Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Việt Sử

LacLongAuCo

--------o0o--------

Kháng chiến và Liên khu V

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

vietlist.us


Sau khi phát động quần chúng đứng lên chiếm tỉnh, phủ, huyện, tổ chức lại các Ủy ban xã, Cộng sản bắt đầu triệt hạ đảng phái và công giáo. Thủ tiêu, bắt giữ, ngụy tạo vụ cầu Chiêm sơn, chôn sống, mò tôm ( tức là bỏ vào bao bố, quăng xuống sông )..thật là kinh hoàng. Riêng gia đình tôi, chỉ vì là công giáo, cha tôi, bác tôi, anh tôi và vài thanh niên trong họ phải vào tù, bị đánh đập, tra tấn dã man. Cũng lạ, là ở làng tôi những thanh niên xưa kia là ăn chơi lêu lổng, lại trở thành công an ác ôn, nạt nộ áp chế đồng bào.

Cha tôi, một người chính trực, được dân làng bầu lên làm chủ tịch xã đầu tiên, song dần dần cũng bị loại ra và bị bắt khi được gọi đi họp uỷ ban xã, một cách bắt bớ ám muội. Không biết Hà sĩ Phu khi nhắc đến thời kỳ nầy nói rằng nhân dân ta đã có những ngày sống đẹp, thanh khiết như thần tiên thì cũng lạ. Cách mạng tháng Tám, rồi 2-9, rồi kháng chiến, nhân dân ta đã sống qua tản cư. Dân nghèo mà tản cư là một thảm cảnh.

Đói, ngủ bờ, ngủ bụi, cuối cùng đói quá, cũng bò về vùng xôi đậu, trốn chui nhủi mỗi khi Tây đi càn. Tối hội họp, mít tin, đi đào đường. Sáng ra Tây xuống làng bắt vài thanh niên, chặt đâu, cắm dọc theo quảng đường đào, rồi cũng bắt một số nông dân ra lấp lại. Bộ máy chính quyền cộng sản cũng dã man không kém. Những ai than van hoặc chỉ trích bị thủ tiêu, chôn sống, hoặc đưa lên núi học tập dài hạn. Chính sách gieo sự sợ hải trong dân chúng bắt đầu từ đó, và làm cho họ chỉ cúi đầu vâng phục. Đức Giao hoàng J.Paul đã khuyên dân Ba Lan đừng sợ CS, và họ đã vùng lên. Ở Việt Nam hiện nay dân cũng bắt đầu hết sợ, mặc dù trong một văn bản mật, CS đã nhắc nhở và chỉ dẫn đảng viên dùng mọi biện pháp tàn bạo để gây sự sợ hải như thời kháng chiến.

Tôi cũng chứng kiến du kích CS bắt đĩ điếm sống quanh đồn Ái nghĩa đem về cắt tai, xẻo vú, tra tấn dã man trước khi thủ tiêu. Họ chỉ là những người nghèo khổ, bán thân nuôi miệng. Hiện nay cũng có nhiều người vẫn cho kháng chiến chống Pháp là cần thiết, là thời kỳ mọi người hăng say sống trong lý tưởng yêu nước. Theo tôi chúng ta đã bị CS lợi dụng và đầu độc như triết gia J.F.Ravel đã nói. Âu Châu sau Đệ nhị thế chiến, nhìn thấy những tàn phá cả vật chất lẫn tinh thần quá khủng khiếp, nên lập Liên Hiệp Âu châu để tránh một thế chiến thứ ba. Mọi tranh chấp đều giải quyết qua hoà hoản và thương thuyết.

9 năm chiến tranh chống Pháp mang lại vô vàn đau khổ, mất mát, tàn phá cho tổ quốc Việt Nam. Ruộng bỏ hoang một phần vì những xáo trộn không ngớt. Dân làng tôi đói.

