Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Việt Sử

LacLongAuCo

--------o0o--------

NGOẠI TRƯỞNG VƯƠNG NGHỊ: “HOA KỲ CẦN ÔN LẠI LỊCH SỬ BIỂN ĐÔNG”



Cách nay khoảng hai tuần, vào ngày 7-2-2017, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tại Australia, rằng “Hoa Kỳ cần ôn lại lịch sử về Biển Đông về những thỏa thuận liên hệ đến Thế Chiến Thứ Hai, qui định là tất cả những lãnh thổ của Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng phải được trả lại cho Trung Quốc.” theo tinh thần nội dung “Bản tuyên cáo Cairo năm 1943 và tuyên cáo Potsdam năm 1945”- Và ông Vương Nghị cũng nói thêm rằng “ Việc nầy bao gồm quần đảo Nam Sa,” tức Trường Sa của Việt Nam.

Tôi cảm thấy nực cười và tội nghiệp cho ngài ngoại trưởng Vương Nghị quá đi thôi. Ông ta đã không chịu nghiên cứu lịch sử mà lại lớn tiếng bảo “Hoa Kỳ nên ôn lại lịch sử về Biển Đông”. Thật là một chuyện khôi hài, vì trong hai bản tuyên cáo nói trên không có đoạn văn nào đề cập đến “Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, vì hai quần đảo nầy, Nhật Bản chiếm từ tay của Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ. Trong tuyên cáo Cairo năm 1943, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Hoa Quốc Gia có tuyên bố rằng “Tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ phải được trả cho Trung Hoa Dân Quốc” và điều nầy đã đúng với thực tế.

Như vậy, tôi mạo muội đặt câu hỏi “Hoa kỳ cần ôn lại lịch sử Biển Đông, hay ông Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị cần nghiên cứu lại lịch sử Biển Đông”, để tránh hiểu lầm mà gây thảm hoạ chiến tranh và có thể khiến cho Trung Quốc mang tai tiếng là nước bá quyền xâm lăng vùng lãnh hải Biển Đông thuộc chủ quyền của nhiều quốc gia, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

. Sau đây là một sự kiện rõ ràng nhất, quan trọng nhất mà Trung Quốc cố tình lãng quên, đó là kết quả Hội Nghị về Hiệp Ước Hoà Bình giữa các nước đồng minh với Nhật Bản (Treaty of Peace with Japan) tại San Francisco (California-Hoa Kỳ) từ ngày 5 đến ngày 8-9-1951, với 51 nước tham dự - Có một ‘ghế’ dành cho nước Trung Hoa, nhưng có đến hai đại diện (Trung Hoa Dân Quốc tức Đài Loan và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa tức Trung Cộng) đều tranh “tham dự”, không ai nhường ai. Kết quả cả hai đại diện đều không được mời vào hội nghị. Đại diện Trung Cộng nhờ ngoại trưởng Liên Xô, Andrei Gromyko trình bày theo nội dung tham luận của Trung Cộng, yêu cầu Nhật Bản phải giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Ngoại Trưởng Liên Xô nhận làm công việc nầy vì cùng phe Cộng Sản với nhau; nhưng kết quả nhận được, chỉ là một sự xấu hổ, với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận (ba nước Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, Tiệp Khắc, Ba Lan) và một phiếu trắng; Tiếp theo đó, Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu trình bày hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam theo truyền thống lịch sử, có cơ sở pháp lý và bản đồ chứng minh; nên được toàn hội nghị ủng hộ - không một quốc gia nào phản đối.

Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản chấp nhận trả các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, lại cho các nước từng sở hữu, hàm ý nghĩa đảo của nước nào bị Nhật chiếm, thì nước đó đương nhiên nhận lại - Không có đoạn văn nào ghi tất cả các đảo đều được giao cho Trung Hoa. Lúc bấy giờ, Trung Cộng tức tối vô cùng, ngoại trưởng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, tuyên bố ngoài lề rằng “Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thì việc soạn thảo và ký hòa ước với Nhật Bản, được coi là bất hợp pháp và vô hiệu.” Trung Cộng túng thế nói liều với mục đích chữa thẹn và cho đỡ mất mặt, chứ hiệp ước nầy vẫn đương nhiên có hiệu lực.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu, từ thế kỷ 17, nhà Nguyễn (đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm thứ 16-1754) có tổ chức nhiều đội dân quân, tuyển chọn thành phần trai tráng ở vùng Quảng Ngãi, hằng năm cứ đến tháng 3, đi thuyền ra Hoàng Sa để thu lượm hàng hoá, đồ vật trôi giạt vào vùng biển nầy, đồng thời săn bắt những loài hải sản quí hiếm: đồi mồi, ốc hoa, ba ba, hải sâm…và vẽ bản đồ; cho đến năm 1886 thì chủ quyền đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam càng rõ nét hơn và được xác lập trên văn bản dưới thời vua Bảo Đại của Việt Nam (1926-1945) và đồng ý cho Pháp lập tòa Đại lý Hành chánh trên quần đảo nầy ngày 15-6-1932. Vua Bảo Đại ban dụ số 10 ngày 30-3-1938 sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên. Năm 1950, Pháp bàn giao mọi công trình trên đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam. Thủ hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ Việt Nam tiếp nhận việc bàn giao.

