tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Giải Pháp Miến Điện


Hoàng Duy Hùng

Trong tháng 4 năm 2012, cả thế giới bàn thảo về cuộc bầu cử ở Miến Điện vào Chủ Nhật ngày 1 tháng 4 mà qua cuộc bầu cử này bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà, National League For Democracy (Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ, gọi tắt là NLD), đã thắng lớn. Cuộc bầu cử này được mệnh danh là Giải Pháp Miến Điện mà nhiều người hy vọng nó sẽ trở thành mô hình cho Việt Nam và Cuba. Giải pháp này có khả thi tại Việt Nam và Cuba hay không?

I. Aung San Suu Kyi, Cứu Tinh Của Miến Điện:
Suu Kyi là con gái của cố lãnh tụ Aung San (1915-1947). Aung San là người đã tranh đấu cho Miến Điện được độc lập khỏi bàn tay cai trị của Anh. Có thời gian Aung San theo Nhật và sau đó theo cộng sản vì bất cứ thế lực nào giúp ông tranh đấu cho đất nước được độc lập thì ông đều đón nhận. Nhưng sau khi Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử ở Nhật và Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vô điều kiện, Aung San làm việc cho Phe Đồng Minh. Sau khi Miến Điện được độc lập, Aung San bị cưu thủ tướng U Shaw đối thủ chính trị của ông ganh ghét ám sát chết.

Aung San lập gia đình với bà Khin Kyi. Người Miến Điện gọi “Daw” có nghĩa là “Bà” với cả sự kính trọng nên người ta gọi là Daw Khin Kyi. Daw Khin Kyi sinh được 3 người con, đó là Aung San Oo, Aung San Lin, và con gái út Aung San Suu Kyi. Aung San Lin bị chết ngay còn ấu thơ.

Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945. Khi bà bập bẹ biết đi thì ông Aung San bị ám sát chết. Cái chết của ông Aung San để lại một vết thương không bao giờ phai trong lòng Daw Khin Kyi. Bà khuyên nhủ các con lớn lên sau này chớ tham gia vào chính trị vì chính trường là nơi gió tanh mưa máu, lạnh lùng, và tàn bạo vô cùng. Đó là lý do tại sao ông Aung San Oo, con trai đầu lòng của ông Aung San, sống cuộc sống thầm lặng của một kỹ sư tại Hoa Kỳ, không bao giờ tham gia một sinh hoạt nào của người Miến Điện, và ông còn lên tiếng phản đối bà Suu Kyi vì ông cho rằng bà Suu Kyi không chịu nghe theo lời trối trăng của mẹ. Năm 2000, ông Aung San Oo nộp đơn kiện bà Suu Kyi ở tòa án Tối Cao Miến Điện, yêu cầu Suu Kyi phải chia đôi tài sản cha mẹ để lại, nhất là căn nhà mà bà Suu Kyi lúc đó đang bị quân phiệt giam giữ bà ở trong đó. Rõ ràng Aung San Oo theo phe quân phiệt làm khó dễ cô em gái của mình. Người ta ngỡ rằng Tòa sẽ phán quyết có lợi cho Aung San Oo, nhưng cuối cùng Tòa không phán quyết theo chiều hướng đó, vẫn để nguyên tài sản cho Suu Kyi. Theo luật Miến Điện (giống như cộng sản), công dân nước ngoài không thể đứng tên làm chủ đất đai mà ông Aung San Oo lại là một công dân Hoa Kỳ.

Sau cái chết của Aung San, cả Miến Điện thương mến và coi ông như một thần tượng; do đó, dầu Daw Khin Kyi không muốn tham gia chính trị, nhưng chính trị vẫn xoáy vần cuộc đời của bà, người ta đến đón và bẩm thưa với bà vô số chuyện. Năm 1960, bà nhận lời chính phủ làm đại sứ ở Ấn Độ. Một trong những lý do bà muốn đi Ấn Độ là vì bà muốn lòng vơi bớt nỗi nhớ thương chồng lẫn với cái chết của đứa con thứ hai. Suu Kyi theo mẹ qua Ấn Độ và học ở một trường tư Công Giáo ở New Delhi. Sau khi học xong trung học năm 1964, Suu Kyi được mẹ cho đi sang nước Anh du học. Bà ghi danh học ở St. Hugh’s College, Oxford, và năm 1969 bà lấy Cử Nhân Triết, Chính Trị, và Kinh Tế. Bà gặp Tiến Sĩ Michael Aris, một người Anh chuyên gia về văn hóa Tây Tạng, và năm 1972, bà lập gia đình với ông. Năm 1973, bà sinh người con trai đầu lòng, Alexander, và năm 1977, bà sinh người con trai thứ hai, Kim. Ông Michael Aris bị ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) và qua đời tháng 3 năm 1999 đang khi bà Suu Kyi bị quân phiệt Miến Điện giam giữ tại gia ở Rangoon.

