Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

Trang Thời Sự Vietlist.US

-------------oo0oo--------------

Kính thưa quý đọc giả,
Tháng 10 năm 2012, Nghị viên thành phố Houston, Texas, Luật sư Hoàng Duy Hùng đã chính thức tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn gây ra một sự tranh cãi trong cộng đồng người Việt Tị Nạn Cộng Sản hải ngoại. Người binh vực thì tin rằng Ls Hoàng Duy Hùng đi tìm phương thức đấu tranh mới trong chủ trương đối thoại với Cộng sản. Người chống đối thì kết luận rằng Ls Hoàng Duy Hùng đang bắt tay hòa giải với Việt cộng, phản bội lại cộng đồng Việt nam, đâm sau lưng các chiến sĩ chống cộng. Nhận thức rằng sự việc nầy liên quan trực tiếp đến công cuộc đấu tranh của dân tộc Việt nam chống lại đảng Cộng sản độc tài bán nước, nhằm mang lại tự do, dân chủ cho quê mẹ, chúng tôi lần lượt đăng tải các bài binh, chống của cả hai bên để rộng đường dư luận. Nay kính. Vietlist.

-------------oo0oo--------------

Nhân vật trong năm 2012: Nghị viên Al Hoàng (Duy Hùng):

Đối thoại để tìm sự đồng thuận, từng phần sẽ mở ra một chương sử mới cho người Việt Nam.
“Tôi sẽ đi Việt Nam trong một thời điểm thuận lợi và sau đó, những ai tin vào cánh cửa đối thoại mà tôi dấn thân mở ra, những ai đồng thuận với chủ trương của tôi trên sách lược này, xin liên lạc với tôi, để chúng ta cùng bàn bạc công việc chung có lợi nhiều phía. Đây không phải là một cuộc đối thoại chỉ một, hai lần, mà nhiều lần.”

Nghị viên Hoàng Duy Hùng

LTS: Vào đầu tháng 7, 2012, tại Nam Cali, báo Người Việt đã đăng tải ý kiến của độc giả Sơn Hào trên trang “Diễn đàn” đưa ra một nhận định khác hẳn ý kiến của phe chống Cộng nói về ngày 30 tháng 4, 2012. Kết quả là báo Người Việt phải xin lỗi và đuổi Tổng thư ký Vũ Quí Hạo Nhiên, nhưng sự gầm ghè của phe chống cộng cực đoan vẫn chưa nguôi. Trong bối cảnh nóng bỏng đó, vào ngày Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012, trong một chuyến công du tới miền Nam California, nghị viên gốc Việt của thành phố Houston là Al Hoàng đã đến thăm tòa soạn Việt Weekly để tận mắt xem những hình ảnh về biển đảo Trường Sa đang được triển lãm tại đây. Trong cuộc gặp gỡ này, nghị viên Al Hoàng đã dành cho Việt Weekly và Phố Bolsa TV một cuộc phỏng vấn dài 2 giờ để nói chuyện về nhiều vấn đề, trong đó nêu rõ quan điểm chính trị của ông đối với chính quyền CSVN trong giai đoạn mới. Cuộc nói chuyện còn mở ra một chủ đề quan trọng khác, đó là việc nghị viên Al Hoàng, trong vai trò một vị dân cử dòng chính, lên tiếng mời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Hoa Kỳ để đối thoại với cộng đồng người Việt tại Houston. Đây có thể nói là một quả “bom tấn” gây sốc cho nhiều người vì lần đầu tiên, một người có “thành tích” chống cộng mạnh mẽ trong quá khứ, từng có thời gian bị CSVN bắt giam 15 tháng vì “tội âm mưu lật đổ chính quyền” lại lên tiếng công khai, chính thức mời gọi đối thoại.

Và, qua bài báo và lời tuyên bố này, vào tháng 10, 2012 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã công du đến Hoa Kỳ, đi qua nhiều khu vực có đông dân cư gốc Việt để gặp gỡ, nói chuyện và điểm dừng lý thú nhất trong chuyến đi của ông Nguyễn Thanh Sơn, chính là Houston. Hội đồng thành phố Houston qua sự vận động công khai của nghị viên Al Hoàng, đã tiếp noun vị Thứ trưởng CSVN ngay tại Tòa thị chính theo nghi thức ngoại giao. Ngoài ra, một cuộc gặp gỡ các nhân sĩ cộng đồng khác cũng được nghị viên Al Hoàng bắc cầu để ông Nguyễn Thanh Sơn có dịp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người khác biệt chính kiến với chính quyền Việt Nam. Trong cuộc tiếp xúc với HĐTP Houston, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã ngỏ ý mời bà Thị trưởng Annise D. Parker và ông Al Hoàng về Việt Nam một chuyến chính thức để bàn thảo về những dự án kinh tế song phương của thành phố Houston. Sự kiện “có qua có lại” của đôi bên trên tinh thần đối thoại trong ôn hòa, văn minh theo cách người Hoa Kỳ nói là “đôi bên đều có lợi” khiến cho phe chống cộng cực đoan, những thế lực chính trị, cộng đồng chống đối ông Al Hoàng quyết liệt. Vào ngày thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012, một nhóm chống cộng quá khích đã kéo tới trước nhà nghị viên Al Hoàng để biểu tình, phản đối. tiếp theo đó vài ngày, thứ Ba, 27 tháng 11, một vụ khác kinh thiên động địa xảy ra nữa: nhà riêng của nghị viên Al Hoàng bị đặt bom với lời hăm dọa: “Giết cả nhà nếu theo CS”!

