tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

VÀI CẢM NGHĨ VỀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ CỦA ĐÀI BBC BỊ CHỦ ĂNG-LÊ CẮT CỔ

NGUYỄN THIẾU NHẪN

Không biết có phải cái bọn VC và bọn “bồi thần” (chữ dùng của sử gia Tư Mã Thiên để chỉ “bọn tay sai của lũ tay sai, bọn đầy tờ của lũ đầy tớ)” đã hết thời hay không mà sắp sửa tới “ngày oan trái 30 tháng 4” lần thứ 36 thì ông chủ Ăng-lê của đài này đã ra lệnh cắt cổ chương trình Việt ngữ trên đài này.

Ai buồn vui ra sao không biết chứ tôi thì rất hoan hỉ. Lý do rất dễ hiểu là sẽ khỏi phải nghe những chuyện rất ư là chướng tai, như chuyện năm ngoái cái chương trình Việt ngữ của Bọn Bọ Chét trong đài BBC đã chọc nhột người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản bằng những bài phỏng vấn mấy tên cựu Tướng QLVNCH nằm vùng chó chết như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Hữu Có.

Đài BBC tiếng Việt đúng là “bọn bọ chét”! Năm ngoái, sau khi chọc nhột người Việt bằng bài viết mất dạy của chuẩn-tiến-sĩ “mén” Đỗ Ngọc Bích, đài này bèn chơi luôn một bài phỏng vấn anh cựu Chuẩn Tướng “già” nhưng lại “bạc đầu, đen óc” là Nguyễn Hữu Hạnh để anh tướng phản bội miền Nam này nổ bậy về chuyện Hoàng Sa.

Để biết anh cựu Tướng theo Cộng vào giờ thứ 25 này “nổ bậy” ra sao, xin mời độc giả đoc bài phỏng vấn của đài BBC tiếng Việt ngày 10-5-2010, có nội dung như sau:

“Khó Mà Trông Chờ Vào Người Mỹ

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh 87 tuổi, nguyên Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là 1 trong 16 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của miền Nam còn ở lại khi Sàigòn thất thủ tháng 4 năm 1975.
Từ khi sau khi kết thúc chiến tranh, ông sống ở trong nước và sinh hoạt Mặt Trận Tổ Quốc. Đài BBC đã nói chuyện với Chuẩn Tướng Hạnh về vai trò của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam :

-Nguyễn Hữu Hạnh (NHH): Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô. Tôi nói thật, trong tất cả các đời Tổng thống Việt Nam, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị lật đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh - mười mấy lần chứ có ít đâu. Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vốn không bằng lòng. Thậm chí lần thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sơ hơn là thấy thích. Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lãnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao. Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam .

-BBC: Thưa ông, một thế hệ người VN cảm thấy rằng họ bị Mỹ phản bội và bỏ rơi. Họ sẽ nghĩ như thế nào khi chứng kiến nỗ lực của Chính phủ VN hiện tại trong quá trình thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ?

-NHH: Hiện tại VN đang cố gắng thúc đẩy quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ… Đảng CSVN cũng đang cố gắng làm thế nào để hòa hợp với tất cả các nước. Tôi nghĩ, tôi chẳng có ước muốn gì cao hơn là làm sao để VN hoà nhập thế giới một cách tốt đẹp.

-BBC: Có ý kiến cho rằng hiện nay, trong các vấn đề nóng thí dụ như bảo vệ biển đảo VN trước đe dọa của ngoại bang, thì VN phải dựa vào Hoa Kỳ, vào trợ giúp của Hoa Kỳ. Liệu ông nghĩ đó có khả thi không, thưa ông?

-NHH: Mỹ cũng chỉ là một nước, một quốc gia có thể liên quan trong vấn đề này thôi. Cần phải xem lại lịch sử cái thời mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm mất Hoàng Sa (1974). Mỹ cũng ở đó, mà có giúp gì không? Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đánh nhau với Trung Quốc rồi để mất đảo như thế nào, vai trò các nước ra sao, phải xem lại. Tranh chấp biển là vấn đề phức tạp, liên quan tới nhiều quốc gia. Biển Đông chẳng phải riêng của nước nào, nhiều nước đều liên quan (chủ quyền). Trông chờ một nước giúp mình thì chắc không phải dễ. Đây cả là một quá trình tranh đấu của nhiều nước.


