tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Trở Về Trang Gốc Lịch Sử Việt Nam    Trở Về Trang Gốc Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

 

Hai bài viết của hai tác giả sống ở Bắc Việt về Cố TT Ngô Đình Diệm

-------------oo0oo---------------


Bài 1: Tại Sao Cần Phải Noi Gương Những Nhà Lãnh Đạo Họ Ngô


TS Lý Trọng Tín (Kyoto)

Trước hết, phải trần tình rằng người viết là thế hệ hậu bối, không có duyên được tận mắt chứng kiến, tận tai nghe thấu những sự kiện tang thương đã xảy ra trên đất nước Việt Nam trong những thời kỳ loạn lạc. Càng không được chứng kiến những màn đấu tố, cướp của, giết người man rợ của lũ Việt Gian khoác áo Cộng Sản. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể biết sự thật và càng không thể là không có quyền phán xét hay tìm hiểu sự thật.

Lịch sử nước nhà thực sự đã bị bóp méo theo những chủ ý nhất định của những kẻ muốn thủ lợi vì sự bóp méo đó. Do quyền lợi cá nhân, do quyền lợi phe nhóm, do quyền lợi gia đình hay dòng họ. Nhưng cho dù vì bất cứ quyền lợi gì đi chăng nữa, thì đó vẫn thật sự là một tội ác với dân tộc Việt Nam, là trọng tội với Tổ Quốc Việt Nam. Cũng rất may, hồn thiêng sông núi vẫn còn, anh linh nước Việt vẫn còn nên những tư tưởng, di sản của văn minh nước Việt vẫn còn, giống như ai đó đã từng nói: “Tiếng Việt còn, thì nước Việt còn”. Người viết bài này xin viết ra đây những dòng thô thiển để bày tỏ suy nghĩ của một người thuộc thế hệ trẻ đang tìm một con đường cứu đất nước thoát khỏi họa diệt vong. Chuyện này là thực sự hiện hữu và nó sẽ không còn xa nữa, khi đất nước của chúng ta đã thực sự mất chủ quyền khi những tên Việt Gian núp dưới chiếc áo Cộng Sản để làm tay sai cho Tàu Cộng và các nước ngoại bang khác đang dùng vũ lực để nắm quyền cai trị. Vì vậy, nếu có những sai sót, mong rằng sẽ được quý bậc trưởng thượng, là những nhân chứng lịch sử đóng góp. Cũng phải nói cho rõ rằng, quý bậc trưởng thượng ở đây là người viết muốn ám chỉ đến những người Quốc Gia Chân Chính với tấm lòng vì dân vì nước thật sự, chứ không phải là những lũ cò mồi, nằm vùng, hoặc những loại đón gió trở cờ đang xuất hiện nhan nhản trong xã hội Việt Nam và kể cả ở Hải Ngoại cũng không ít.

Lịch sử Việt Nam chúng ta gắn liền với việc chống chọi với giặc ngoại xâm, mà bề dày của nó là chống lũ xâm lược phương bắc. Nhờ có ý chí quật cường của những người con dân nước Việt mà độc lập của Việt Nam vẫn được duy trì, bảo tồn, và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cái giá phải trả đó không hề nhỏ, hầu hết các di sản văn hóa của dân tộc hoặc đã bị đánh cắp, hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Kẻ thù của chúng ta đã làm chuyện này vì chúng âm mưu một kế hoạch tiêu diệt dân tộc Việt Nam để chí ít nếu có độc lập chúng ta cũng không thể mạnh hơn chúng được. Đó là thực tế. Sau khi dành lại được độc lập nhờ những xu thế không thể đảo ngược từ những ảnh hưởng chính trị ngoại giao của những nước lớn trên thế giới, những trí thức yêu nước chân chính vẫn còn, và họ đã làm tất cả để có thể khôi phục một Việt Nam què quặt sau đêm trường cai trị tàn bạo của thực dân Pháp. Tuy nhiên, vận may duyên lành đã không đến với dân tộc Việt Nam chúng ta bởi bên cạnh những người yêu nước, những sĩ phu chân chính, trong số những người Việt Nam chúng ta còn tồn tại những con chó ghẻ, những kẻ sẵn sàng vì quyền lợi cá nhân nhỏ nhoi mà chấp nhận bán đứng tiền đồ của dân tộc cho ngoại bang. Việt Gian Cộng Sản là một ví dụ điển hình.

