh thiếu thốn của nhà trường : với 123 em học sinh tiểu học, 14 em nhà trẻ (Kindergarten) và 14 thầy cô giáo viên, nhà trường chỉ có 1 máy computer cũ (khoảng thập niên 80), trường không có máy printer, không có máy photocopy hay máy chữ bằng điện nào cả. Cả trường cũng không có được một cái quạt máy mặc dù trời và phòng học cực kỳ nóng bức. Tôi nhìn lên tường thấy có một cái hộp cứu thương “First Aid” nhưng không có gì ngoại trừ một lọ thuốc đỏ nhỏ.

Mỗi lớp học có một bảng trắng (whiteboard) nhưng đã quá cũ và ngã mầu đen rất khó để có thể đọc được chữ. Riêng lớp nhà trẻ (kindergarten) thì hầu như trống rỗng và thiếu hẳn những hình ảnh trang hoàng, đồ chơi hay bút chì màu cho các em. Phòng của quý thầy cô thì có đuợc một bình nước nhỏ, bình nước được bọc vải để giử cho nuớc khỏi bị nóng thế thôi ... Nói chung, trường tiểu học Galang, nơi người dân ân nhân của tôi sống chỉ có thế.

Tôi dành trọn ngày hôm sau 23/02 ở Batam để mua sắm quà tặng cho trường tiểu học Galang và các em thiếu niên tại Galang. Ông bà Edi và anh Abu dành trọn thì giờ cho tôi. Họ vui sướng và cảm động khoe cho hết mọi người mà họ gặp, đặc biệt là những người chủ shop và nhân viên bán hàng rằng đây là một người Việt tỵ nạn tại Galang trở lại để giúp các em học sinh và trường học tại Galang. Một số chủ shop vui vẽ giảm giá một cách đặc biệt cho tôi. Lòng tôi nôn nao, vui sướng và hãnh diện vô biên với danh xưng “Người Tỵ Nạn Việt Nam”.

Anh Abu tình nguyện ở lại với tôi tại Batam để làm thông dịch cho tôi mặc dù vợ anh đang có bầu 5 tháng với đứa con đầu lòng rất cần sự có mặt của anh ở nhà. Ông bà Edi thì đóng cửa văn phòng du lịch vô cùng đông khách của họ và dùng xe nhà để đưa tôi đi mua sắm. Ông Edi không ngớt cười vui và lặp đi lặp lại câu nói : “Mr ... you do not realize how big the thing you are doing today. It’s going to be very loud ... very loud. It will change everything ... everything people have thought of your people before this Mr ... It’s will be very loud”.

Tối ngày 23/02, tôi nhờ anh Abu giúp tôi soạn một vài lời cảm tưởng và cám ơn bằng tiếng Indonesia. Anh Abu không biết viết tiếng Indonesia hay tiếng Anh nên tôi nói tiếng Việt rồi anh nói lại bằng tiếng Indonesia để cho tôi phiên âm thể theo những gì tai tôi nghe được. Thế rồi gần khuya chúng tôi cũng xong bài phát biểu, anh Abu cẩn thận yêu cầu tôi đọc đi đọc lại để anh sửa cho hoàn chỉnh vì anh không biết đọc. Ngày hôm sau trước khi lên đường đi Galang anh đi khoe cùng khắp những quán ăn chung quanh quán trọ chúng tôi ở và bắt tôi đọc cho họ nghe bài diễn văn bằng tiếng Indonesia mà nội dung nói lên lòng tri ân của người Việt tỵ nạn đối với đất nuớc và người dân Indonesia, đặc biệt là người dân Galang. Mặt anh hồn nhiên, rạng rỡ, và vui sướng như một đứa bé khiến tôi cũng lây lất hãnh diện.

Vì chúng tôi mua nhiều đồ hơn dự tính nên ông bà Edi phải thuê một chiếc xe minibus để chở chúng tôi và quà tặng. Trên đường đi, chưa đến Galang, chúng tôi đã được người thân của anh Abu cho biết là cả làng Galang đã bàn tán, thao thức và chờ đợi suốt 2 ngày qua, đặc biệt là các em bé lớp Kindergarten. Ðêm qua, nhiều em không ngủ vì nóng lòng muốn biết lớp của các em sẽ có những gì.

Hôm nay, các em học sinh và thầy cô giáo mặc đồng phục đặc biệt và phụ huynh của các em cũng quanh quẩn bên ngoài trường học để theo dõi. Một số em học sinh đang quét dọn sân trường lần cuối để đón “phái đoàn” khi xe chúng tôi đến nơi. Thầy hiệu phó cùng quý thầy cô tươi cười đón phái đoàn của chúng tôi gồm có ông bà Edi, anh Abu và tôi. Các em học sinh thì nói “Salamat Pagi” (Good Morning) với những nét mặt thật rạng rỡ.