Tôi không quên được những tiếng la thất thanh “cơm cá cha mẹ”, kèm theo tiếng đập giường, để đánh thức thân nhân mê đi vì đói. Tôi thấy họ nằm dài trên ruộng mía đã đốn, gặm gốc mía để đỡ đói. Tiêu thổ kháng chiến gây những trận hỏa hoạn khổng lồ. Đêm đêm chân trời hồng lên vì du kích đốt làng. Cả gia đình nằm dưới nhà tạm, gồm vài tấm tranh kê trên giàn tre. May mà họ dừng lại kịp, có lẻ là do lệnh thượng cấp, không đốt nhà nữa. Thảm cảnh của người thị thành tản cư ra sao, đã nhiều tác giả nói đến, trong ấy có những chuyện tiểu thơ khuê các, đẹp xinh phải bằng lòng lấy anh nông phu cục mịch, dốt nát chỉ vì đói và muốn cứu gia đình. Tôi không quên những đêm dài trên đường tản cư, ngủ bờ, ngủ bụi, lếch thếch dưới mưa dầm gió bấc. Ngoài số công chức trong Ủy ban kháng chiến miền Nam, phần lớn dân thành phố trở về sống với Tây.

Sống trong vùng xôi đậu cũng có những chuyện thương tâm cười ra nước mắt. Có một thằng Tây đi lùng, bắt được một thanh niên và một phụ nữ. Nó dẫn ra chỗ vắng để hiếp dâm. Song sợ chàng trai chạy mất. Nó bắt chàng trai nằm sấp, và bắt người phụ nữ nằm trên. Sau đó nó dẫn về đồn điều tra, rồi thả. Về sau mỗi lần hai người gặp nhau, cứ cười tũm tĩm, làm ông chồng nổi ghen. Họ lại phải giải thích cho nhau hoàn cảnh oái ăm ấy. Một trường hợp khác, Tây vào nhà, chồng leo lên giàn nhà trốn, vợ lại bị hiếp dâm. Lúc Tây bỏ đi, ông chồng lại đánh vợ. Bà vợ nói là nó dí súng vào đầu, tôi đâu dám chống cự. Ông chồng bảo chỉ một cái tội, tại sao lại nẩy mông!

Tôi sống trong vùng xôi đậu làm ruộng được một năm, thì cha tôi và anh tôi được thả về. Tuy thế cha tôi cũng sợ bị bắt lại, và ông đã mài sẵn một con dao bén, tối ngủ để đầu giường. Nếu nửa khuya bọn Công an đến bắt, thì ông sẽ sống chết với họ, vì kỷ niệm bị hành hạ, tra tấn trong tù cho ông quyết tâm thà chết chứ không để bị bắt lại.

Anh rể tôi là công chức, nhân viên nha Giáo dục liên khu 5, nhắn tôi vào vùng tự do đi học tiếp. Vùng tự do của Liên khu 5 gồm nửa tỉnh Quảng nam, tỉnh Quảng ngãi, tỉnh Bình định và tỉnh Phú yên. Cha tôi cuối cùng cũng theo lời con rể, vì trong giấy phóng thích, có lời buộc phải tản cư khỏi vùng Tây chiếm đóng. Cả một cơ ngơi với ruộng lúa hai mùa, tằm tang hái ra tiền, phải bỏ lại sau lưng. Hai cha con đi bộ trong đêm, lén vượt qua vòng đồn bót của Tây lúc nửa khuya. Sáng sớm thì đến vùng tự do. Phải đi bộ một ngày, mới đến Tam kỳ. Ở đây có ty Công an Quảng Nam. Ai muốn vào vùng tự do Liên khu V, đều phải đến đây xin giấy thông hành. Nhưng khi cha tôi đến đó trình diện để xin giấy thông hành thì họ từ chối lấy cớ là cha tôi không mang giấy phóng thích trong mình.