Việt Gian Cộng Sản được sinh ra vì quyền lợi bành trướng ảnh hưởng của Cộng Sản Nga, vốn chỉ mượn cái áo hiền lành của chủ nghĩa xã hội Mark để dùng đó làm phương tiện cạnh tranh ảnh hưởng với các nước Phương Tây vốn đã vượt xa nước Nga về trình độ khoa học, kỹ nghệ, và khoa học. Từ đó, đế quốc đỏ Nga Cộng tham vọng muốn dành giật những thuộc địa của thế giới tư bản xanh (tư bản Phương Tây), chính vì vậy Lenin đã lợi dụng chiêu bài giải phóng thuộc địa để đào tạo một thế hệ những tay sai đắc lực phục vụ cho quyền lợi của đế quốc đỏ. Đây là hiện thực không thể chối cãi, bởi di sản đồ sộ của tài liệu Đại Học Phương Đông vẫn còn được Nga lưu trữ. Và tất nhiên, những tên Việt Gian tiêu biểu của bè lũ Cộng Sản Việt Nam là những tên tay sai trong số đó. Hồ Chí Minh mặc dù chưa từng được nằm trong danh sách mà những tên thực dân đỏ chú ý đào tạo, song hắn lại là một tên tay sai tỏ ra đắc lực nhất. Bằng đủ những ngón nghề tiểu xảo của một tên lưu manh siêu hạng hắn đã lần lượt trừ khử tất cả những đối thủ có trọng lượng của hắn để leo đến vị trí của một tên tay sai đắc lực nhất cho cả để quốc đỏ Nga Cộng và Tàu Cộng đại hán bành trướng. Hắn đã thành công, và tất nhiên, sự thành công của hắn cũng như Tàu đỏ, Nga đỏ, đã là một tai họa cho dân tộc Việt Nam.
Nhưng may mắn vẫn chưa hẳn đã rời bỏ dân tộc Việt Nam, chúng ta đã từng có một nửa giang sơn của tiền nhân để lại. Nơi đó, đã là chốn an toàn trú ẩn cho những chiến sĩ Quốc Gia Chân Chính. Chúng ta đã có cơ hội để bảo vệ sự độc lập ấy, để rồi nuôi hy vọng một ngày sẽ đuổi lũ bán nước ra khỏi bờ cõi để giành lại toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta đã từng có những nhà lãnh đạo anh minh, đạo đức, và sáng suốt để nhìn ra được con đường đi cho dân tộc.

Nhưng, điều quái ác đã xảy ra cho dân tộc Việt Nam của chúng ta suốt chiều dài lịch sử vẫn là những chữ nhưng. Chúng ta đã để cho lũ ngoại bang sử dụng những tên tay sai mang dòng máu Việt để tiêu diệt những người lãnh đạo kiệt xuất đó rồi thay thế vào đó là những kẻ bất tài vô hạnh để dẫn tới cái ngày Miền Nam bị hoàn toàn sụp đổ. Chắc hẳn không phải cần nói thêm nữa, độc giả cũng có thể biết được người viết đang ám chỉ đến ai. Đó chính là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu. Thảm cảnh diễn ra vào ngày tang thương không chỉ cho gia đình họ Ngô mà cả cho dân tộc như thế nào thì người viết sẽ không đi sâu vào chi tiết để bàn sâu thêm bởi sự việc đã được những chứng nhân lịch sử viết lại khá nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này người viết sẽ chỉ đề cập đến những gì mà 2 người anh hùng dân tộc này đã làm và để lại cho chúng ta trong quá khứ.

Các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và những người anh em khác trong gia đình họ Ngô Đình được giáo dục và hun đúc tinh thần yêu nước nhờ truyền thống Nho Giáo lâu đời. Có lẽ cũng chính vì được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước như vậy, nên những người con trưởng thành từ gia đình họ Ngô Đình đặc biệt là các ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đều thể hiện lòng ái quốc tột bực. Lòng yêu nước tồn tại trong các ông đã biến thành những vũ khí làm cho kẻ thù phải nể sợ. Không phải tự nhiên mà tên giặc đại gian ác, lắm mưu mô xảo quyệt như Hồ Chí Minh phải chịu thua trước khí phách kiên cường của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bởi trong hoàn cảnh dù tay không tấc sắt lại nằm trong tay giặc, nhưng ông đã khẳng khái vạch mặt Việt Gian của Hồ bằng câu hỏi “Tại sao ông giết anh tôi?”. Câu nói đó ắt hẳn một người bình thường khó có thể làm được trong hoàn cảnh ấy, bởi Hồ lúc đó đầy uy quyền và dưới tay hắn là cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người không ghê tay. Thêm nữa, đứng trước nguy cơ bị thiệt hại tính mạng mà chính ông biết rõ hơn bao giờ hết nhưng ông đã không chịu lui bước, không chịu nhượng bộ với những kẻ giết mướn khi ông nói: “Mình là Tổng thống thì phải giữ tư thế của vị Tổng thống. Dầu mình chết cũng là vị Tổng thống”.

Ở đây, rõ ràng câu nói của ông Ngô Đình Diệm đã thể hiện nguyên tắc “Chính Danh” trong Nho Giáo, không phải là sự tham quyền cố vị, bởi nếu tham giữ quyền lực, ông có thể mưu cầu một cuộc đào tẩu để một ngày kia quay về trị tội đám phản loạn, cũng không phải là ông không biết mình sẽ phải chết, bởi nếu không ông đã không nói đến cái chết đang cận kề. Khí tiết của một người làm việc vì đất nước đã khiến ông dám hy sinh để giữ thể diện cho Quốc Gia, cho gia đình, khi chấp nhận cái chết nhẹ tựa lông hồng chứ không ươn hèn để ngoại bang có thể coi thường tư cách của dân tộc hoặc bản thân ông. Trái lại, sau khi đã đảo chính thành công chỉ tốn vài trăn ngàn dollard, Lyndon B. Johnson đã gọi những kẻ phản tặc đảo chính là lũ du côn. Danh xưng đó cũng xứng đáng với những kẻ bất tài vô hạnh như đám tướng tá làm đảo chính theo lệnh của quan thầy ngoại bang. Nhưng cái hậu quả tệ hơn là hình ảnh của dân tộc Việt Nam đã bị hoen ố trong con mắt của những con buôn chính trị nước Mỹ. Bởi vậy, người Mỹ đã đưa quân vào Việt Nam mà không cần xin phép, xem Việt Nam như là một mảnh đất vô chủ. Khi còn sống cụ Ngô Đình Diệm đã từng nói “tôi tiến hãy tiến theo tôi, tôi lui hãy giết tôi, tôi chết hãy nối chí tôi”. Ông đã làm tất cả để chứng minh rằng ông không nói chỉ để tuyên truyền như tên Việt Gian Hồ Chí Minh, một kẻ đi bất cứ đâu chọn nơi trú ngụ cũng tính toán đường chạy trước tiên.