Cuộc đời của bà Suu Kyi đang êm ả bên cạnh chồng và hai con thì năm 1988, bà nhận được tin mẹ của bà bị bệnh nặng ở Rangoon, bà phải về gấp chăm sóc cho mẹ để làm tròn chữ Hiếu. Vài tháng sau khi bà trở về Rangoon thì biến cố 8888 xảy ra. Biến cố 8888 là biến cố người dân tràn xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến do Tướng Ne Win lãnh đạo và trong biến cố này vài ngàn người dân vô tội bị quân phiệt Miến sát hại. Nhận thấy nỗi đau quằn quại của dân tộc trong chế độ độc tài, bà nhập cuộc đấu tranh. Ngày 27/9/1988, bà thành lập Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ (National League For Democracy) và trở thành Tổng Bí Thư của tổ chức này.

Sau khi mẹ bà qua đời ngày 27/12/1988, bà có nhiều thời giờ hơn để hoạt động. E ngại uy tín của bà là con của cố lãnh tụ Aung San, ngày 20/7/1989, quân phiệt Miến Điện ra lệnh giam bà tại gia. Năm 1990, nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện tổ chức tổng tuyển cử, Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ của bà Suu Kyi được 392 ghế trên tổng số 489, đáng lẽ bà phải lên làm Thủ Tướng, nhưng phe quân phiệt không chịu trao quyền cho bà, ngược lại, họ còn bắt giam bà tù tại gia và có lúc ở trong trại tù đến 20 năm trời, mãi cho tới năm 2010 họ mới trả tự do cho bà. Lúc chồng bà qua đời năm 1999, bà cũng không có mặt để đưa tang. Nhiều lần nhà cầm quyền hứa sẽ trả tự do cho bà nếu bà chịu rời khỏi Miến Điện nhưng bà nhất quyết không chịu, thà ở tù cho chính nghĩa hơn là sống ung dung tự tại ở nước ngoài.

Năm 1990, bà được Giải Nobel Hòa Bình, bà không đi Stockholm để nhận giải được, hai người con trai của bà là Alexander và Kim thay thế bà đi nhận giải. Tiền thưởng 1.3 triệu Mỹ Kim, bà dùng để giúp phát triển y tế và giáo dục cho những người dân Miến Điện nghèo khổ.