Họ có bản chính giấy ấy, vì cả hồ sơ tù tội của cha tôi, họ nắm trong tay. Song bản chất cố hữu vẫn là muốn đầy đọa những người mà chúng cho là chống CS. Lại lội bộ về nhà trong một ngày và một đêm. Lần này suýt bị Tây phục kích vì lạc đường trong đêm tối. May nhờ một nông dân địa phương lù lù xuất hiện trong đêm đen và chỉ đường đi vòng để thoát chỗ Tây phục kích. Rồi trở lại Tam kỳ với giấy phóng thích. Có giấy thông hành, lại đi bộ 120 km mới đến chỗ người anh rể. Cha tôi nghỉ ngơi vài ngày, rồi đi về quê, sửa soạn đem cả gia đình vào Bình Định. Tôi nhờ anh rể cấp cho giấy vào học trường trung học Võ Tánh, trước kia ở Qui- nhơn, nay di tản về Song thanh. Tôi ghi danh vào lớn Đệ Ngũ. Học ở đây một năm, ở trọ nhà nông dân, tự nấu cơm lấy, ăn với mắm cái quanh năm. Ngủ giường rệp, bị lây chí và rận. Lớp học trong đình làng chật hẹp, tối tăm, không chút thần tiên. Năm sau trường dời ra Vạn thắng, gần Bồng sơn, và cũng gần chỗ chị tôi ở. Tôi học lớp Đệ Tứ ở đó. Trọ trong nhà ông thợ rèn, thường nấu cơm để gần lò rèn, khỏi kiếm củi. Cuối năm tôi đậu Trung học. Lúc nầy gia đình tôi đã dọn vào ở chỗ chị tôi. Cha tôi thuê đất, cất nhà và trở lại làm tằm, dệt thao và lụa. Cũng đủ sống.

Tôi đang phân vân, không biết làm gì thì nghe tin Ủy ban kháng chiến (UBKC) miền Nam cho phép mở cấp ba trung học. Trường đặt tên Chuyên khoa Nguyễn Huệ, đóng tại làng Trung Lương, cách Bồng Sơn 1km, gồm hai lớp: Đệ nhất và đệ nhị Chuyên khoa, ban toán và ban vạn vật. Ông Đinh thành Chương làm hiệu trưởng. Trường là dãy nhà tranh làm dưới bóng dừa, tránh sự chú ý của máy bay Pháp. Tuy nhiên trong một năm, trường dời chỗ ba lần. Trường đóng cửa năm sau, nghe đâu là cấp trên cho là nơi tụ tập giới tiểu tư sản. Sau đó những người có thế thần ra Liên khu 4 ở Thanh hóa để tiếp tục học thi tú tài.

Tôi lại một lần nữa không thấy tương lai. Năm sau có mở lớp sư phạm đặc biệt tuyển chọn giáo sư đệ nhị cấp. Lúc nầy chương trình học cũng chuyển qua hệ thống Liên xô. Sau khi học sư phạm, tôi không được đi dạy. Có lẽ là lý lịch không tốt. Theo lời khuyên của một thầy cũ, tôi tự ý đi dự một lớp chính trị hai tháng dành cho giáo viên trung học đệ nhị cấp tận Phù Cát. Về nhà đợi mãi cũng không được tuyển dụng.

Cha mẹ tôi vì thấy khó sinh sống ở đất tản cư, đã gói ghém trở về quê. Mẹ tôi làm thịt heo gà nuôi trong nhà, muối mặn để ăn đi đường. Tôi mang một bao tải tiền tín phiếu sau lưng.

Chia tay với bà chị và ông anh rể trong nước mắt. Bấy giờ kinh tế vùng tự do lạm phát nặng. Tín phiếu cứ in ra vô tội vạ để vơ vét lúa gạo, vải vóc dùng cho UBKC và cho bộ đội.

Sống bốn năm trong vùng gọi là tự do tôi có những nhận xét sau đây: Bọn đảng viên công sản đã tự tạo môt giai cấp đặc biệt. Một tác gỉa Tiệp Khắc có viết quyển sách”giai cấp mới”trong ấy những đặc quyền, đặc lợi dành cho đảng viên, nhất là đảng viên cao cấp, như ăn uống có tiêu chuẩn riêng, tiểu táo, đại táo, có cửa hàng đặc hiệu cung cấp hàng hóa cao cấp mà giá rẽ. Muốn triệt tiêu giai cấp mà lại tạo ra giai cấp mới, bắt đầu từ trong Kháng chiến, nay vẫn tồn tại ở Việt Nam, với tên mới là tư bản đỏ.