Về phần ông Ngô Đình Nhu, mặc dù không có được cái uy dũng của một lãnh tụ quốc gia như ông Ngô Đình Diệm, song ở trong con người của ông Ngô Đình Nhu là một trái tim yêu nước nồng nàn. Tất cả lòng yêu nước đó đã được ông gởi gắm trong tác phẩm “Chính Đề Việt Nam” mà ông là tác giả thủ bút. Từ kiến thức và kinh nghiệm của một người vốn nghiên cứu chuyên môn cổ tự, thư viện, và am tường lịch sử, ông đã đúc kết tư tưởng của mình trong cuốn sách “Chính Đề Việt Nam”. Không lý thuyết xa vời, không luận bàn hàn lâm, không tranh cãi vô bổ, ông Ngô Đình Nhu đã phân tích từ những dữ kiện lịch sử để đi đến những nhận định một cách khách quan, từ đó đưa ra những hành động cụ thể. Tư tưởng của Ngô Đình Nhu có thể tóm lược một cách chung nhất đó là: xây dựng một hệ thống lãnh đạo quốc gia có nền tảng, có tính kế thừa, và mang đạm nét tự tôn dân tộc. Qua phân tích bối cảnh lịch sử của Việt Nam, ông nhận thấy rõ ràng một chân lý là: kho tàng văn hóa cũng như trí tuệ của dân tộc Việt Nam đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi kẻ thù xâm lược, hết Tàu lại Pháp, chúng luôn tìm cách tiêu diệt những nền tảng văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời gian cai trị. Quả đúng như vậy, chẳng có một kẻ xâm lược nào lại muốn những người bản xứ tự vươn lên làm chủ, chính vì vậy, chủ trương ngu dân, đốt sách, ăn cắp tư liệu quý là hành động thường thấy ở những kẻ xâm lược. Cũng chính bởi sự chèn ép và tiêu diệt văn hóa Việt Nam một cách có chủ đích và hệ thống, nên lãnh đạo ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử luôn có một đặc điểm là không có tính kế thừa.

Như vậy, tư tưởng của ông Ngô Đình Nhu rõ ràng đã nhắm tới một mục đích duy nhất là gây dựng một nền tảng cho chính trị học Việt Nam, tạo ra tính liên tục và kế thừa cho những giai đoạn lãnh đạo đất nước kế tiếp, từ đó đưa Việt Nam đến phú cường. Bây giờ đặt câu hỏi, nếu đất nước được phú cường, thì ai là người được hưởng lợi? chắc chắn là không chỉ gia đình họ Ngô Đình, mà là toàn thể nhân dân Việt Nam. Như vậy, hành động, tư tưởng, và việc làm của ông Ngô Đình Nhu là vì mục đích cá nhân hay vì tương lai chung của dân tộc? Vì vậy, những kẻ vu cáo cho 2 anh em ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm là gia đình trị là hoàn toàn có mưu đồ ác ý. Nếu hiểu một cách có thiện ý thì có thể những lời phê phán đó chỉ đơn giản xuất phát từ sự ghen tị tầm thường của những kẻ dốt nát mà muốn đua chen, bất tài mà muốn được ngồi ngôi cao, không công trạng mà muốn được hưởng bổng lộc, không đức độ mà đòi được người đời trọng vọng. Nếu hiểu theo cách phê phán một chặt chẽ hơn, sẽ thấy những dụng ý đạp đổ những tư tưởng phục hưng đất nước sẽ đồng nghĩa với việc làm lợi cho ngoại bang, cho kẻ thù của dân tộc. Tất nhiên không một kẻ thù nào cũng như các nước ngoại bang lại muốn cho dân tộc Việt Nam có thể vươn lên cạnh tranh với họ, vì vậy hành động tiêu diệt, hủy bỏ những tư tưởng yêu nước sẽ đồng nghĩa với việc phản quốc, làm Việt Gian tay sai cho ngoại bang.