Thành phố Houston rúng động. Các đài truyền hình dòng chính nhảy vào làm tin ì sèo. Phe truyền thông ủng hộ nhóm CCCĐ đăng nhiều bài viết gọi ông Al Hoàng là “Việt gian,” là “Phản bội chính nghĩa Quốc gia.” Một số đài truyền hình Việt địa phương tạo diễn đàn cho nhóm CCCĐ “đánh” ông Al Hoàng tới tấp. Trong bối cảnh đó, phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam qua Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy Ban Về Người Việt Nam ở Nước Ngoài đã chính thức gửi thư mời bà Thị trưởng Annise D. Parker và HĐTP, đồng thời, một thư riêng mời đích thân nghị viên Al Hoàng về Việt Nam vào đầu năm 2013. Tại miền Nam California, các dân cử gốc Việt và nhóm CCCĐ xôn xao vụ Al Hoàng đón tiếp Thử trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đã đẩy mạnh “Dự luật không hoan nghênh viên chức CSVN” đến các thành phố đông người Việt cư ngụ. Ngày 2 tháng 12, 2012, Dân biểu Tiểu bang Houston gốc Việt là ông Hubert Võ đã gửi thư phản đối đến bà thị Trưởng Tình hình thời sự nóng bỏng này đã đưa tên tuổi nghị viên trở thành nhân vật được chú ý và gây tranh cãi nhất trong mấy tháng cuối năm, có tác động mạnh đến không chỉ trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và mặc nhiên trong tương lai sắp tới, những bước đi kế tiếp của ông Al Hoàng đối với chính quyền Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của người dân ở Houston, từ đó lan dần ra khắp nơi trên nước Mỹ. Và đó là lý do Việt Weekly chọn nghị viên Al Hoàng là “Nhân vật trong năm 2012.” Để tìm hiểu về những suy nghĩ, đối sách và phương hướng đấu tranh đối thoại của ông Al Hoàng, Việt Weekly đã cử phóng viên qua Houston để thực hiện cuộc khảo sát, đánh giá và phỏng vấn trực tiếp ông Al Hoàng nhiều khía cạnh liên quan. Khi số báo này lên khuôn, được biết ông Al Hoàng sẽ dẫn đầu một phái đoàn nhân viên đại diện thành phố Houston và một vài nhân sĩ, báo giới đáp chuyến bay đi Việt Nam vào đầu tháng 1, 2013.

Dưới đây là đôi dòng về tiểu sử của ông Al Hoàng được ghi trên Wikipedia như sau:

Hoàng Duy Hùng (tên tiếng Anh: Aloysius Hoang, gọi tắt là Al) sinh năm 1962, là một luật sư người Mỹ gốc Việt; ông đắc cử nghị viên hội đồng thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas trong cuộc bầu cử ngày 12 tháng 12 năm 2009.

Ông sinh ra tại Việt Nam, theo gia đình sang tỵ nạn ở Mỹ năm 1975 khi 13 tuổi.
Trưởng thành ở Mỹ, Hoàng Duy Hùng trở về Việt Nam hoạt động năm vào năm 1992. Vì từng sinh hoạt với đảng Đại Việt, Hoàng Duy Hùng bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam 15 tháng với tội vận động chính trị bên ngoài phạm vi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được thả vào Tháng Bảy năm 1993.

Sau khi sang lại Mỹ ông hoạt động trong cộng đồng người Việt và dần làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia. Năm 2003 Hoàng Duy Hùng ra tranh cử nghị viên hội đồng thành phố Houston nhưng thất bại, chỉ đạt được 7,7% số phiếu. Năm 2008 thì tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa Hoa Kỳ để làm thẩm án tiểu bang khu vực 190 nhưng cũng thất cử. Đến năm 2009 Hoàng Duy Hùng trong cuộc bầu cử để giành lấy một trong 14 ghế nghị viên hội đồng thành phố ông mới thành công, lần này đánh bại đối thủ với 53% số phiếu trong khu vực F của Houston; khu vực này có 350.000 dân và trong đó cử tri gốc Việt chiếm khoảng 10%. Vì Houston là thành phố hơn hai triệu dân, lớn thứ tư trên nước Mỹ, nên đây là một vị trí chính trị quan trọng.

Hoàng Duy Hùng cũng là tác giả của khoảng 10 cuốn sách về các vấn đề Việt Nam.
Và nội dung cuộc phỏng vấn của Việt Weekly với nghị viên Al Hoàng được lược ghi như sau.

°ETCETERA thực hiện

-------------oo0oo--------------

VW: Thưa nghị viên Al Hoàng, xin cho biết cảm tưởng của ông khi được Việt Weekly bình chọn là “Nhân vật trong năm 2012”?

Al Hoàng (AH): Tôi rất bất ngờ và vui vì được tuần báo Việt Weekly bình chọn cho danh hiệu này. Tôi nghĩ mình sẽ phải làm nhiều việc hơn để xứng đáng với sự bình chọn theo tiêu chí của tờ báo và độc giả của Việt Weekly.

VW: Trong thời gian gần đây, vụ việc Hội đồng thành phố Houston qua sự vận động chính thức của nghị viên Al Hoàng đã chính thức tiếp đón phái đoàn ngoại giao của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến thăm thành phố Houston. Xin ông cho biết nguyên ủy từ đâu lại có việc rất đặc biệt này?