Tôi chứng kiến Đêm Văn nghệ Liên khu 5 tại Bồng Sơn. Mỗi tối, vì ham vui, tôi đi bộ 3km, để đứng ngoài hàng rào với hàng ngàn đồng bào, xem cảnh rộn rịp, chứ không được phép mua vé vào xem. Văn nghệ tổ chức ban đêm vì ban ngày sẽ bị máy bay Pháp bắn phá. Rất là náo nhiệt và huy hoàng: Nào hòa nhạc, nào kịch, nào múa. Đèn điện sáng trưng ( Liên khu 5 dạo ấy không có thanh phố nào có điện) đồ giải khát mang từ vùng tề về. Không có bán vé vào cửa. Chỉ dành cho cán bộ cao cấp và vợ con của UBKC miền Nam.

Dân chúng bu quanh dưới đường, nhưng chỉ nghe dàn nhạc xập xình, du dương, chơi những bài nhạc cổ điển. Dàn nhạc này do những nhạc công nổi tiếng của Hội an, Đà-nẵng khi xưa. Chỗ tổ chức văn nghệ nằm trên mặt bằng cao, trên đỉnh một ngọn đồi dốc đứng. Họ đã dự trù cho dân chúng không quấy nhiễu cuộc vui của giai cấp mới. Chắc thần tiên sống đẹp, thanh khiết mà Hà sĩ Phu nói là ở đây! Song không phải dân chúng. Một lần khác, là Đại hội Đảng miền Nam trong khuôn viên tòa nhà sang trọng, cũng điện sáng trưng, và đồng chí trai gái cầm tay nhau nhảy “xôn, la, đố, mì”. Có lính canh gác để dân không lại gần.

Vui chơi là thế, song đầu tên mũi đạn thì tránh. Giữa năm học chuyên khoa, chắc muốn nắm đầu bọn tiểu tư sản, nên tổ chức lễ đầu quân: Dựng một lễ đài cao, kết hoa tuơi xinh đẹp, họp hết học sinh chuyên khoa lại. Bắt đầu hát bài Xếp bút nghiên của Lưu hữu Phước: “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên xem thường công danh như phù vân”.

.. Rồi học sinh đảng viên xung phong ghi tên đầu quân. Họ bước lên lễ đài, các cô gái đẹp choàng vòng hoa vào cổ họ.

Họ tiến đến bàn thờ tổ quốc, ký tên vào sổ đuầ quân. Tiếng hoan hô nổi lên như sấm. Các chàng học sinh khác bị mê hoặc bởi không khí hăng say ấy lên ghi tên tiếp theo. Nào ngờ đến ngày mai lên đường thì đảng viên không có mặt. Bộ đội đã đến nhận người. Nguyễn văn Báu, bút hiệu Trung Thành, có viết quyển “Đất nước đứng lên”, cũng bị động viên vào dịp nầy, song anh ta có khiếu viết văn, nên đưọc tuyển lựa vào ban văn nghệ phục vụ chiến trường Tây Nguyên trong đó có nhạc sĩ Dương minh Ninh, Lê Trọng Nguyễn, mà sau nầy về thành có sáng tác bài Nắng chiều nổi tiếng, kể lại mối tình thôn dã nơi tản cư. Năm người bạn tôi đã ra đi, và đều chết hết ở chiến trường, trong ấy có một cậu rất giỏi toán. Cái chết của anh ta là do sự ngu muội của bọn CS. Vì thiếu đạn, bộ đội có sáng kiến chết người là thu hồi vỏ đạn, đưa về công binh xưởng nạp thuốc súng, ngòi nổ và đầu đạn mới. Nào ngờ là vỏ đạn đã nở ra sau khi nổ lần trước. Lần sau vỏ đạn dùng lại, kẹt trong nòng súng và không tự động văng ra. Phát đạn sau làm nổ nòng súng gây thương tích cho người xử dụng. Bạn tôi đã chết trong hoàn cảnh ấy.