Ngoại bang ở đây là ai? Là những kẻ tự nhận mình là đồng minh với tất cả những nước yêu chuộng tự do, Hoa Kỳ. John F. Kenedy từng tuyên bố người Mỹ đang chiến đấu vì tự do, sẽ đưa vai gánh vác với các nước tự do, nhưng thực tế người Mỹ đã nói dối. Họ đến Việt Nam không phải vì muốn bảo vệ cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi bàn tay của lũ thực dân đỏ, mà họ muốn tạo ranh giới với thế giới mới bằng cuộc chiến tranh lạnh. Hoa Kỹ không kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên bằng việc giải phóng cho nhân dân Triều Tiên thoát khỏi nanh vuốt của lũ Thực Dân đỏ. Hoa Kỳ cũng đã làm điều tương tự với nhân dân Việt Nam, với nhân dân Đức. Hoa Kỳ chỉ muốn điều khiển cuộc chiến theo ý muốn của một người chia lại thế giới, chứ không hề đếm xỉa đến tự do của những người dân bị áp bức. Chính vì vậy, thay vì chính sách tiêu diệt tiềm lực của đám tay sai khủng bố đỏ là những tên Việt Cộng nằm vùng bằng Ấp Chiến Lược của chính phủ Ngô Đình Diệm, người Mỹ đã tìm mọi cách đưa quân đội vào Việt Nam để leo thang chiến tranh buộc nhân dân Việt Nam phải rơi vào cảnh máu lửa. Khi bị khước từ quyết liệt từ phía chính phủ đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã cấu kết với những tên Việt Cộng nằm vùng như Thích Trí Quang, tạo cho những tên Việt Gian này những ưu thế để xách động quần chúng nổi dậy chống chính quyền. Xáo trộn chính trị yên bình của Việt Nam Cộng Hòa đệ nhất luôn bị bàn tay lông lá của CIA thò vào, cuối cùng, Hoa Kỳ đã bỏ tiền để thuê những tên tay sai cho thực dân Pháp trước kia để loại bỏ một chính phủ vì Tổ Quốc Việt Nam, vì Dân Tộc Việt Nam. Đây là một ví dụ tiêu biểu cho khái niệm ngoại bang mà người viết ám chỉ tới.

Ai là kẻ thù? Là những kẻ thực hiện kế hoạch xâm lược Việt Nam dưới mọi hình thức, bằng vũ trang, bằng đào tạo tay sai để cai trị Việt Nam theo sự chỉ đạo của chúng, bằng việc rũ bỏ tất cả những giá trị dân tộc để thay thế bằng tư tưởng sùng bái, nô lệ chúng. Nga Cộng và Tàu Cộng là những thế lực như vậy. Nga Sô là quốc gia đầu tiên đã bị cưỡng ép chấp nhận chủ thuyết Cộng Sản qua cái gọi là Cách Mạng Tháng Mười. Thực chất Cách Mạng Tháng Mười là một ngụy từ để che đậy âm mưu xâm lược của Lenin qua chiêu bài Quốc Tế Cách Mạng. Quốc Tế Cách Mạng để Lenin có thể xách động những người lao động khốn khổ phương tây nổi dậy chống chính quyền làm rối ren tình hình chính trị của các nước phương tây. Quốc Tế Cách Mạng để dụ khị những người dân bị áp bức ở xứ nô lệ vùng lên chống lại chính quyền cai trị, để rồi thoát được nanh vuốt của Tư Bản Xanh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, vv… thì lại rơi trọn vào tầm ảnh hưởng của Nga. Quốc Tế Cách Mạng để đào tạo một thế hệ thái thú, toàn quyền kiểu mới với sự cai trị dựa vào những tên tay sai bản xứ. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi Lenin là người đầu tiên đề cập đến vấn đề thuộc địa. Trung Cộng là một nạn nhân của Nga Cộng, tuy nhiên, ý thức của một kẻ đại hán đã chỗi dậy để chúng đủ khôn khéo mà sử dụng sự hỗ trợ của Nga Cộng để nuôi dưỡng mộng bành tướng. Chính vì vậy, mặc dù tại Tàu, vẫn còn tồn tại cảnh người kéo cày thay trâu ngựa, nhưng vẫn có “cách mạng cộng sản” xảy ra. Và Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra những cái ngu xuẩn nhất, mâu thuẫn nhất trong thế giới loài người đó là tiến lên thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa từ một nước còn rửa chưa sạch những ý nghĩ quân thần.

Ai là tay sai? Tất nhiên đó là Hồ Chí Minh và băng đảng của hắn. Khác với nhiều nhân sĩ xuất dương để mưu cầu chuyện cứu nước bằng con đường học vấn, Hồ xuất ngoại để tìm đường mưu cầu phú quý. Đặt chân lên đất Pháp, hắn đã làm đơn xin được làm tay sai cho Thực Dân Pháp qua lá thư xin học Trường Thuộc Địa. Thất bại, hắn bèn tìm đến một ông chủ khác là Nga Cộng, nhưng vì vốn học thức của hắn quá nghèo nàn nên Stalin cũng như các quan thầy của hắn không trọng dụng. Theo chân Borodin hắn làm chân phiên dịch, thực hiện xứ mạng đỏ hóa nước Tàu. Dù vậy, với khả năng lưu manh được trường đời đào tạo, nên hắn đã dần hãm hại tất cả những ai cản bước đường tiến thân của hắn để leo lên vị trí đắc lực nhất trong hàng ngũ tay sai của Thực Dân Đỏ mang máu Việt. Chính vì trong Hồ, không hề tồn tại một chút mảy may về lòng yêu nước, nên Hồ khác với Mao Trạch Đông là đã không lợi dụng sự giúp đỡ của Nga Sô như một phương tiện, mà hắn chấp nhận làm thân khuyển mã để phục vụ lợi ích của mẫu quốc đỏ và sau này là cả Tàu Cộng vì quyền lợi thống trị nhân dân Việt Nam để được hưởng cái thú của những loại hôn quân trong lịch sử kiểu Lê Ngọa Triều, Minh Mạng, Tự Đức vv…