AH: Vào tháng 7, 2012, tôi có dịp qua Nam California để thuyết trình cho cộng đồng Nam Dương, tôi đã đến thăm tòa soạn Việt Weekly và tại đây, tôi có xem cuộc triển lãm ảnh mini “Trường Sa trong mắt chúng tôi” đang triển lãm của Việt Weekly thực hiện.Sau đó, có cuộc phỏng vấn tôi với Việt Weekly và Phố Bolsa TV. Trong câu chuyện, các nhà báo bắt qua đề tài liên quan tới vụ ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và cựu Dân biểu Cao Quang Ánh trước đây. Các anh hỏi thẳng tôi: “Nếu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có ngỏ lời với nghị viên Al Hoàng, như từng nói với Dân biểu Cao Quang Ánh, thì Al Hoàng có dám mời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn qua Hoa Kỳ để gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với người dân ở Houston hay không?” Câu trả lời rõ ràng của tôi là “Tôi dám làm.” Như các anh cũng biết, thành phố Houston là thành phố lớn thứ 4 của Hoa Kỳ có những mục tiêu kinh tế chiến lược với Việt Nam. Cụ thể là với thành phố Đà Nẵng. Không phải tới bây giờ Hội đồng thành phố Houston mới có ý định kết nối với thành phố Đà Nẵng, mà nhiều năm qua, nhiều đời dân cử đã có ý định chiến lược về không vận, về hải cảng. Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp, cảng lớn, lại rất gần quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Nói chung, Đà Nẵng có nhiều điểm tương ứng với Houston. Do đó, hai thành phố Houston và Đà Nẵng đã có từng bước một đi đến kết nghĩa chị em. Hội đồng thành phố Houston thúc đẩy mối bang giao nhiều hơn để chuyện kết nghĩa chị em thêm chặt chẽ. Việc kết nghĩa này đã có văn bản chính thức. Đó là nhu cầu thứ nhất. Điểm thứ hai, hàng năm, tại Houston đã đưa ra con số (năm 2010) là có khoảng 25,000 người đi về Việt Nam. Năm 2012, theo dự trù sẽ có khoảng 28,000 sẽ đi Việt Nam bằng đường hàng không. Nếu số người này bay trực tiếp từ Houston về Việt Nam, đây sẽ là một mối lợi rất lớn cho thành phố, đồng thời thuận lợi cho người đi Việt Nam, không phải bay quá cảnh qua phi trường LAX tốn thời gian, giá cả mắc hơn, kể cả những sự bất tiện cho những người lớn tuổi không biết tiếng Anh cứ phải đổi chuyến bay. Vì vậy, Hội đồng thành phố muốn tạo sự tiện lợi cho những công dân Mỹ gốc Việt sống tại Houston. Sự tiện lợi này cũng là nguồn lợi hàng năm nhiều triệu Mỹ kim, tạo thêm công ăn việc làm cho thành phố. Nhu cầu thứ ba, là HĐTP thấy rằng muốn cảng của Houston hàng năm nhận khoảng nửa tỉ Mỹ kim tiền nhập hàng hóa từ Việt Nam. Ngược lại, phía Houston cũng xuất cảng qua Việt Nam các sản phẩm công nghiệp như thép, bông goon v.v. Như thấy, việc đối tác đôi bên đã có rồi. Bây giờ việc làm ăn qua lại phải được chính thức, bảo đảm về mặt luật pháp để các khế ước, giao kèo làm ăn đôi bên phải đi vào quy trình luật pháp quốc tế một cách rõ ràng hơn. Vì vậy, việc tiếp xúc gặp gỡ đôi bên sẽ giúp cho nhau thế nào để đôi bên cùng lưỡng lợi. Một điểm khác, nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt mong muốn Việt Nam có tự do, dân chủ, nhân quyền, hay vấn đề đa đảng v.v., HĐTP cũng thấy đây là vấn đề tế nhị, nên đã để cho có cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và một số nhân sĩ cộng đồng qua cuộc viếng thăm thành phố của phái đoàn ngoại giao Việt Nam. HĐTP đã trực tiếp viết thư mời gửi đến ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, và một thư khác gửi tới ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài. Rất tiếc là ông Phạm Bình Minh bận việc không đến. Ông Nguyễn Thanh Sơn cùng phái đoàn có đến. Việc đến thành phố Houston của phái đoàn của ông Nguyễn Thanh Sơn đã gây một sự sôi nổi trong thành phố và khắp nơi khác.

VW: Trong khi các vị dân cử gốc Việt khác từ ông Cựu Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh, đến ông Dân biểu tiểu bang Hubert Võ, tại Nam Cali có cựu dân biểu Trần Thái Văn, Ủy viên giáo dục Nguyễn Quốc Lân, Thị trưởng Tạ Đức Trí, nghị viên Dina Nguyễn v.v. đều có khuynh hướng không đối thoại, không chấp nhận việc tiếp xúc trực tiếp với phía viên chức chính phủ, ngoại giao Việt Nam, tại sao một mình ông lại công khai, chính thức tiếp đón quan chức Việt Nam. Dư luận cho rằng, nếu không có ông Al Hoàng vận động sau long, sẽ không có những cuộc tiếp xúc xảy ra vừa qua. Xin ông cho biết thêm việc đi ngược lại những việc làm của các vị dân cử có khuynh hướng chống cộng khác?