Trước 1949, bộ đội cách mạng thua Pháp dài dài, cũng vì thiếu súng đạn. Sau 1949, quân đội Mao chiếm nội địa Trung quốc, trừ Đài Loan. Hồ cầu cứu Mao. Nhờ súng ống, xe tăng và nhất là đại bác của Tàu Cộng viện trợ, Tướng Giáp mới đánh tan được 3 tiểu đoàn thiện chiến Pháp trấn giữ dọc biên giới Hoa Việt, mở đường cho việc tiếp tế ồ ạt của Tầu Cộng đưa đến những thắng lợi ở đồng bằng Bắc Việt và cuối cùng là trận Điện Biên. Tàu cộng không những viện trợ khí giới, mà còn giúp huấn luyện bộ đội xử dụng khí giới mới. Cố vấn quân sự Tàu cộng còn trực tiếp chỉ huy những trận địa lớn, và đưa cả lính Tàu ra trận địa.


Hiện nay ở Bắc việt có những nghĩa trang lính Tàu tham chiến, và chiến thắng Điện Biên phần lớn là do cố vấn Tàu Cộng, và đại bác Nga, chứ không phải do tài điều binh khiển tướng của Võ nguyên Giáp. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có câu đời đời biết ơn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Xưa nay ông cha ta chỉ đánh đuổi và căm hờn quân Bắc Phương. Nay thì CS Việt Nam biết ơn công trời biển CS Tàu, giúp đánh Tây và xâm chiếm miền Nam, nên cam lòng dâng đất biển cho Tàu, biến Việt Nam thành chư hầu.

Nhân đây cũng nhắc đến sự sáng suốt đi trước thời đại của cụ Phan chu Trinh. Ông thấy các cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Cần vương đi đến thất bại chủ yếu là ta thiếu khoa học kỷ thuật. Làm sao gươm giáo có thể địch lại súng, đại bác. Ngay thời kháng chiến mà còn thua dài dài cho đến 1949. Bởi thế cụ đã chọn con đường Pháp Việt đề huề, hòa hợp với trí thức cấp tiến Pháp, đàn hạch vua Khải Định chỉ ham chơi mà không lợi dụng cơ hội mở các trường khoa học kỷ thuật và đại học mở mang dân trí. Khi dân trí ta cao, thì người Pháp sẽ nể vì, dễ thương thuyết, khi khoa học kỷ thuật cao thì phương tiện có để tạo một binh đoàn mạnh.

Trở lại chuyện mưu mô lợi dụng lòng yêu nước của thanh niên của CS, bằng cách tuyển quân với lễ xếp bút nghiên. Tôi, hôm đó cũng có ghi tên, song về nhà cha tôi nói là đã bị lừa. Tôi cầu cứu thầy Chương. Thầy bảo ngày mai cứ ở nhà đừng đến trình diện. Quả nhiên thoát. Nếu hạch ra, chắc sợ động chạm đến đảng viên đã chuồn. Camus đã mĩa mai tâm lý lãnh tụ trong câu chuyện sau đây: có ba người đi trong sa mạc. Họ khát nước dữ dội, song nước uống chỉ còn một ngụm. Một người trong bọn nói: “trong ba đứa, tao thông minh nhất và tao có sứ mạng sẽ làm giáo hoàng.