Như vậy như đã phân tích nhận xét ở trên, những kẻ vì lợi ích bản thân mà tiêu diệt tinh thần yêu nước của 2 anh em họ Ngô thì có nghĩa chúng có chung mục đích với ngoại bang, kẻ thù và tay sai cho Thực Dân Đỏ. Để minh chứng cho điều này, người viết xin đưa thêm những dẫn chứng khác. Sau khi đã vâng lệnh ngoại bang, thông đồng với bọn tay sai Thực Dân Đỏ tiêu diệt lãnh tụ, đám tướng tá du côn đã tiếp tục nghe lời xúi giục của những tên Việt Cộng nằm vùng để tiêu diệt, truy lùng những thành viên đang Cần Lao vốn được ông Ngô Đình Nhu xây dựng với kỳ vọng đào tạo ra một lớp lãnh đạo kế tiếp để kế tục sự nghiệp của ông Ngô Đình Diệm. Chưa hết, tất cả những thành tựu đã làm được của chính phủ đệ nhất Cộng Hòa đều đã bị thiêu hủy không thương tiếc, những mạng lưới tình báo chống thâm nhập của VGCS bị phá bỏ, Ấp Chiến Lược là vũ khí hữu hiệu để cách ly VGCS với những người dân thường cũng bị xóa xổ, những tên VGCS nằm vung ác ôn được tha bổng. Vậy thử hỏi, sau ngần đấy những việc làm phản quốc đó thì liệu đám tướng tá đảo chánh có được xem là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng hay là Lũ Côn Đồ Phản Quốc?

Hiện nay, đất nước đã rơi vào cảnh thực sự lâm nguy, không phải bởi sự xâm lược của Tàu Cộng đang hiện hữu mà là bởi những khái niệm đã bị hoàn toàn đảo lộn tại Việt Nam. Người yêu nước thì bị gọi là Việt Gian, lũ bán nước thì được gọi là yêu nước, bọn phản quốc thì ngẩng cao đầu, người cứu nước thì phải lẩn tránh. Lịch sử bị đảo lộn, người tốt kẻ xấu lẫn lộn, sự chen chân phá hoại của VGCS ở khắp mọi nơi, từ cộng đồng đến tổ chức tôn giáo, gây nghi hoặc chán nản cho tất cả những người còn tấm lòng với đất nước. Khi tốt xấu không phân biệt được, đúng sai không rõ ràng, trắng đen lẫn lộn, tức là luân lý bị mất, xã hội cũng như con người sẽ rơi vào trạng thái của những con vật, làm theo bản năng. Như vậy nếu nước chưa mất, thì cũng sẽ mất, dân tộc có còn thì cũng sẽ bị đồng hóa. Ngược lại, đạo lý còn thì dầu, nước có mất vẫn lấy lại được, dân tộc có lưu vong cũng không bị xóa xổ, ngày tăm tối qua thì tương lai sáng lạn sẽ tới, giống như Nguyễn Trãi từng viết “Càn Khôn Bĩ Rồi Lại Thái, Nhật Nguyệt Hối Rồi Lại Minh”. Vì vậy, hãy phục hưng lai tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc của 2 vị anh hùng dân tộc Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, hãy tự hào khi là một thành viên của Đảng Cần Lao, hãy phục hoạt lại những chân giá trị của lịch sử, biết kế thừa trên những nền móng mà tiền nhân đã dày công xây dựng. Những kẻ đang tìm cách phá hoại hình ảnh tốt đẹp của 2 vị anh hùng dân tộc họ Ngô cũng như Đảng Cần Lao, là những tên Việt Gian đang là tay sai Thực Dân Đỏ tức Việt Gian Cộng Sản hoặc tay sai của chúng. Những người Việt yêu nước cần phải có hành động thích đáng trừng phạt lũ phản dân tộc này.

24/10/2011

TS Ly' Trọng Tín (Kyoto)

++++++++++++++++++++++++++

From: nguyễn hòa bình

Subject: PHẢN BIỆN BÀI : CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG ?

Thua Anh hungthe:

Tôi chính tên là Nguyên Hòa Bình sống tại Hà Nội, Tôi rất ngỡ ngàng trước bài viết của một người mang tên họ giống như tôi . Tôi xin gửi anh bài phản biện của tôi :

Bài 2: PHẢN BIỆN BÀI "CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG?"


(Tác giả Nguyễn Hòa Bình)

Tôi là người sống ở miền Bắc. Năm 1963 lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ, tất cả những gì thời đó để lại trong ký ức của tôi là đói. Bố mẹ đi làm suốt ngày mà nhà chẳng có gì ăn cả. Do đó cái làm cho tôi và mọi người bận tâm là kiếm cái gì để ăn.

Nhưng tôi nhớ rất rõ, hôm đảo chánh xẩy ra , đài phát thanh tại Hà Nội có đọc một bảng tin về những diễn biến của cuộc đảo chính và từ đó tên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ám ảnh trong tâm trí tôi.

Đối với tôi , Tổng Thống Ngô Đình Diệm là con người mà trong tâm hồn ông chất chứa hai phẩm chất cao đẹp :


1/ Nhà tu hành
2/ Nhà chính trị


Tôi đặt vai trò nhà tu hành lên trên là vì tôi nghĩ đạo đức quan trọng hơn. Nếu ta sống trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng xung quanh ta là những người có đạo đức thì ta vẫn vui. Nhưng nếu ta no đủ nhưng quanh ta là một bọn mọi rợ thì đâu có vui được. Một người có đạo đức sẽ cho ta nhiều bài học về cuộc sống. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người không những tài năng mà còn là một con người có đạo đức.