AH: Tôi nghĩ mình là một nghị viên, dân cử của dòng chính Hoa Kỳ. Tôi phải có trách nhiệm với cử tri bỏ phiếu cho tôi. Cử tri bỏ phiếu cho tôi có nhiều sắc dân như Mỹ trắng, Mỹ đen, người gốc Mễ…, còn nói về gốc Á châu thì có người Phi, người Lào, người Hoa, người Đại Hàn, người Nam Dương, tất nhiên có cử tri gốc Việt. Làm bổn phận dân cử, không thể nói chỉ đại diện riêng cho người Việt Nam. Khi làm việc, phải suy nghĩ quyền lợi của hết sắc dân này qua cộng đồng khác. Nói chung, tôi phải giải quyết cho quyền lợi của người Hoa Kỳ trước vì tôi đang sống ở Hoa Kỳ, nơi đã cưu mang tôi và gia đình đầy đủ. Đây là quốc gia, là quê hương của tôi. Mặc dù tôi là người gốc Việt, nên tâm tư, tâm trí tôi cũng hướng về Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ là nhà tôi ở. Tôi không thể làm bất cứ điều gì mà quên đi quyền lợi của Hoa Kỳ. Điểm thứ hai, tôi thấy việc mình làm song hành quyền lợi cho Việt Nam, trong đó có luôn cả vấn đề tự do, nhân quyền. Nhiều người quan niệm rằng, cứ tiếp xúc với viên chức CSVN là phản bội lại “căn cước tị nạn CS” tôi cho rằng không đúng. Năm 1992, tôi ăn học xong, đã từng về Việt Nam để đấu tranh và ở tù. Như báo Công An đã đưa tin, cho biết tôi đã từng chuyển vũ khí, từng đấu tranh bạo động rất nhiều năm. Phải nói là tôi đã kinh qua các hình thức đấu tranh mà tôi gọi là võ “kim cương” tức là võ cương. Qua kinh nghiệm, tôi đi đến kết luận là những phương thức đấu tranh bạo động đều không đi đến kết quả gì hết. Nhiều khi còn có tác hại, kéo dài thêm cuộc đấu tranh. Tôi quyết định bỏ “võ cương” thế bằng “võ nhu” như môn võ Thái cực đạo tức là phải đối thoại. Để có thể đối thoại, phải gặp gỡ nhau, tiếp xúc nhau và phải có khả năng tranh luận, đấu tranh nghị trường. Không bao giờ có đối thoại nếu cử chửi bới, la mắng nhau, làm sao đối thoại? Đó là lý do tôi khác với các vị dân cử khác. Tôi chấp nhận đối thoại và biết mình phải làm gì. Năm Đinh Hợi 2007, trong cuốn sách “Việt Nam trong biến chuyển của thế giới,” tôi đã tóm lược các sách lược đấu tranh chống CSVN của người Việt hải ngoại. Tôi đã phân tích rõràng mọi phương cách đấu tranh từ bạo động, biểu tình, ôn hòa, thỏa hiệp thế nào v.v. và tôi đi tới kết luận sách lược hay nhất, phù hợp nhất hiện tại là đối thoại nhẹ nhàng, để tìm những sự đồng thuận cùng làm việc. Còn những khác biệt, vẫn tiếp tục làm việc để giải quyết từng phần. Sau 38 năm rồi, tôi không tin tất cả những người CS bên kia còn mang quan niệm cũ như trước. Thời gian thay đổi, con người cũng thay đổi. Không phải nói để khen Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, vì ông đã nói những lời rất hay như “Thể chế nhất thời, dân mới là vạn đại” điều này cũng đồng quan điểm với tôi. Từ những tín hiệu như vậy, tôi quyết định công khai tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Sơn. Chúng ta phải làm việc trên những điểm đồng thuận. Còn những điểm chưa đồng thuận như vấn đề dân chủ hoàn toàn, nhân quyền hoàn toàn, luật pháp lỏng lẻo v.v. khi gặp ông Nguyễn Thanh Sơn, chúng tôi cũng đạo đạt ra thẳng thắn, hay có cơ hội gặp các viên chức chính phủ Việt Nam, chúng tôi cũng nêu ra để họ thấy nguyện vọng của tập thể người Việt ở hải ngoại họ muốn như thế.

VW: Cách đây 10 năm (1992) khi đấu tranh ở trong nước và bị cầm tù. Xin anh kể đôi chút về thời gian hoạt động bạo động này? Sau này, khi cùng với HĐTP và một nhóm nhân sĩ cộng đồng đối thoại trực tiếp với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ngay tại Hoa Kỳ, ông thành sự khác biệt của hai lần đối diện với phía chính quyền Việt Nam ra sao?