Hai đứa bay có chết đi nhân loại chẳng mất mát gì. Tao chết đi là một mất mát lớn. Ngụm nước còn lại chỉ tao có quyền uống”. Các bạn tôi xung phong ra trận chết thế cho đảng viên cộng sản, những lãnh tụ cần thiết cho việc xây dựng XHCN tuơng lai. Lãnh tụ cộng sản sợ chết lắm. Lénin luôn luôn chuồn trước, chỉ đợi khi có an ninh mới về. Hồ chí Minh cũng thế, chỉ di chuyển khi có an ninh tuyệt đối. Họ cần hàng ngàn người chết thay. Họ sợ không ai có năng lực thay thế họ. Tôi có ông thầy cũ, Nguyễn xuân Hữu, dạy tôi hồi tiểu học, là bí thư tỉnh. Khi ông đến thăm, tôi pha trà cho ông uống. Nhưng ông sợ tôi bỏ thuốc độc, nên mời thế nào, ông cũng từ chối.

Tình bạn, với người CS, chỉ là tình giai cấp. Tôi có một người bạn cùng học với nhau từ tiểu học. Khi chưa vào đảng, nó ăn ở chung với tôi. Khi trưòng Phan chu Trinh dời về thôn quê Tân Mỹ, vì nhà nghèo, nó thường nhịn đói đi học. Có lần đi học về trưa, nó bị xỉu vì đói. Tôi phải dìu nó về nhà trọ, cho nó ăn. Từ đó nó hay ăn chung với tôi. Tôi xin mẹ tôi bới gạo mắm xấp đôi để hai đứa cùng ăn. Sau đó nó được vào đảng, và được đảng bộ Quảng Nam, có tên che đậy là “ Dân Quân Quảng Nam”(thời kỳ Hồ tuyên bố giải tán đảng CS và đổi tên là Đảng Lao động để che mắt quốc tế) cung cấp tiền để tiếp tục học. Nó có ghi tên tòng quân trong lễ Xếp bút nghiên, song là làm cò mồi. Sáng hôm sau nó không ra trình diện. Khi trường chuyên khoa giải tán, nó về làm việc với Dân quân Quảng Nam. Sau đó nó đi tu nghiệp Sư Phạm ở Vạn thắng với tôi và được đi dạy. Tôi thì bị từ chối, chắc là vì lý lịch. Trong vòng một năm, tôi lang thang, vô nghệ nghiệp. Phần lớn thì giờ, tôi đến nhà linh mục giáo xứ Trung Lương đọc sách Pháp văn mà cha còn giữ.

Tôi có dịp ôn lại các tác giả thời Khai sáng như Diderot, Voltaire, J.J. Rousseau v.v. Công an kêu tôi lên và dọa: “trong chính sách Ủy Ban Kháng chiến miền Nam, không ai được ăn không ngồi rồi. Chúng tôi sẽ bắt anh vì tội vô nghề nghiệp”. Lúc về dạy ở Quảng Nam bạn tôi thường viết thư cho tôi. Trong thư chót nó khoe là được tuyển lựa ra Liên khu bốn Thanh Hóa để tiếp tục học, dọn đường đi du học Liên Xô. Nó khoe trong thư là “tau sẽ bước những bước khổng lồ”. Nó đã tu nghiệp 13 năm ở Liên xô, và đậu tiến sĩ văn chương với đề tài Maxime Gorki. Năm 75, nó trở về làm viện trưởng viện Đại học Huế. Nó vào thăm tôi đi xe viện đại học Huế, có tài xế riêng. Tôi có rủ nó đi thăm một thầy cũ bằng xe nhà của tôi, song nó từ chối. Vả lại sau khi tôi đưa ra những cảm nghĩ của tôi về thời cuộc, nó dọa tôi ngay:”Theo lối phát biễu của mầy, mầy sẽ bị đi học tập cải tạo dài dài”.