Mặc dầu vậy. Trước tiên , tôi lại muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về con người chính trị của Ngô Tổng Thống.

Về hoàn cảnh lịch sử, vào năm 1954. sau một cuộc binh biến kéo dài suốt 9 năm , đất nước Viêt Nam chia làm đôi, toàn bộ quân đội Pháp rút về phía Nam vĩ tuyến 17 . Phía Bắc từ đó trở đi là phần đất của những người theo chủ nghĩa cộng sản. Cũng từ đó, bắt đầu hai thể chế chính trị khác nhau trên cùng một mảnh đất của cùng một dân tộc. Miền Bắc về thực chất vẫn duy trì chế độ phong kiến, cổ hủ, phương thức lao động vẫn là ăn đấu , làm khoán, địa tô, bóc lột như cũ . Có khác chỉ là khác cái tên mà thôi ( xã hôi chủ nghĩa ). Cũng phải nói rõ khi người Pháp đặt chế độ đô hộ tại Việt Nam thì họ chia Việt Nam ra ba miền cùng với ba chế độ cai trị khác nhau : Miền Bắc – chế độ bảo hộ, miền Trung – chế độ vừa bảo hộ , vừa thuộc địa, miền Nam – chế độ thuộc địa. Chế độ thuộc địa là chế độ mà những người dân có những quyền gần như ở quốc mẫu ( tức là nước Pháp ).


Ở miền Nam , do chịu ảnh hưởng của chế độ bảo hộ của người Pháp từ nhiều năm trước, nên đời sống vật chất, và tinh thần tự do có tốt hơn so với ở miền Bắc và miền Trung.

Cũng trong năm 1954 có một cuộc đại di cư khoảng hơn một triệu người từ miền Bắc vào Nam. Đó là một đám người gồm đủ các thành phần ; người công giáo, phật giáo, con buôn, Việt gian bán nước, côn đồ, đĩ điếm…Hơn một triệu người tạp phế lù vào miền Nam. Và họ đã được tự do làm mọi chuyện. Cùng với những thế lực đã có sẵn tại Nam Việt Nam hơn một triệu người di cư đã biến mảnh đất miền Nam, thơ mộng, hiền hòa, mến khách thành sào huyệt các đảng phái chính trị tranh giành quyền lực, kinh tế. Đó là lý do tại sao các bài viết đều nhất trí với nhau là tại thời điểm Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống thì tình hình rối ren như nạn 12 sứ quân.

Nếu không có tài cầm quân, khiển tưởng thì trong một tình trạng như thế liệu Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đứng vững được không. Nếu không có tài kinh bang tế thế thì miền Nam có thể vừa dẹp trừ nạn 12 sứ quân vừa phát triển kinh tế để Nam Việt Nam trở thành hòn ngọc Viễn Đông !
Có thể tổng kết bằng một câu ngắn gọn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm “ AN DÂN TRỊ QUỐC” .

Còn như bài viết CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG ? Trong bài đó, t/g chỉ trích Tổng Thống không thừa nhận và khuyến khích một chế độ đa đảng . Đọc đến đoạn văn này tôi không thể không hoài nghi về hiểu biết chính trị của tác giả. Trong hoàn cảnh hỗn loạn như loạn 12 sứ quân thì việc tổ chức nghị trường , đàm phán hiệp thương, thỏa hiệp chính trị là thứ rất yếu, và nếu điều đó có xẩy ra thì tình hình chiến sự sẽ quyết định ván bài trên bàn thương lượng, như thông lệ từ cổ chí kim vậy.

Một tác giả như thế, với một bài viết như thế không thể đứng vững ở những nơi có tự do ngôn luận. Nhưng trong những chế độ độc tài có khi họ được phong tặng những là : cây bút xuất sắc, bài viết đanh thép…Đơn giản vì đó là một con chó sửa theo ý chủ và được một miếng xương.

Lại nữa , tác giả chỉ trích chính phủ Tổng Thống họ Ngô : đàn áp các đảng phái quốc gia. Thủ tiêu mạng sống của đối lập chính trị. Kết án rồi tìm cách giết Các nhà đối lập chính trị

Như đã nói, lúc Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thì tôi là một đứa con nít lúc nào cũng đói bụng , tôi không được chứng kiến cảnh tranh giành của các phe phái chính trị trong miền Nam. Còn tại miền Bắc nói chung là bình yên, tôi thấy ba mẹ, và mọi người xung quanh đều có cuộc sống ngày này qua ngày khác như nhau và đói là triền miên.

Tuy nhiên những nguyên tắc trong thời chiến và những binh pháp trong chiến trận chúng tôi đều có khảo cứu trong các tác phẩm văn học và lịch sử trong nước và thế giới. Và từ cách nhìn rất sách vở này tôi có thể suy ra rằng về mặt binh quyền theo nguyên tắc cổ điển thì có thể hiểu : không riêng gì đảng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới sát hại đối thủ của mình mà mọi phe phái đều sát hại lẫn nhau, và đó là điều chúng ta chấp nhận vì trong hoàn cảnh như thế thường dân không nằm trong vòng chiến , chỉ có các thành viên trong các đảng phái tìm cách thanh toán nhau thôi. Hơn thế nữa khi mà ai cũng dương ngọn cờ chính nghĩa để gây thanh thế cho mình, thì việc phải loại trừ nhau là điều tất yếu. Tác giả của bài viết không hiểu một điều rất giản đơn là nếu có hai hiệp sĩ đều tuyên bố rằng tôi là người duy nhất xứng đáng với người đẹp Ngọc Hoa chẳng hạn và không ai chịu nhường ai .