AH: Vâng. Tôi về nước hoạt động chống chính phủ Việt Nam và bị bắt biệt giam gần 16 tháng tại trại 3C Bạch Đằng, sau đó khi tôi yếu sức chuyển qua trại giam Chí Hòa. Thời gian đó, tôi là người đấu tranh bạo động, tìm cách tổ chức các cơ sở hạ tầng với ý hướng một ngày nào đó lật đổ nhà nước Việt Nam. Sau đó, nhà nước Việt Nam có bang giao với Hoa Kỳ, dẫn đến việc thả tự do cho các công dân Hoa Kỳ trong đó có tôi. Ở đây tôi lưu ý là năm 1991, Liên Xô bị sụp đổ, tiếp đó khối CS ở Đông Âu sụp đổ kéo theo cao trào vận động của những người trẻ trong nước rất nhiệt tâm. Đó là tại sao tôi có mặt trong thời gian đó. Lúc đó, chính phủ Việt Nam chưa bang giao với Hoa Kỳ. Qua năm 1993, phía Việt Nam mới đối thoại với Hoa Kỳ từng bước qua mối bang giao. Khi tôi bị bắt, báo chí Việt Nam cũng đưa tin lên mạng, nói rõ việc tôi làm. Tôi xác nhận có làm chuyện đó. Đêm hôm đó, khi dự định cho nổ tượng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng (Saigon) và Bến Ninh Kiều (Cần Thơ) tôi có suy nghĩ là, nếu cho nổ như vậy, sẽ được điều gì? Chúng tôi nghiên cứu kỹ các nhóm công an giả trang quét rác ở mấy khu vực để bảo vệ ra sao, chúng tôi nghiên cứu kỹ hết. Tôi nghĩ, nếu nổ chỉ tạo được tiếng vang cho mình, cho tổ chức và anh em mình, rồi chẳng đi về đâu. Khi nổ, có thể gây họa cho một số cư dân vô tội. Sau đó anh em trong tổ chức bị bắt, ai sẽ tiếp ứng cho hậu quả này? Tôi quyết định ngưng. Không phải tôi sợ. Mà vì lương tâm không cho phép tôi làm. Nếu lương tâm nói tôi làm đúng, tôi đã làm. Vì nghĩ đến hậu quả không có lợi, lương tâm tôi buộc phải chấm dứt hành động bạo động này. Thế là tôi đi qua đường biên thùy, trở lại Hoa Kỳ. Lúc đó phía công an Việt Nam cũng truy lùng, không biết tôi xâm nhập Việt Nam cách nào. Phía công an Việt Nam vẫn đánh giá tôi là một thành phần nguy hiểm. Khi tôi trở lại Hoa Kỳ, tới phi trường LAX, tôi bị CIA chặn tôi, và cho tôi biết hiện nay chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã có bang giao, nếu Hoàng Duy Hùng tiếp tục con đường đấu tranh bạo động, tôi sẽ bị Hoa Kỳ truy tố tội đòi lật đổ một chính quyền có bang giao với Hoa Kỳ. Họ còn nói thêm, có thể tôi sẽ bị bắt vì tội buôn thuốc phiện lậu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ hay một vài lý do nào khác, lúc đó danh dự của tôi sẽ tiêu tan. Theo theo là vụ 911 xảy ra, từ đó, tôi bỏ hẳn ý định con đường khủng bố bạo động. Học lịch sử, năm 1906, chúng ta thấy cụ Phan Bội Châu đề xướng đấu tranh bạo động, tôi thấy không được, chuyển qua hình thức đấu tranh ôn hòa, nâng cao dân trí của cụ Phan Chu Trinh. Như chúng ta biết, thời kỳ đầu thế kỷ 20, hai nhà đại cách mạng Việt Nam này có hai khuynh hướng đấu tranh khác nhau. Cách đấu tranh của cụ Phan Chu Trinh là cách mạng dân sinh, hay dùng từ bây giờ gọi là đối thoại ôn hòa, nâng cao dân trí và hạ tầng cơ sở. Sự chuyển biến tư tưởng này trong tôi rất khó một sớm một chiều nói ra, trình bày cặn kẽ với anh em trong tổ chức của tôi. Do đó phải từng bước giải thích và phân tích cho anh em hiểu sự chuyển hướng này. Cho tới lúc anh em hiểu, dịp Đại Hội của tổ chức chúng tôi, anh em đã chấp nhận sự chuyển hướng này của tôi. Cho tới khi tôi được tiếp xúc trực tiếp với phái đoàn ngoại giao của ông Nguyễn Thanh Sơn, rồi sau này Thứ trưởng có chính thức mời tôi về Việt Nam, tôi vẫn chưa dám tin rằng phía Việt Nam có sự tin tưởng tôi là thành phần đấu tranh bạo động trước đây. Khi gặp ông Nguyễn Thanh Sơn, tôi đã thực sự chiêm nghiệm phương thức đấu tranh mới hơn 10 năm trời rồi.

VW: Năm 2008, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du tới Houston, lúc đó ông là Chủ tịch cộng đồng, ông đã tổ chức một cuộc biểu tình rất lớn để phản đối sự hiện diện của ông Nguyễn Tấn Dũng. Bây giờ, khi là nghị viên của thành phố, ông mời viên chức ngoại giao vào tòa thị chính để tiếp đón họ. Có sự khác biệt gì giữa vai trò chủ tịch cộng đồng và nghị viên trong vấn đề tiếp cận với phía viên chức ngoại giao Việt Nam?

AH: Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Houston năm 2008, trong vai trò là chủ tịch Ban đại diện cộng đồng, tôi đã tổ chức một cuộc biểu tình có thể nói là vĩ đại, lớn nhất từ trước tới thời điểm đó ở Houston. Khi đó những người chống cộng bầu tôi làm chủ tịch cộng đồng của họ, với tư thế chủ tịch này, tôi phải làm theo những điều họ muốn là chống ông Nguyễn Tấn Dũng theo cách họ muốn là biểu tình. Lúc đó tôi làm đúng vai trò, trách nhiệm của một chủ tịch cộng đồng. Bây giờ tôi là một nghị viên, dân cử đại diện cho nhiều sắc dân với quyền lợi khác nhau, tôi phải làm đúng vai trò và bổn phận của một nghị viên. Hai vai trò khác nhau. Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, khi biểu tình, trong vai trò chủ tịch cộng đồng, tôi vẫn kêu gọi đối thoại trực tiếp với ông Nguyễn Tấn Dũng. Nếu ông Dũng lúc đó cũng gửi cho tôi một văn thư như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mời tiếp xúc, đối thoại, tôi nhận lời ngay. Nói vậy thôi, tôi nghĩ phía Việt Nam sẽ không có chuyện ông Thủ tướng muốn đối thoại với một chủ tịch cộng đồng, vì như vậy không tương xứng. Cũng không nên tự thổi phồng mình như con ếch thành con bò. Bây giờ, thư mời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn gửi cho tôi không phải là với ông Hoàng Duy Hùng, mà với tư cách một nghị viên của Hội đồng thành phố lớn thứ 4 của nước Hoa Kỳ. Houston là thành phố chiến lược. Hai tương quan trước và nay khác nhau.

VW: Dù trước đây từng là một chủ tịch cộng đồng hay hiện nay là một nghị viên của dòng chính, qua cuộc phỏng vấn này, xin anh tóm lược quan điểm chính trị của anh trong vai trò một nhà lãnh đạo thế nào?