Ngày 15/8/2007, Cách Mạng Nâu Sồng diễn ra ở Miến Điện, các tăng sĩ Phật Giáo xuống đường ở Pakhokku. Ngày 5/9/2007, quân đội dùng vũ lực trấn áp cuộc biểu tình này, gây thương tích cho 3 vị sư. Các vị sư lập tức ra tối hậu thư cho nhà cầm quyền phải xin lỗi họ trước ngày 17/9/07, nhưng nhóm quân phiệt cương quyết không chịu để rồi làn sóng bất mãn trong các tăng ni dâng cao cả toàn quốc, thế là các ngài phát động chiến dịch biểu tình. Các thành phố lớn như Yangon, Sittwe, Mandalay, Pakhokku, v.v., nơi nào cũng có các tăng sĩ và ni cô tràn xuống đường. Ngày 22/9/2007, đoàn biểu tình đi ngang qua căn nhà đang giam giữ bà Aung Sang Suu Kyi, bà đã ra trước cổng nhà đón rước các vị tăng ni và cùng niệm kinh với các ngài. Ngày 23/9/07, Liên Minh Toàn Tăng Sĩ Phật Giáo Miến Điện (The Alliance of All Burmese Buddhist Monks) tuyên cáo sẽ tiếp tục cuộc biểu tình cho đến khi nào chế độ quân phiệt bị lật đổ. Ngày 24/9/07, cuộc biểu tình lan rộng ít nhất là 25 thành phố, ở Rangoon cao điểm đã lên tới hơn 100 ngàn. Đoàn biểu tình của các vị sư đi ngang qua căn nhà của bà Aung Sang Suu Kyi lần nữa nhưng bị quân đội ngăn chận không cho tiếp xúc. Thật ra nhóm quân phiệt đã đưa bà vào giam ở trại tù Insein. Các vị sư đọc to những lời niệm, tiếp tục cuộc tuần hành. Chiều ngày 24/9/07, Thiếu Tướng Thura Myint Maung, Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo, công bố trên đài cảnh cáo các vị sư không nên đi quá “những quy luật và điều lệ.” Lời công bố này là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền bắt đầu chuẩn bị cuộc đàn áp. Ngày 25/9/07, nhóm quân phiệt ra lệnh khẩn cho quân đội chuẩn bị ứng chiến. Các xe trucks của nhóm quân phiệt tuần hành các thành phố bắc loa hăm dọa dân chúng không được bước theo chân các nhà sư xuống đường vì sẽ nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng. Các phóng viên quốc tế không còn được phép vào Miến Điện. Rạng ngày 26/9/07, quân đội và cảnh sát dã chiến được điều động đưa vào Rangoon và Mandalay bắt đầu cuộc đàn áp. Song hành với việc đàn áp cuộc biểu tình, nhà cầm quyền quân phiệt cho người đi bắt những người chính trị đối lập nổi tiếng như ông Win Naing (hơn 70 tuổi), hài kịch gia Zargana. Cách Mạng Nâu Sồng của các vị tăng sư mới chớm lên thì bị quân phiệt dập tắt nhưng ngọn lửa vẫn âm ĩ trong lòng người dân Miến Điện vì ai cũng biết toàn thể các tăng lữ đang hướng về bà Aung San Suu Kyi như vị cứu tinh của dân tộc và họ nhẫn nại đợi chờ.

Ngày 3 tháng 5/2009, ông John Yelta, một người Mỹ bơi qua hồ Inya và xâm nhập vào nhà của bà Aung San Suu Kyi. Thời gian này bà Aung San Suu Kyi vẫn còn bị nhà cầm quyền Quân Phiệt Miến Điện câu lưu giam tại gia. Ông John Yelta ở tại nhà bà Aung San Suu Kyi 2 ngày và theo lời ông, trong một thị kiến (vision), ông được Thượng Đế mặc khải cho biết âm mưu của Quân Phiệt Miến Điện muốn sát hại bà Aung San Suu Kyi trước ngày bầu cử năm 2010 nên ông phải liều mình đến báo cho bà biết mà đề phòng. Quân Phiệt Miến Điện lập tức bắt tống giam bà Aung San Suu Kyi vào trại tù Insein. Họ đưa bà ra tòa vì cái họ gọi là tội vi phạm luật câu lưu. Tòa án nằm trong tay Quân Phiệt Miến Điện nên ngày 11/8/2009 họ tuyên phạt bà 3 năm tù khổ sai (hard labour imprisonment). Cả thế giới lên án hành vi này. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, và hầu hết các lãnh đạo quốc gia đều ra những thông điệp yêu cầu Nhà Cầm Quyền Miến phải trả tự do ngay cho bà Aung San Suu Kyi. Ngày 14/8/2009, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đến Miến Điện và sau những cuộc thương thảo, Thống Tướng Than Shwe đồng ý hạ mức án xuống còn 18 tháng quản thúc tại gia. Năm 2010, trong cuộc họp Thượng Đỉnh Asean ở Hà Nội, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết của CSVN yêu cầu Thống Tướng Than Shwe hãy trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi làm một số bình luận gia đánh giá có những biến chuyển tư duy trong hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSVN! Cũng vì vụ này nên bà Aung San Suu Kyi đã không thể tham gia cuộc bầu cử năm 2010.

Ngày 13/11/2010, thế giới theo dõi việc bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, nhất là việc Thống Tướng Than Shwe lãnh tụ tối cao của Phe Quân Phiệt chấp nhận cấp visa cho đứa con trai ruột của bà Suu Kyi là Kim Aris, 33 tuổi, ở Anh được nhập cảnh vào Miến Điện để trùng phùng với mẹ. Đã hơn 10 năm mẹ con chưa được gặp nhau nên sự gặp gỡ này rất cảm động tạo nên nhiều xúc cảm cho nhiều người.