Với sự giúp đỡ và thông dịch của ông Edi, những món quà nhỏ bé của chúng tôi được mở ra trước sự chứng kiến của các thầy cô và các em : một máy computer hiệu Compaq, một máy printer màu bao gồm cả scanner và photocopy hiệu Canon, 2 bảng trắng lớn, 1300 cuốn tập, 1300 cây viết mực và 1300 cây viết chì, máy gọt viết chì, bút màu, đồ chơi, posters học tiếng Anh cho các em Kinder, một trái banh soccer, một trái banh bóng chuyền và 2 trái banh đá cầu (đặc biệt của Indonesia), thuốc, băng và vật dụng cứu thương cho hộp First Aid của nhà trường và riêng cho quý thầy cô thì có một máy làm nước lạnh và nước nóng (water dispenser).

Tôi đã ngỏ vài lời cám ơn bằng tiếng Indonesia mà anh Abu đã giúp tôi soạn đêm hôm trước. Quý thầy cô và các em học sinh có vẻ vô cùng thích thú về điều này. Tôi hy vọng mình đã không phát âm trật hay nói điều chi thất lễ. Một nghĩa cử thật tự nhiên của các em học sinh kế đó đã làm tôi muốn bật khóc vì từng em, từng em một dùng hai tay của mình chắp lấy tay của tôi, miệng nói “thank you” rồi nâng tay của tôi đụng vào trán của mình. Không bút mực nào có thể tả xiết cảm xúc của tôi lúc bấy giờ. Ðúng ra tôi phải là người làm cử chỉ đó đối với quý thầy cô và các em vì tôi và hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn còn sống đến ngày hôm nay là do ơn cứu sống của đất nước Indonesia. Những quà tặng cám ơn nhỏ bé vô giá trị này làm sao sánh được ơn cứu mạng mà đồng bào tôi đã đón nhận ! Tôi sẽ suốt đời không bao giờ quên giây phút thiêng liêng ấy của một người tỵ nạn.

Rời trường tiểu học với các em học sinh và quý thầy cô đứng tiển đưa và một số em chạy theo xe vẫy chào và nói cám ơn, chúng tôi ghé nhà của anh Abu để thăm hỏi cám ơn vợ của anh và dùng cơm trưa tại đó. Trước đó tôi cũng tặng cho các em thiếu niên của làng Galang một trái banh soccer, một lưới bóng chuyền và một banh bóng chuyền. Sau buổi cơm trưa, tôi nhờ anh Abu đưa tôi đi thăm và tặng một số tiền mặt nho nhỏ cho 10 người cao niên goá bụa và đơn chiếc trong làng, trong đó có một cụ bà đã trên 100 tuổi.

Sẵn trên đường đi bộ thăm những cụ già nghèo và neo đơn, Anh Abu đưa tôi vào thăm 2 trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp Galang. Một sự việc bất ngờ xảy ra tại sân trường trung học đệ nhất cấp Galang đã làm tôi bàng hoàng và choáng váng. Ðó là khi tôi và anh Abu vào sân trường và tôi định vào xem một lớp học thì có 4, 5 em học sinh nữ hỏi Abu tôi là ai. Abu nói tôi là một người tỵ nạn VN trước đây ở Galang. Một em nhìn tôi với cặp mắt không mấy thiện cảm và thốt lên một câu nói bằng tiếng Việt : “ÐI VỀ ÐI ! !” những em còn lại nhìn em đó rồi cùng loạt lặp lại “Ði về đi” vừa nói các em vừa cười như thể nhạo báng.

Tôi nghe nhói trong tim. Có lẽ các em đã chứng kiến những phái đoàn người tỵ nạn VN đến tham quan Galang nhưng chưa có làm gì cụ thể để giúp họ trong lúc nghèo túng như họ đã giúp người Việt tỵ nạn trong cơn thập tử nhất sanh mười mấy năm trước đây, vì vậy các em trở nên có ác cảm với người Việt tỵ nạn chăng ? Liền khi ấy tôi cũng cảm nghiệm được nhiều hơn nữa tầm quan trọng và ý nghĩa của những gì mà chúng tôi (những người bạn của tôi ở Melbourne và tôi) đã làm tại trường tiểu học Galang chỉ cách đó mới hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi hy vọng rằng thái độ của các em và người dân Galang sẽ thay đổi một khi các em biết tôi đến Galang để làm gì.