AH: Tôi xin minh định rõ, hiện nay, tôi không còn là người lãnh đạo của cộng đồng trong vai trò chủ tịch để tránh sự ngộ nhận là tôi lãnh đạo cộng đồng. Khi Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tới Houston, tôi không hề gửi ra một văn thư nào cho Ban đại diện cộng đồng, vì tôi biết vai trò của Ban đại diện cộng đồng, là một tổ chức vô vụ lợi, chỉ có việc lo về vấn đề an sinh, xã hội cho các thành viên của mình. Do đó, tôi không có vai trò gì trong cộng đồng hết. Còn nếu hỏi tôi với vai trò cá nhân có quan niệm chính trị gì về sách lược đấu tranh cho người Việt hiện nay, từ trong tới ngoài nước là đấu tranh từng phần, như tôi đã giải thích phần trên, tìm sự đồng thuận và tiếp tục đấu tranh cho những khác biệt khác. Không thể đòi một sớm một chiều thay đổi hết. (đoạn này Al Hoàng dẫn ví dụ cuộc đấu tranh nhà cách mạng Miến Điện Aung San Suu Kyi để chứng minh cho vấn đề đấu tranh ôn hòa. LTS)Tôi không là gì hết, nhưng tôi nghĩ là đã đến lúc chúng ta học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia khác, để chúng ta mở cuộc cờ mới cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay, dân tộc Việt Nam còn có nguy cơ hơn nữa khi chúng ta ở vị trí đầu cầu của Châu Á Thái Bình Dương. Phía Bắc là anh khổng lồ Trung Quốc với lịch sử 5,000 năm luôn luôn có ý hướng bành trướng mà Việt Nam là nạn nhân. Nếu chúng ta không khéo, sẽ bị Trung Quốc nuốt chửng về mặt kinh tế lẫn lãnh thổ. Quan điểm của tôi là, giúp sao cho Trung Quốc không thể bành trướng ở Việt Nam trên mọi phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự. Để làm được điều này, cách tốt nhất hiện nay là phải có tiếng nói chung giữa người trong nước và ngoài nước, ngay cả nhà cầm quyền cũng ý thức được vấn đề này. Có người hỏi tôi “Hoàng Duy Hùng có theo CS không?” Tôi xin đáp: “Không. Hoàng Duy Hùng không theo CS.” Lại hỏi “Hoàng Duy Hùng có phải là người Quốc gia hay không?” Xin đáp “Hoàng Duy Hùng là người Quốc gia lúc nào cũng muốn Việt Nam có tự do, dân chủ. Nhưng Hoàng Duy Hùng có cái nhìn mới, phù hợp với thời đại, không đi theo con đường đấu tranh cũ.” Tôi không cho các cụ đi con đường cũ là sai. Nếu quý vị thấy con đường cũ đấu tranh cũ còn hợp với mình, cứ việc đi. Còn tôi có con đường đấu tranh mới của tôi, nếu ai thấy phù hợp với mình, hãy cùng đi với tôi: Đó là đấu tranh ôn hòa, văn minh, đấu tranh từng phần tìm sự đồng thuận. Còn những khác biệt sẽ tiếp tục nêu ra, tìm sự đồng thuận để đối thoại tiếp. Ai cùng đồng thuận với suy nghĩ của tôi, cứ liên lạc với tôi để cùng đi theo con đường mới của tôi, chúng ta cùng bàn bạc, sắp xếp công việc để đi với nhau. Những người nào muốn bạo động, tổng nổi dậy theo kiểu cũ, cứ việc đi. Lấy kinh nghiệm của Cuba, Mỹ đã từng ủng hộ nhiều tổ chức đấu tranh bạo động xâm nhập để lật đổ chế độ CS của Fidel Castro, nhưng đều thất bại. Ở hải ngoại, người dân Cuba cũng tổ chức nhiều cuộc xuống đường, biểu tình, cũng không được gì hết. Cho đến bây giờ, phía các vị Giáo Hoàng từ tiền nhiệm cho tới hiện nay, đã kêu gọi người dân tị nạn Cuba nên mở ra các cuộc đối thoại thay vì bạo động. Cho thấy đối thoại là đúng đắn và là xu thế chung. Kinh nghiệm Bắc Hàn cũng vậy. Phía Nam Hàn đã tốn bao nhiêu công sức để lật đổ Bắc Hàn bằng bạo động, cũng không giải quyết được. Vị nữ ứng cử viên Tổng thống Nam Hàn tuyên bố nếu thắng cử, sẽ mở cuộc đối thoại với Bắc Hàn vì quyền lợi chung của dân tộc Đại Hàn.

VW: Như vậy, qua cuộc nói chuyện hôm nay, nghị viên Hoàng Duy Hùng đã khẳng định nhiều lần là đấu tranh có nhiều khuynh hướng khác nhau, mỗi người có quyền chọn lựa con đường của mình, riêng cá nhân ông đi theo con đường đối thoại, đấu tranh từng phần, không đòi bạo động hay tổng nổi dậy như con đường cũ. Một số tổ chức đấu tranh cũng đồng thuận với ông trong việc từ bỏ con đường đấu tranh bạo động. Tuy nhiên, trên phương diện đối thoại, họ lập luận rằng “Phía nhà nước Việt Nam phải đối thoại với người dân trong nước, giải quyết vấn đề tự do tôn giáo, các nhân vật đối lập trước khi đối thoại với người hải ngoại.” Ông nghĩ sao về lập luận này?