Vậy, với tuyên bố này hai hiệp sĩ bắt buộc phải tỉ thí tức là đánh nhau cho đến khi có một kẻ phải chết. Trong chính trị cũng tương tự như vậy, nếu nhiều đảng cùng tuyên bố chỉ có đảng của mình mới là chính nghĩa đem lại hạnh phúc cho nhân dân mà không ai chịu nghe ai thì tàn sát giết hại để chiến thắng là chuyện binh quyền và mưu lược của họ. Những lúc như thế này thì không phải là nhân dân sẽ quyết định số phận của các nhà chính trị mà là THƯỢNG ĐẾ. Chỉ những người thực sự phụng sự ý tưởng của THƯỢNG ĐẾ mới là người có thể thoát khỏi những đòn thù, cạm bẫy do đối thủ dàn dựng nhằm tiêu diệt đối phương. Chỉ có THƯỢNG ĐẾ mới ngỏ lời trí tuệ trong những lúc khốn khó cho những người một lòng một dạ với chính nghĩa quốc gia theo ý muốn của THƯỢNG ĐẾ. Đó là những khái niệm rất sơ đẳng cho những ai muốn dấn thân vào con đường chính trị.

Nếu ta nhìn lại lịch sử của đất ĐẠI VIỆT và tìm hiểu về ngọn cờ làm bằng cây LAU của ĐINH BỘ LĨNH dẹp loạn 12 sứ quân , ta sẽ thấy điều này rất rõ. Mặc dù là ngọn cờ LAU nhưng đó là ngọn cờ chính nghĩa vì thế ĐINH BỘ LĨNH lên ngôi hoàng đế. Sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân.

Tuy nhiên dưới thời NGÔ ĐÌNH DIỆM vấn đề phức tạp hơn nhiều. Kẻ thù của dân tộc không phải chỉ có ở phương Bắc, nội tình trong nước không chỉ là loạn 12 sứ quân. Tại thời điểm đó Việt Nam đã bắt đầu chịu những áp lực của khuôn mẫu nhà nước dân chủ theo kiểu phương tây. Những nguyên tắc tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhà nước nghị viện… là những khuôn mẫu tốt mà mọi dân tộc trên thế giới cần áp dụng nhưng Việt Nam là một đất nước rất đặc biệt với những phong tục tập quán rất khác lạ so với nhiều nước trên thế giới. Việc áp dụng máy móc các tiêu chuẩn tự do của tây phương là điều mang lại rất nhiều bất ổn cho Việt Nam. Việc này đã được chứng minh rất rõ sau sự ra đi của Ngô Tổng Thống.

Cho nên, những chỉ trích của tác giả bài viết CHẾ ĐỘ SG TAY SAI VATICAN NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI HAY KHÔNG ? ám chỉ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đã từng sống ở những nước dân chủ, thì tại sao Tổng Thống lại không thực thi dân chủ, đa đảng ? Những chỉ trích như thế này chỉ chứng tỏ tác giả là người không hiểu về dân tộc , không có đầu óc chính trị, không biết quyền biến trong những thời khắc khác nhau. Bây giờ khi các tài liệu bí mật , các nhân chứng đã ăn năn thú tội, người ta mới thấy các nghi vấn về một gia đình độc tài vơ vét tiền của cho riêng dòng họ Ngô là một sự vu khống trắng trợn vì hóa ra gia đình họ Ngô rất nghèo. Những nghi vấn về việc Ngô Đình Nhu bắt tay với đối phương ,sau khi các tài liệu được công bố người ta mới thấy tấm lòng nhân ái, vị tha, cơ mưu cao dầy của Tổng Thống cùng ông cố vấn Ngô Đình Nhu . Những ám chỉ chính quyền độc tài , tham quyền, cố vị . Sau cái chết của Tổng Thống cùng ông cố vấn người ta mới ngã ngửa giật mình là đã lập nhầm một kế hoạch mưu sát một nhân sĩ. Một chiến sĩ đấu tranh cho tự do và dân tộc. Đó là điều làm đau nhói hàng ức triệu trái tim nhân ái suốt muôn đời.

2/ Nhà tu hành. Đối với một nhà tu hành thì điều quan tâm lớn lao nhất trong đời là làm thể nào để được THƯỢNG ĐẾ chấp nhận và được đối thoại với NGƯỜI.

Rất có thể tổng thống có một vài việc lầm lỡ, rất có thể các nhân viên cấp dưới đã giết nhầm một vài người, rất có thể có một vài việc đã không được đa số đồng tình như chính Ngô Tổng Thống đã nói : “Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi".

Qua những ngày cuối đời của tổng thống tôi thấy sự thống thiết đau khổ và ăn năn của Tổng Thống. Đó là bản chất căn bản của một người tu hành, luôn sửa mình để kịp với ĐẠO. Và đối với tôi khi tiếp xúc với những sử liệu về cuộc đời Ngô Tổng Thống những giây phút cuối đời ông là những giây phút xúc động nhất.

Việc Ngô Tổng Thống rời khỏi dinh Gia Long trong vòng vây của các tướng lãnh phản bội đã là một sự thần kỳ.