*
Nghe một ông cựu Tướng nằm vùng như Nguyễn Hữu Hạnh được chương trình Việt ngữ của BBC phỏng vấn coi vậy mà ít bực mình hơn nghe “những kẻ chàng hảng” ở Mỹ trả lời phỏng vấn của đài này.

Xin mời độc giả nghe những lời “Ngư, Tiều vấn đáp” giữa phóng viên Việt ngữ của đài BBC phỏng vấn bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch của cái gọi là Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam .


Cách đây khoảng 10 năm, khi phóng viên Việt ngữ của đài BBC đặt câu hỏi:

-BBC: Bà có nghĩ rằng những người quan tâm đến dự luật hay tham gia vào vận động dự luật này tại Mỹ thì đa số những người đó đều là những người có quá khứ không thể chiụ được giữa hai cái lực… tức là vẫn có cái sự gì đó mắc víu với quá khứ. Còn những người trẻ họ có quan tâm hay không?”

-Ngô Thị Hiền (NTH): Thưa anh, nếu mà nói điều đó thì hoàn toàn không đúng. Trong buổi đi vận động đông nhất trong ngày 15 tháng 7 thì rất nhiều người trẻ đã vào cuộc họp đặt vấn đề, tiêu biểu nhất là con người của chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn chưa bị một áp chế nào, một khổ đau nào gây ra bởi chính quyền cộng sản. Chúng tôi không có con đi lính, không có chồng đi lính, không có chồng đi học tập thành ra, nếu nói vấn đề dị biệt thì có lẽ chúng tôi không có. Chúng tôi vẫn nói rằng nếu chính quyền Cộng Sản mà tốt, giúp đỡ dân, làm tốt cho đất nước thì chúng tôi sẽ là người yểm trợ hết sức mình để đóng góp một bàn tay. Thực sự những người đi ra làm công việc này phải nói rằng phần đông là những người đứng giữa, những người chỉ muốn đất nước tốt đẹp hơn. Chúng tôi cũng phải công nhận rằng cũng có một số người gọi là ghét Cộng sản vì CS đã làm thế này, thế này, nhưng thưa anh phần đông những người đó họ lại là những người không làm công việc này, họ là những người đứng ra biểu tình la… lên rằng: “Đả đảo Cộng Sản”. Chúng tôi lại là những người - phải nói rằng sáng suốt. Ngồi đó để thấy rằng chúng ta phải làm một cái gì, đi đúng đường để cho đất nước thay đổi để cho dân chúng chúng ta không còn bị quá đau khổ và bị đàn áp cho đến thế kỷ 21 này mà không có được những quyền lợi căn bản. Chúng tôi chỉ chống một chính phủ đàn áp dân chúng chứ không chống vì họ là Cộng Sản hay Quốc Gia”.

Trước đó phóng viên BBC đã hỏi:

-BBC: Như bà vừa nói, tức chính phủ Việt Nam cũng đã cử những phái đoàn qua làm công tác tương tự như bà và những người khác ở Mỹ tức là vận động chính phủ Mỹ. Nhưng tại sao những người Việt với nhau, hai phái đoàn như thế như phái đoàn bên bà thì họ không đơn giản ngồi xuống với nhau và cùng bàn bạc, thay vì phải qua một bên thứ ba, dù sao cũng là một nước ngoài”.

NTH: Thưa anh, nếu mà nhà nước Cộng Sản đồng ý để chúng tôi bàn bạc thì đó là một điều lý tưởng. Anh cũng biết rằng ngay cái chuyện buôn bán giao lưu văn hóa thì trong cái thuyết của Hoa Kỳ và Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đòi ngay rằng họ có quyền buôn bán sách báo qua Mỹ nhưng chúng tôi lại không có quyền buôn bán sách báo tại Việt Nam. Chính phủ VN là những người đã không cho chúng tôi giao lựu hai chiều. Nếu như mà chính phủ VN sẵn sàng lắng nghe y như chính phủ Hoa Kỳ ngồi xuống để lắng nghe chúng tôi nói thì tội gì chúng tôi phải bỏ công sức, tiền bạc ra vận động bên này. Chúng ta có thể nói thẳng với chính phủ VN dầu chúng tôi nghĩ rằng hiện tại VN chưa phải là một chính phủ hoàn hảo, nhưng nếu họ chịu lắng nghe thì sự hoàn hảo sẽ đến với họ có thể bất cứ lúc nào, phải không anh? Thành ra thưa anh, chúng tôi không phải là người không muốn ngồ xuống, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chính nhà nước CS mới là người không chịu lắng nghe. Chúng tôi hy vọng rằng qua buổi phỏng vấn này, và qua tiếng nói có tầm vóc của đài BBC, chính phủ Việt Nam sẽ liên lạc với chúng tôi để nghĩ rằng chúng ta, những người yêu nước ngồi lại với nhau làm một cái gì cho đất nước. Nếu chính phủ NV sẵn sàng làm điều đó thì chúng tôi sẽ không mất công nhờ vào một thế lực khác nói lên tiếng nói đó đối với VN, thưa anh”.