Một bằng chứng khác nữa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam như sau…
Hội Nghị Geneve ngày 20-7-1954 chọn vĩ tuyến 17, làm ranh giới chia đôi đất nước Việt Nam, xác định từ vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) trở lên hướng bắc (ranh giới Việt Trung) thuộc nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và từ sông Bến Hải trở về hướng Nam (đến mũi Càu Mau) bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, do Quốc Gia Việt Nam (sau nầy là Việt Nam Cộng Hoà) quản lý. Chủ quyền lãnh thổ của nước Việt Nam - cả đất liền và biển đảo, mang tính pháp lý rõ ràng như vậy - không có cửa nào để cho Trung Quốc chen vào tranh cãi vu vơ rằng chủ quyền Biển Đông là của Trung Quốc.

Ngoài những bằng chứng nêu trên, còn rất nhiều tài liệu lịch sử, chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vùng lãnh hải Biển Đông bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa, từ thế chiến thứ nhất (1914-1918) đến thế chiến thứ hai (1939-1945) vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam thời Pháp thuộc. Đảo Hoàng Sa trên thực tế do Việt Nam quản lý từ lâu, và rõ nét nhất trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa vào năm 1816, Pháp chọn đảo Hoàng Sa làm nơi đóng quân và dựng hải đăng. Nhiều người Việt Nam được Pháp tuyển dụng phụ trách trạm khí tượng hoạt động từ năm 1938. Một kỹ sư khí tượng tên Mai Xuân Tập ra làm việc ở Hoàng Sa rất sớm, đưa cả vợ ra đây và sanh một đứa con, đặt tên là Mai Xuân Quy, có khai sanh do một phái viên người Pháp ký khoảng tháng 6-1939.

Nhân sự hoạt động tại trạm khí tượng được chia thành hai toán, mỗi toán ở đảo 6 tháng và về đất liền 6 tháng, trong số các chuyên viên về khí tượng làm việc tại Hoàng Sa khoảng năm 1955 đến năm 1974, có một người tên là Huỳnh Hưng Chơn, sanh năm 1921, anh ruột của cựu Trung Tá Huỳnh Văn Trọng Tiểu đoàn Trưởng Công Binh Kiến Tạo/ Saigòn, đang định cư tại tiểu bang Texas; cũng là anh của ông Huỳnh Hưng Chức, cựu Đại Đội Trưởng CSDC 305 Phước Tuy, cũng là anh của thẩm phán Huỳnh Văn Ngãi, từng là Dự Thẩm toà Sơ Thẩm Biên Hoà (vượt biên, bị hải tặc, tàu chìm xuống đáy Biển Đông cùng vợ và hai đứa con) và cũng là anh họ của cựu Đại úy Pháo Binh Huỳnh Văn Huỳnh, thuộc tiểu đoàn 46 Pháo Binh /Quân Đoàn (Biên Hoà). Ngoài ra, từ năm 1956 đến năm 1964, công ty Phân Bón Việt Nam của ông Bùi Kiến Thành đã ra Hoàng Sa khai thác phân chim và đã chở về đất liền khoảng hơn 100.000 tấn. Trên đảo Hoàng Sa, có làm cầu nối liền đảo nầy qua đảo kia, có đào giếng, có đồn binh (lập năm 1930) do lính Pháp và lính khố xanh Việt Nam phụ trách bảo vệ, có miếu thờ tượng Bà và tượng Phật Thích Ca, có nhà thờ Kitô giáo (xây dựng năn 1950), có trụ treo cờ Việt Nam Cộng Hoà và có cả nghĩa trang. Đặc biệt trên đảo có dựng bia đá ghi đảo Hoàng Sa của Việt Nam như sau:

“République francaise Royaume d’Annam Archipel des Paracels 1816- Ile de Pattle-1938” (Cộng Hoà Pháp Vương Quốc An Nam-Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938)

Thời Việt Nam Cộng Hoà, vùng quần đảo Hoàng Sa vẫn thường xuyên có một tiểu đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến trấn giữ. Khoảng tháng 1-1959, chỉ vài tháng sau khi Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng gởi công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958, với nội dụng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc” (hàm ý xác nhận những đảo ở Biển Đông gồm Tây Sa và Nam Sa thuộc quyền của Trung Quốc), thì Trung Cộng cho dân quân xâm nhập vùng biển của Việt Nam, treo cờ, dựng trại trên vùng đảo Ducan phía đông Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hoà quản lý; lúc bấy giờ, Trung Úy Cổ Tấn Tinh, ĐĐT3-Tiểu đoàn 2 TQLC, đang trách nhiệm bảo vệ đảo Hoàng Sa, nhận lệnh hành quân truy bắt 60 tên cùng một số xuồng và cờ Trung Cộng, giải về Bộ Tư Lệnh Hải Quân đặt tại Đà Nẵng. Số người bị bắt nầy được giao trả sang Hồng Kông trong một thời gian ngắn sau đó. Theo thời gian, Trung uý Cổ Tấn Tinh Châu được thăng cấp đại tá trước ngày tàn cơn binh lửa, 30-4-1975, hiện ông định cư tại Canada).

Từ lâu, Việt Nam vẫn tàng trử hàng trăm bản đồ và sau nầy, sưu tầm thêm được một số bản đồ trong các tàng thư trên thế giới, vẽ về Biển Đông, có nhiều điểm trùng lập, chứng minh vùng Biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, và trong số các bản đồ đó cũng ghi rõ ranh giới cực nam của nước Trung Hoa chỉ đến đảo Hải Nam, vùng núi Thiên Nhai ở vị trí 18030’ vĩ độ bắc. Những người có công trong việc sưu tầm bản đồ và tài liệu liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, phần đông là chuyên viên nghiên cứu về địa lý và lịch sử, gồm có chuyên viên Hán Nôm Vũ Văn Sạch, Phạm Hồng Quân, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Hồ Bạch Thảo, Đỗ Mậu Trường, Lê Trọng Bá…đều quả quyết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngoài ra trong thư tịch cổ của Việt Nam có rất nhiều tài liệu, trong số đó có quyển “Kỷ Yếu Hoàng Sa Thế Kỷ 18” xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong khi Trung Quốc chẳng có chút tài liệu nào gọi là xa xưa và có giá trị, ngoài các sổ thông hành và một ít sách giáo khoa xuất bản trong những năm gần đây, có in thêm phần hình lưỡi bò Biển Đông vào bản đồ nước Trung Hoa.

Trung Cộng đã vì lòng tham và với bản tính bá quyền ngang ngược, đã lợi dụng lúc VNCH rơi vào hoàn cảnh suy yếu, vì đồng minh Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam và cắt viện trợ, liền đưa hải quân với quân số áp đảo, xâm chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà vào trung tuần tháng Giêng năm 1974 và Trung Cộng cũng đã nhờ sự đồng loã của một số lãnh đạo CSVN, đánh chiếm một số đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào trung tuần tháng 3-1988.

Hiện nay, Trung Quốc đã tiến một bước khá dài trong việc bành trướng xâm lăng, khống chế toàn bộ Biển Đông, chiếm đoạt tài nguyên hải sản và khoáng sản của các nước quanh Biển Đông, xâm phạm vùng lãnh hải quốc tế, tạo sự bất ổn định khu vực và đang thách thức tất cả các nước trên thế giới có nhu cầu hàng hải xuyên Biển Đông.

Trung Quốc đã tỏ thái độ khinh thường Toà Trọng Tài Quốc Tế tại La Haye-Hà Lan và bất tuân phán quyết của ngày 12-7-2016 của Toà nầy, tuyên xử việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền Biển Đông theo đường 9 đoạn, có dạng hình lưỡi bò là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trung Quốc đang coi Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc, đã và đang ngang ngược xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá toàn vùng lãnh hải Biển Đông là một hành động thách thức toàn thế giới.