Nhưng chuyện của đời khác với chuyện của đạo. Nếu theo cách suy nghĩ và việc làm của người đời thì Ngô Đinh Diệm và Ngô Đình Nhu sau khi thoát khỏi cuộc bao vây của những người phản bội thì phải gấp gáp tìm cách liên hệ với những thuộc hạ thân tín để phản công trở lại. Trong hoàn cảnh như ngày 2 tháng 11 năm 1963 là hoàn toàn có thể và rất dễ dàng đối với Tổng Thống . Ông còn người em thân tín Ngô Đình Cẩn ở miền Trung, còn những tướng tá trung thành với ông, còn rất nhiều người dân cảm mến và mang ơn ông, sẵn sàng che chở cho ông và cố vấn NGô Đình Nhu.

Nhưng ông đã không tìm kiếm sự bao bọc đó, ông cũng không tìm kiếm bất cứ một sự trợ giúp nào mặc dù ông và cố vấn đã thoát khỏi vòng vây, và ung dung ngồi trong nhà của một người Hoa gần chợ Lớn. Thời gian này là lúc Tổng Thống và ông Cố vấn hồi tâm xem lại tất cả những gì đã xảy ra. Có lẽ là ông rất buồn vì ông rất cô đơn. Ông đã mang hết tâm trí và nhiệt huyết hiến trọn cho đồng bào và đất nước, nhưng tại sao lại có nhiều người thù ghét ông, tại sao có kẻ thân tín lại phản bội lại ông, tại sao những người mà ông tin tưởng cũng quay lưng lại với ông, tại sao đồng minh Hoa Kỳ lại tỏ ra thờ khi ông báo cho họ biết là có một cuộc nổi loạn đang xẩy ra.

Trước những tình cảnh như vậy ông đã đi tới nhà thờ để cầu nguyện. để dâng hiến linh hồn mình cho THIÊN CHÚA, để THƯỢNG ĐẾ phán xét ông. Vì tấm lòng ngay thẳng , trung kiên với quê hương tổ quốc của ông là vậy mà thiên hạ lại có thể kết án ông với bao nhiêu điều xấu xa. Ông ước mong được phán xét dưới quyền năng của THƯỢNG ĐẾ. Và chính vì thế Tổng Thống đã cùng ông cố vấn đến nhà thờ ông Tam dâng lễ. Lúc này chuyện binh quyền, chính trị đối với ông không còn quan trọng. Đối với Tổng Thống thì việc chứng minh mình là một người con làm theo ý CHÚA là quan trọng hơn cả.

Ông là người ngoan đạo và cái chết của ông có những phần giống với cái chết của Chúa KITO. Có một hội đồng định đứng ra xét sử ông, có một kẻ đã bán Chúa để lấy những đồng tiền bẩn thỉu… Không phải ông Minh hay hội đồng quân sự hay bất cứ một ai , chính CHÚA đã chọn cái chết cho Tổng Thống. chính Chúa đã an ủi và gọi ông về bên MÌNH . Điều này chúng ta thấy rất rõ : Sau khi cầu nguyện , Tổng Thống đã sai viên sĩ quan tùy tùng gọi điện liên lạc với phe đảo chính . Không phải là đầu hàng mà chính là Tổng Thống không muốn áp đặt ý riêng của mình nữa ( tức là không muốn lãnh đạo ) Tổng thống thấy mọi người không hiểu và không chấp nhận đường lối của mình mặc dù Tổng Thống luôn tin tưởng rằng đường lối đó là đắn đắn .

Tổng Thống muốn tôn trọng số đông . Ông gọi điện là để trao lại quyền hành , và một điều rất quan trọng nữa là Tổng Thống không muốn đổ máu nếu ông quyết định phản công trở lại. Đó là hình thức diễn ra ở ngoài đời nhưng sau buổi cầu nguyện THIÊN CHÚA đã an bài số phân của Tổng Thống rồi. Do đó sự việc diễn ra rất rõ ràng ,ai đã đến đón Tổng Thống, ai đã bắn Tổng Thống, ai đã ra lệnh … Tất cả rất rõ ràng nhưng người đời đâu có tin. Vì những giây phút cuối cùng là những giây phút Tổng Thống làm theo ý THIÊN CHÚA !

THIÊN CHÚA đã chọn cho Tổng Thống cái chết. Một cái chết gây sửng sốt cho rất nhiều người, một cái chết làm đau nhói hàng ức triệu con tim nhân ái, một cái chết khiến chúng ta phải suy nghĩ về thân phận mình , một cái chết để lương tâm chúng ta luôn cắn rứt vì sao chúng ta lại có thể để cho những kẻ đe hèn giết hại một nhân sĩ yêu nước chân chính ,để kết quả là ngày hôm nay gia đình chúng ta bị chia ly , tổ quốc bị thống trị bằng bàn tay sắt, đất nước trở thành nơi chứa chất tội ác và ác độc.

Chính THIÊN CHÚA đã chọn cái chết cho Tổng Thống và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, để công lý mà các vị đã theo đuổi được vinh danh trên các tầng trời.

Xin được kính cẩn, kính viếng trước hương hồn của
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
ÔNG CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU

Hà nội ngày 4 tháng 11 năm 2011

Hàn quang Tự

-------------oo0oo---------------

ToiAcCSVN

-------------oo0oo---------------

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

Covang

Covang

Covang

Home Page Vietlist.us

 


bottom