Đây là bài phỏng vấn của phóng viên đài BBC về việc phái đoàn cái gọi là Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho VN của bà Ngô Thị Hiền đến Quốc Hội Hoa Kỳ vận động cho dự luật nhân quyền. Cũng trong thời gian này phái đoàn của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại của Quốc Hội VC cũng đến Quốc Hội Hoa Kỳ vận động ngăn chận về đạo luật này.

Người đặt câu hỏi đã quá ngớ ngẩn, nếu không muốn nói là ngu xuẩn: Làm quái gì có chuyện “ngồi xuống với nhau bàn bạc” giữa phái đoàn của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội VC với bà Ngô Thị Hiền về chuyện nhân quyền! Bà Ngô Thị Hiền là cái thá gì mà lại nói những điều lớn lối?!

Nghe ông cựu Tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh nói ngu khi đổ lỗi cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu làm mất Hoàng Sa vào năm 1974 và hỏi Mỹ ở đó mà có giúp gì không còn đỡ tức hơn khi nghe bà Ngô Thị Hiền trả lời câu hỏi của phóng viên đài BBC. Chả biết bà này quyền lực tới đâu mà dám tuyên bố: "Nếu như mà chính phủ VN sẵn sàng ngồi xuống để lắng nghe y như chính phủ Hoa Kỳ ngồi xuống để lắng nghe chúng tôi nói.”?
*
Đây là 2 trong nhiều lý do mà tôi rất hoan hỉ khi nghe chương trình Việt ngữ của đài BBC bị chủ nhân Ăng-lê cắt cổ. Giống như trước đây nghe tin chủ Mỹ cắt cổ tờ tuần báo “ốc Mỹ, hồn Việt” Viet-Mercury ở Bắc California.

Ít ra thì cũng đỡ nhức đầu khi lâu lâu đọc bài của bà nhà thơ Trần Mộng Tú chê bai “các anh em HO là những ổ vi trùng lao và đủ thứ vi trùng mà VC đã hào phóng tặng cho nước Mỹ”.

Việc chủ nhân ông xứ Ăng-lê cắt cổ chương trình Việt ngữ thì chắc chắn từ nay nhiều người, trong đó có tôi, sẽ không phải bực mình khi nghe mấy ông Tướng của QLVNCH nằm vùng - như ông Nguyễn Hữu Hạnh, nói ngu và nói bậy!

Và chắc chắn từ nay sẽ không còn nghe bà Ngô Thị Hiền nói những chuyện chướng tai. Bà ta có quyền hãnh diện khoe mình là “Việt kiều yêu nước”, khoe mình là “không có con đi lính, không có chồng đi lính (QLVNCH), không có chồng đi tù (VC), hãnh diện xưng mình là “người đứng giữa” và xin xỏ chính phủ liên lạc với bà để nói chuyện nhân quyền.

Nhưng khi bà Ngô Thị Hiền lớn lối chê bai “những người gọi là ghét Cộng sản vì CS đã làm thế này, thế này… họ là những người đứng ra biểu tình la lên rằng “đả đảo Cộng Sản!” thì việc làm của bà đâu có khác vì “bà nhà văn già không nên nết” Nguyễn Thị Hoàng Bắc chê bai… những cuộc biểu tình ở Mỹ chỉ là lẹt đẹt!

Theo tôi, bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc “can đảm” hơn bà Ngô Thị Hiền, vì bà ta không dùng chiêu bài tranh đấu cho nhân quyền để thực hiện những âm mưu đen tối của mình!

NGUYỄN THIẾU NHẪN

-------------o0o---------------

Phần Ý Kiến của Đọc Giả

Vietlist - April 1, 2011, 7:16 pm
This is a test