Về phần bà Suu Kyi, 2 ngày sau khi được trả tự do, trả lời BBC, bà tuyên bố sẽ đấu tranh bất bạo động, chuyển đổi dân chủ cách hòa bình, sẵn sàng đối thoại với các tướng cầm quyền để cùng bàn thảo tìm ra một giải pháp cho đất nước ngõ hầu đưa đến một cuộc cách mạng không đổ máu. Các quan sát viên quốc tế không biết có bao nhiêu tướng lãnh cao cấp ủng hộ bà Suu Kyi, nhưng họ đánh giá có nhiều quân nhân cấp thấp và cấp trung ủng hộ quan điểm này của bà và khi thời cơ đến, họ sẽ đứng về phía bà để bảo vệ thành quả dân chủ của đất nước. Nhưng cũng có những người chỉ trích bà quá ngây thơ, đã từng đắc cử mà còn bị ở tù 20 năm, đã từng bị quân phiệt Miến Điện lừa lọc nhiều điều, thế mà cũng còn đặt niềm tin vào họ thì “quả thật Aung San Suu Kyi là một kẻ ngây dại hết thuốc chữa.” Nhưng có phải bà dại thật hay chính sự bao dung và kiên trì của bà đã tạo một thế cờ mở ra cánh cửa có một đáp số cho cả dân tộc Miến Điện?

II. Đối Thủ Chính Trị: Qua bao áp lực của quốc tế và của toàn thể quốc dân Miến Điện, quân phiệt Miến Điện đã chấp thuận cho bà Suu Kyi và tổ chức của bà tham gia cuộc bầu cử dưới sự giám sát của quốc tế vào Chủ Nhật ngày 1/4/2012. Trước khi có cuộc bầu cử, quân phiệt Miến Điện đã thành lập Union Solidarity and Development Party (Đảng Đoàn Kết và Phát Triển = USDP). USPD chính thức thành lập và ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia ngày 2/6/2010.

Cuộc đời chính trị của bà Aung San Suu Kyi dính liền với 3 đối thủ chính trị cầm đầu quân phiệt đó là Tướng Saw Maung, Than Shwe, và Thein Sein.

Năm 1962, Tướng Ne Win (1910-2002) làm đảo chánh cướp chính quyền. Ne Win thành lập Đảng Chương Trình Xã Hội (Programme Socialist Party). Đảng này áp dụng một phần Chủ Nghĩa Cộng Sản của Marx. Đảng Chương Trình Xã Hội cầm quyền cho tới khi Biến Cố 8888 xảy ra, người dân tràn xuống đường, Ne Win từ nhiệm, trao quyền cho quân đội. Đảng Chương Trình Xã Hội cũng tự giải thể từ ngày ấy.

Năm 1988, lúc Biến Cố 8888 xảy ra, Tướng Saw Maung (1928-1997) là Bổ Trưởng Quốc Phòng kiêm luôn Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. Ông lập tức thành lập Hội Đồng Quốc Gia Tái Lập Pháp Luật và Trật Tự (State Law and Order Restoration Council, viết tắt là SLORC). Tướng Saw Maung là Chủ Tịch của SLORC, tương đương với chức Quốc Trưởng. Quốc Hội Miến Điện tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm 1990, bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà là NLD thắng lớn nhưng Tướng Saw Maung không công nhận kết quả bầu cử, ngược lại còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi vì cho rằng bà và NLD coi thường quân đội. Tháng 4 năm 1992, phe của Tướng Than Shwe tung ra tin tức Tướng Saw Maung bị bệnh hoang tưởng cho rằng Saw Maung là vị vua ở thế kỷ 11 đã được tái sinh để thiết lập chế độ quân chủ ở Miến Điện. Lấy lý do này, Tướng Than Shwe chỉnh lý lên nắm quyền làm Chủ Tịch SLORC. Tướng Saw Maung bị cho về hưu và năm 1997 ông qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim.