Tiếp xúc với quý thầy cô của hai trường trung học, tôi khám phá ra một sự thật đau lòng, đó là cả làng Galang này ban ngày không có điện. Ðiện chỉ được công ty điện cung cấp từ 6 giờ tối đến 12 giờ khuya mà thôi. Nhà ai muốn có điện ban ngày phải chạy bằng máy điện. Trường trung học đệ nhị cấp có 10 máy computer cũ (thập niên 80) nhưng chỉ để chưng vì không có điện. Trường trung học đệ nhất cấp cũng có một máy computer cũ nhưng cũng không xài vì không có điện. Khi tôi xin phép được coi qua máy phát điện của nhà trường thì thầy hiệu trưởng sai một em học sinh đem máy phát điện vào phòng cho tôi coi luôn vì máy nhỏ quá. Công suất chỉ có 2 Amperes ! Nay thì tôi hiểu ra tại sao không trường nào có máy quạt cả vì có cũng không dùng được vì máy điện quá nhỏ và yếu. Tôi được biết là máy phát điện của cả ba trường đều giống nhau : chỉ có 2 Amps ! !

Thế thì làm sao trường tiểu học có thể sử dụng máy computer, scanner, photocopier và printer mà tôi vừa tặng ? Có lẽ thỉnh thoảng tắt hết mọi thứ để chỉ xài máy computer hay chỉ chưng bày để cho các em học sinh nhìn thấy mà lên tinh thần rằng trường các em cũng có máy computer hiện đại chăng ?

Tôi dành ngày hôm sau để tìm hiểu giá cả của một máy phát điện khả dĩ cung cấp đủ điện cho ít nhất hai trường trung học tại Galang có điện để sử dụng máy computer mà quạt máy hay cả đến những máy lọc nước mà chúng tôi vừa mới tặng cho trường tiểu học và trung học đệ nhất cấp. Với sự giúp đỡ của Edi, tôi đã tìm thấy một tiệm cung cấp máy phát điện tại Batam. Máy phát điện chạy bằng dầu diesel với công suất 45 Amps đủ cung cấp cho cả 2 trường trung học sử dụng trị giá $1200 Úc kim. Tôi ước gì mình có số tiền lúc ấy ! Nhưng tôi tin chắc chắn với nỗ lực của các vị mạnh thường quân tại Úc hai trường trung học với hơn 200 học sinh tại Galang sẽ sử dụng được máy computer, mặc dầu cũ, lần đầu tiên của họ !

Tôi rời Indonesia với tâm trạng tiếc nuối là mình không có khả năng cho được cái mà Galang cần nhất đó là máy phát điện cho nhà trường, nhưng cũng vô cùng vui sướng đã làm được một việc quan trọng đó là cám ơn và tạ lỗi đối với người dân Galang ân nhân cho chính bản thân tôi và gia đình của tôi. Xin cám ơn các anh chị thân thương, những người đã đóng góp của ít lòng nhiều tại Melbourne cho các em học sinh tại Galang và giúp cho tôi thực hiện được chuyến đi đầy ý nghĩa này.
Xin Ơn Trên, Hồn Thiêng Sông Núi và Hương Linh của các đồng bào bỏ mình trên đảo tỵ nạn Galang và các trại tỵ nạn khác trả công bội hậu cho quý anh chị và gia đình.

Trân trọng kính chào và cám ơn quý anh chị.

(Người bạn đồng hành mà quý anh chị đóng góp đã biết là ai).

Nguyễn Thế Phong

http://www.congdongnguoiviet.fr/SinhHoatCD/1003TroLaiGalangH.htm

----------------oo0oo-------------------

Một vài hình ảnh cũ xưa ở các Trại Tịn Nạn

(source: VNBP và các nguồn khác)

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Galang

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

galang
Trại tị nạn Bidong

----------------oo0oo-------------------

Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần lén lút bán nước cho Trung Cộng . Ngày nay người ta tìm thấy các văn kiện bán nước nầy được ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau: thư riêng, nghị định, hiệp ước v.v... Dù ẩn dấu dưới hình thức nào thì hậu quả cũng như nhau: đàn anh Trung cộng lấn chiếm đất liền, hải đảo, vùng trời, vùng biển ... của dân tộc Việt Nam mà cha ông ta đã bao phen đổ máu giử gìn .

lacomau
Văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký dưới hình thức thư riêng.

lacomau

lacomau lacomau

--------------oo0oo-------------

lacomau

Home Page Vietlist.us

paper