AH: Lập luận này không khác gì những người lưu vong Cuba nói với chế độ độc tài Fidel Castro. Đức giáo Hoàng hiện nay đã có nêu vấn đề này và giải thích rằng “Tại sao phải đặt vấn đề trong và ngoài nước trong vấn đề đối thoại?” Đức Thánh Cha nói hãy bắt đầu từ một khởi điểm ở bất cứ đâu. Có thể từ ngoài nước, sau đó tới bên trong hay ngược lại. Như vậy, con đường đối thoại có giá trị không bắt buộc phải từ bên trong hay bên ngoài, mà nơi nào đủ điều kiện thì bắt đầu từ nơi đó. Nhiều khi đó là sự tác động của toàn cầu, như danh từ hiện nay người ta vẫn nói tới danh từ “Globalization” (Toàn cầu hóa) hay “Interdependend” (Nương tựa lẫn nhau) để cùng làm việc lưỡng lợi. Nếu đối thoại bên trong đúng, sẽ mở ra cho hải ngoại và ngược lại. Như vậy chúng ta cùng đi tìm cái mốc cho cuộc đối thoại. Xuất phát điểm từ đâu không quan trọng, mà sự hiệu quả của nó mới đáng nói.

VW: Một viễn cảnh mở ra cho con đường chính trị của nghị viên Hoàng Duy Hùng trong tương lai, nếu ông tiếp tục dấn thân đi xa hơn trên chính trường không dừng lại ở vị trí nghị viên như hiện nay, có thể ở một vai trò khác cấp Tiểu bang hay Liên bang. Xin nghị viên cho biết làm thế nào ông xác định được và đặt ưu tiên được về mặt quyền lợi thế nào cho quốc gia Hoa Kỳ, cho Việt Nam và cho cộng đồng Việt hải ngoại?

AH: Dù ở bất cứ cương vị dân cử cấp nào, điều chính yếu của tôi vẫn là bảo vệ quyền lợi mà cử tri đã dồn phiếu cho tôi. Như vậy, quyền lợi của Hoa Kỳ phải đi trước. Trong đó, tôi không bao giờ bỏ quên quyền lợi của người Việt Nam mà tôi là một người xuất phát, mang dòng máu Việt Nam. Người Mỹ có câu “đôi bên cùng có lợi” tôi đều làm. Còn những gì có hại cho Việt Nam, ví dụ như mộng bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam, tôi sẽ tìm mọi cách ngăn chặn. Vì sự xâm phạm của Trung Quốc lên Việt Nam, cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton từng tuyên bố: “Quyền lợi của Hoa Kỳ ở biển Đông về mặt hàng hải sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc xâm phạm.” Quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ song hành với nhau, là dân cử của Hoa Kỳ và xuất phát từ Việt Nam, tôi có trách nhiệm với cả hai.

VW: Nhân nói về vấn đề biển Đông đang nóng bỏng, phía những người chống cộng đưa ra nhiều luận điểm, cho rằng chính phủ Việt Nam đã “nhu nhược” không cứng rắn, thậm chí còn “dâng đất bán biển” với phía Trung Quốc. Anh nghĩ sao về lập luận này?

AH: Tôi không phải là nhà cầm quyền Việt Nam, nên không thể trả lời thay cho họ. Nhưng nếu được trả lời trên quan điểm cá nhân, tôi là người cũng học nhiều bài học lịch sử Việt Nam đối với Trung Quốc. Trong một hoàn cảnh phức tạp, tế nhị, ngay thời vua Lê Lợi đánh thắng nhà Minh, ngay sau đó vẫn phải triều cống nhà Minh để được xưng Vương, giữ sự ổn định cho bờ cõi. Vua Quang Trung anh dũng đánh thắng nhà Thanh, thậm chí định đánh đòi luôn hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nhưng rồi cũng phải triều cống nhà Thanh để ổn định đất nước. Bối cảnh hiện nay ở biển Đông, nhìn ở ngoài vào hỏi phải ứng xử làm sao, tôi không có thông tin bên trong, những sự kiện hậu trường để thấy những tế nhị nên khó trả lời. Nếu chỉ nhìn bên ngoài, tôi cũng đồng ý là phía chính phủ Việt Nam có phần nhu nhược để phía Trung Quốc lấn áp biển Đông. Nếu tôi có thẩm quyền, tôi sẽ để cho người dân phản kháng mạnh hơn, đấu tranh với Trung Quốc mạnh hơn, cho người dân biết thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi xin nói, chúng ta nhìn bên ngoài vào theo hiện tượng, nhưng chúng ta không có đủ thông tin tế nhị bên trong, nên không thể nào phê bình.

VW: Khi đang nói chuyện với nghị viên, được biết phía Bộ ngoại giao Việt Nam có thể đã gửi thư mời đến Hội đồng thành phố và đích danh nghị viên Al Hoàng một chuyến chính thức đi thăm Việt Nam vào dịp cuối năm hay đầu năm mới 2013. Nếu có sự việc này xảy ra, nghị viên có sẵn sàng lên đường đi Việt Nam hay không?

AH: Tôi được biết bà Thị trưởng trong năm tới (2013) sẽ bận rộn cho việc tái tranh cử của mình nên sẽ không sẵn sàng xuất ngoại. Nếu bà có đi, cũng chỉ một hai lần mà thôi. Việc bà có đi hay không cũng không chắc, tùy theo việc đánh giá là có lợi hay không của bà Thị trưởng. Cá nhân tôi có nhận một lá thư mời riêng của Bộ ngoại giao Việt Nam qua Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Trong vai trò nghị viên khu vực F, và là Chủ tịch của Ủy ban đối ngoại Á Châu Thái Bình Dương, vậy thì phía bà Thị trưởng và HĐTP có cử tôi đi Việt Nam hay không? Tôi tin rằng tôi có sự ủng hộ của bà Thị trưởng và HĐTP. Với tư cách nghị viên, tôi có toàn quyền quyết định là đi hay không với lời mời chính thức của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Và tôi quyết định sẽ đi Việt Nam. Vì tôi đã có chủ trương đối thoại như đã nói. Tôi sẽ đi Việt Nam trong một thời điểm thuận lợi và sau đó, những ai tin vào cánh cửa đối thoại mà tôi dấn thân mở ra, những ai đồng thuận với chủ trương của tôi trên sách lược này, xin liên lạc với tôi, để chúng ta cùng bàn bạc công việc chung có lợi nhiều phía. Đây không phải là một cuộc đối thoại chỉ một, hai lần, mà nhiều lần. Cuộc đối thoại tìm sự đồng thuận, từng phần sẽ mở ra một chương sử mới cho người Việt Nam.