Bài viết nầy, chỉ với mục đích nêu lên sự thật về chủ quyền vùng lãnh hải Biển Đông bao gồm Hoàng Sa và Trương Sa là của Việt Nam từ lâu đời, cả từ trước thời kỳ Viêt Nam bị Pháp đô hộ, phương tiện từ đất liền đến đảo Hoàng Sa rất khó khăn, ngư phủ Việt Nam đến Hoàng Sa hành nghề hạ bạc, ít khi được an toàn trở về, nên người dân sống ở vùng đảo Lý Sơn thường ngâm mấy câu thơ …

Hoàng trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa trời nước bốn bề
Người đi thì có người về thì không
Những người goá phụ trông chồng
Hằng năm theo lệ cúng vong thả bè

Khoảng từ năm 1932 đến năm 1954, những người sống ở vùng đảo Lý Sơn, có nhiều ngư cụ cùng tàu thuyền tiên tiến hơn, nên đánh bắt hải sản chẳng những ở vùng biển Hoàng Sa mà xuống tận vùng biển Trường Sa, việc ra khơi rất thuận lợi và việc đánh bắt hải sản đạt nhiều kết quả, nên người dân thường vui vẻ ngâm thơ…

Việt Nam biển rộng bao la
Xa xa hải đảo Hoàng Sa giữa trời
Dân Lý Sơn vẫn đến nơi
Đánh bắt hải sản sống đời ấm no

Từ năm 1954 đến cuối năm 1973, là khoảng thời gian huy hoàng nhất cho ngành ngư nghiệp Việt Nam. Trên một dải bờ biển dài trên 2000 cây số từ tỉnh Quảng Trị vào đến Cà Mau, đời sống của các gia đình ngư phủ rất sung túc, trên các bờ biển không bao giờ dứt tiếng hát…

“Đêm dâng với ngọn triều - Dô à dô kéo thuyền nhổ neo - Vi vu buồm lên cao - Dô à dô sóng reo dạt dào …”
“Trăng lên vừa nhô xa - Con thuyền trôi trong trời bao la - Mái chèo này chèo xa tắp bến bờ - Anh em cùng ra đây khoang thuyền - Đây tay chài tay lưới - Ấy đời nhọc nhằn mà vui…”
“Đêm nay thuyền ngược trường giang - Cho mai sớm được vui khoang cá đầy…”
“Ới ai đời sống dân chài - Đêm đêm soi bóng sông dài mà ca…”
“Sóng ru đợt vỗ lênh đênh - Tiếng reo cơn gió bập bềnh thuyền ta…”
(Trích Tiếng Dân Chài cùa Phạm Đình Chương)

Và từ ngày 19-1-1974 đến nay, Trung Cộng đã ngang ngược xâm chiếm vùng lãnh hải Biển Đông của Việt Nam và cấm ngư phủ Việt Nam đến đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống ở vùng biển đảo Hoàng Sa. Các thuyền đánh cá của ngư phủ Việt Nam lỡ lạc vào khu vực nầy, tức thì bị tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Cộng truy đuổi, đâm chìm, gây tổn thất nặng nề cho ngư phủ Việt Nam về tài sản và nhân mạng.

Nỗi đau nầy, người dân sống dài theo miền duyên hải Việt Nam, không biết bày tỏ cùng ai, vì Nhà Nước Công Sản Việt Nam hoàn toàn bất lực trước Trung Quốc.

Phần trình bày trên đây nhằm giúp ông Ngoại Trưởng Vương Nghị và cả thành phần lãnh đạoTrung Quốc, hiểu rõ về lịch sử Biển Đông mà tránh cho Trung Quốc gặp phải những điều đáng tiếc trong tương lai.

Có thể Liên Hiệp Quốc sẽ dựa vào Công Ước năm 1982 về Luật Biển, đồng thời căn cứ vào phán quyết ngày 12-7-2016 của Toà Án Thường Trực Quốc Tế tại La Haye (Hà Lan) và bằng vào tình hình bất ổn định ở Biển Đông hiện nay, mà triệu tập phiên họp khoáng đại để thảo luận về các vi phạm của Trung Quốc, hầu ban hành các nghị quyết thích nghi, nhằm khuyến cáo Trung Quốc phải chấm dứt tình trạng xâm lăng biển đảo thuộc vùng lãnh hải 200 hải lý của các nước quanh Biển Đông, đồng thời khuyến cáo Trung Quốc không được cản trở sự tự do lưu thông hàng hải trên vùng biển quốc tế xuyên Biển Đông của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.


Chicago, ngày 21-2-2017

Nguyễn Kim Lộc

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us