Nó còn tự hào nói:”Tau đã bước những bước khổng lồ và nay bước vào nhà mày sau 25 năm xa cách”. Nó nói chuyện hối hả, không thân mật, hình như sợ là có liên hệ với một người chống đối cách mạng. Nó cũng không nhắc những chuyện thân ái ngày xưa. Song tôi không quên nó, và đơn phương coi nó là bạn vong niên. Có một lần học lớp chuyên khoa toán, thầy dạy địa dư đến trễ. Hắn ngồi làm thơ. Tôi nhớ là một buổi chiều mùa đông. Nhìn ra cửa sổ thấy nắng hanh vàng rải xuống ruộng mía đang xào xạc dưới gió. Hắn đọc đi,đọc lại mấy câu thơ vừa làm:

“Chiều thương ai, chiều nhớ nhung xa vắng, Nhớ thương ai chiều đang tỉnh hay mê.”

Nhưng không tìm được ý gì để nối, nó quay hỏi tôi: mầy có ý gì giúp tau làm tiếp không?.

Tôi nghe tiếng xào xạc ruộng mía và đọc hai câu tiếp:

“Nắng ngày đông hay nắng ngày hè?
Ngoài kia gió rủ lắng nghe tiếng buồn.”

Hắn khen hay, viết hai câu tôi nối ý, rồi tiếp tục làm nốt bài thơ. Thân đến độ có thể nối ý nhau trong diễn đạt. Nhưng nay thì tâm hồn nó như chai đá. Nhìn quanh bày biện trong phòng khách của tôi, nó phát biểu lối vô sản: “mầy bóc lột nên mới giàu sang có nhà cao cửa rộng như thế nầy”. Tình bạn đã lạnh nhạt, mặc dù tôi đón tiếp nồng hậu. 12 năm tôi đi tù cải tạo nó chẳng thăm tôi, hoặc nhắn lời thân ái. Sau nầy khi định cư ở Canada, tôi tìm cách liên lạc với nó, song nó ngượng. Lý tưởng mà nó trân quý bị quăng vào sọt rác lịch sử.

Tôi cũng nhắc lại nó: “hình như bước khổng lồ của mày, làm mầy rớt xuống cái hố khổng lồ là nơi chôn XHCN”. Liên hệ với tôi có thể gây phiến phức cho nó, nên nó tự ý ngưng thơ từ. Xem như tôi mất một người bạn vĩnh viễn. Tuy nhiên nó vẫn còn là người tốt, vì nó vẫn nghèo, không trở nên tư bản đỏ. Chắc là nhờ nó vẫn còn là một trí thức chân chính, hắn vẫn phân bua với tôi là mỗi người có lối sống của mình, với những trăn trở riêng tư.

Ở trường Nguyễn Huệ, bí thư trường là người ít học, dạy tiếng Anh, song tiếng Anh chỉ bập bẹ. Trình độ chưa hết đệ nhị cấp. Chắc đưa vào đó để làm bí thư thôi, vì các giáo sư khác đều có tú tài, song chẳng ai vào đảng. Lớp tôi có một đảng viên, song học dốt. Khi có công việc chung thì nó là người điều khiển, chỉ tay năm ngón, chứ không làm gì cả. Đã có lần tôi chỉ trích nó, và nó trả thù bằng cách giao cho tôi việc nặng nhọc hơn.

Các giáo sư đã ngấm ngầm chỉ trích chế độ. Cũng như miền Bắc, Liên khu 5 cũng loại trừ đám trí thức dám phê phán đảng. Miền Bắc có vụ Nhân văn giai phẩm. Liên khu 5, có vụ xử án trí thức phản động trong ấy có giáo sư Bùi Đặng Hà Phan, một giáo sư văn chương tài hoa và giáo sư Lộc, hiệu trưởng một trường tư nổi tiếng. Cả hai đều bị giam cầm, đầy đọa, cuối cùng chết trong tù hoặc đem ra xử bắn với hàng chục trí thức thuộc các đảng phái và tổ chức gọi là phản động. Học giả Phạm Quỳnh, mà sau nầy ai cũng công nhận là người yêu nước, cũng khôn ngoan như cụ Phan chu Trinh, tiến tới độc lập bằng con đường hòa huởn với Pháp, mà còn bị nhát cuốc vào đầu, chết tức tưởi, trong bóng tối. Trí thức yêu nước Liên khu V cũng chung số phận.

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us