VW: Những biến chuyển dồn dập gần đây, xuất phát từ cuộc tiếp đón chính thức phái đoàn ngoại giao Việt Nam, dẫn đến chuyện nhà ông bị biểu tình, bị đặt bom trước nhà. Với thái độ xem ra quyết liệt nhằm cản trở, áp lực việc ông mở ra con đường mới là đấu tranh đối thoại. Ông có suy nghĩ gì về những hiện tượng mới xảy ra này?

AH: Những hành động nói trên, rõ ràng là quý vị đó vẫn đi theo lối đấu tranh cũ mà tôi gọi là “võ cương.” Tôi không nói họ là sai, là không yêu nước. Tôi cho rằng họ yêu nước lắm. Họ có quyền cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam là sai lầm. Họ cũng có quyền cho rằng những ai đứng gần với nhà cầm quyền Việt Nam sẽ bị văng miểng, như trường hợp của tôi khi đón tiếp ông Nguyễn Thanh Sơn. Họ có quyền biểu tình, chống tôi. Nhưng khi họ đặt bom trước nhà tôi, đây lại là vấn đề khác. Hành động đặt bom là phạm luật Hoa Kỳ. Nếu họ giỏi đấu tranh và không chấp nhận phương thức đấu tranh của tôi, họ nên làm thế nào đó để tiếng nói của họ đến được với phía chính quyền Việt Nam. Việc họ biểu tình, đặt bom trước nhà tôi cũng tốt. Tôi sẽ có dịp về Việt Nam và nêu vấn đề với chính phủ Việt Nam là, đó, các ông lãnh đạo đất nước xem nè, rõ ràng là các ông làm gì đó mà phía những người chống các ông không vui, và những ai đứng gần các ông như tôi, đã bị biểu tình, đặt bom. Thử tưởng tượng nếu các ông có mặt thường trực sẽ như thế nào. Vậy chúng ta cần phải ngồi xuống bàn luận với nhau, đối thoại với nhau sao để tìm ra những đồng thuận, cởi mở, thực tế, đi sâu hơn vào nhu cầu của dân tộc hơn, thì mới mong giải quyết được những khác biệt đang tồn đọng từ nhiều năm qua.

VW: Trong dịp này, chúng tôi cũng muốn nghị viên cho biết thêm đôi chút về các hoạt động xã hội của mình, bên cạnh các sinh hoạt mang tính đấu tranh hay chính trị?

AH: (Cười thoải mái) Người ta thấy tôi là người hoạt động chính trị, làm chủ tịch cộng đồng, rồi là nghị viên thành phố. Ngoài ra, tôi còn có nhiều hoạt động văn hóa khác như từng giữ vai trò chủ tịch Hội Văn Bút ở Georgia, là một thành viên Văn bút ở Houston. Tôi hoạt động năng nổ qua nhiều năm trời. Nhiều năm qua, tôi và bà xã tôi là thành viên của Ca đoàn công giáo ở Houston. Tôi là người đánh đàn cho cộng đoàn La Vang trước khi trở thành luật sư. Hiện nay, tôi vẫn cộng tác với giáo xứ Lộ Đức, để hướng dẫn một lớp dự bị hôn nhân bằng Anh ngữ dành cho các bạn trẻ sắp lập gia đình.

VW: Trước thềm năm mới 2013, cũng như khép lại cuộc trò chuyện với “Nhân vật trong năm 2012” ông có lời nguyện ước gì gởi tới độc giả Việt Weekly?

AH: Tôi đã tới tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” đã trải qua nhiều gian nan. Hiện nay, đời sống của tôi và gia đình cũng đầy đủ không thiếu về vật chất lẫn tinh thần. Điều tôi muốn làm bây giờ là đúng lương tâm của mình. Khi lương tâm mình làm đúng, về nhà tôi thấy rất hạnh phúc. Tôi ăn, ngủ ngon, không có gì lo lắng, sợ hãi. Điều tôi sợ nhất là làm sai lương tâm. Nên tôi cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, cầu xin ơn trên, thượng đế soi sáng cho tôi sự khôn ngoan, can đảm để làm đúng lương tâm, đừng làm trái. Nếu là người dân thường thấy con đường đối thoại nhiều chông gai, sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Tôi không bỏ cuộc vì tôi có sức mạnh của lương tâm và của ơn trên. Tôi xin ơn trên, xin Mẹ Việt Nam giúp tôi có niềm tin, sức mạnh để làm đúng lương tâm soi sáng cho tôi đi hết con đường đó. Đó là ý nguyện của tôi cho năm mới 2013. Tôi không cầu cho gia đình con cái tôi giàu hơn. Mà tôi cầu cho Mẹ Việt Nam sớm có dân chủ, giàu mạnh, và tôi là một đứa con của Mẹ, tôi có bổn phận và trách nhiệm phải đóng góp hết mình để tiến trình thay đổi nhanh hơn.


-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us