Trong các đối thủ chính trị của bà Aung San Suu Kyi, Tướng Than Shwe là nhân vật đáng gờm nhất vì ông rất cứng rắn, nhiều thủ đoạn, và ông nắm quyền lâu nhất, 19 năm trời, từ năm 1992 tới tháng 3 năm 2011. Cuộc đời 20 năm lao tù của bà Aung San Suu Kyi thì hết 18 năm ở tù trong lúc Tướng Than Shwe cầm quyền.

Than Shwe (sinh ngày 3/2/1933) chào đời ở làng Minzu, tỉnh Kyaukse. Học xong trung học, ông vào quân trường, sau đó ông vào Đảng Chương Trình Xã Hội của Tướng Ne Win. Năm 1984, ông được phong Chuẩn Tướng. Năm 1986 ông lên Thiếu Tướng. Năm 1987 ông lên Trung Tướng. Một tháng trước khi Biến Cố 8888 xảy ra, Than Shwe được thăng làm Phụ Tá Bộ Quốc Phòng. Sau Biến Cố 8888, ông là Phó Chủ Tịch của SLORC. Tháng 4 năm 1992, Tướng Than Shwe làm cuộc chỉnh lý và đưa Tướng Saw Maung về hưu để ông lên làm Chủ Tịch SLORC nắm quyền 19 năm nổi tiếng là một quân phiệt lạnh lùng cứng rắn. Từ năm 2006, nhiều nguồn tin cho rằng Tướng Than Shwe bị tiểu đường rất nặng cũng như có triệu chứng ung thư đường ruột. Năm đó ông qua Singapore để chữa bệnh. Cũng năm đó Thủ Đô mới là Naypyidaw vừa xây xong, ông cho dời đô từ Rangoon về đây. Tại Naypyidaw, Than Shwe tiếp xúc với đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là ông Ibrahim Gambari để bàn thảo Lộ Trình Dân Chủ. Ai nấy hy vọng vì tuổi già sức yếu cũng như những căn bệnh trầm trọng dễ dàng đối diện với tử thần, Than Shwe sẽ nhượng bước để dân chủ nhanh chóng đến với Miến Điện. Nhưng mọi người ngạc nhiên khi Tướng Than Shwe dùng bàn tay sắt dẹp tan Cách Mạng Nâu Sồng của các tăng sĩ chủ xướng năm 2007. Kinh hoàng hơn nữa, năm 2008, Bão Nargis đển làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng, Tướng Than Shwe đã lạnh lùng không cho quốc tế cứu giúp các nạn nhân. Ông còn ra lệnh giam bà Aung San Suu Kyi lâu dài hơn nữa nhưng vì quá nhiều áp lực của quốc tế nên ông mới trả tự do cho bà vào cuối năm 2010. Ngày 2/6/2010, ông đồng ý để cho đàn em chính thức đăng ký sinh hoạt cho Đảng Đoàn Kết và Phát Triển (USDP) với Ủy Ban Bầu Cử. Ngày 7/11/2010, cuộc bầu cử ở Miến Điện diễn ra, có khoảng 12 đảng phái tranh cử nhưng USDP thắng hầu hết, nơi nào số phiếu cũng trên 50%. Tháng 3 năm 2011, vì sức khỏe, Tướng Than Shwe trao quyền lại cho Tướng Thein Sein.

Thein Sein (sinh 20/4/1945): Ông từng là Thủ Tướng từ năm 2007-2011. Ông được coi là người ôn hòa trong phe quân phiệt. Ngày 29/4/2010, cùng với 22 quân nhân khác, ông từ chức trong quân đội để chuẩn bị cho một thế cờ dân sự trong chính quyền. Ông được đưa làm thủ lĩnh của USPD. Cuộc bầu cử tháng 11/2010, USPD thắng lớn, tháng 3 năm 2011 ông trở thành Tổng Thống. Không giống như Tướng Than Shwe, ông chấp nhận đối thoại với bà Aung San Suu Kyi. Ngày 19/8/2011, ông làm nên lịch sử bằng cách chính thức tiếp đón bà Aung San Suu Kyi ngay tại Thủ Đô Naypyidaw để tháo gỡ những rào cản do Tướng Than Shwe quyết định những năm về trước ngõ hầu bà Aung San Suu Kyi và NLD có thể tham gia bầu cử vào tháng 4 năm 2012.

III. Cuộc Bầu Cử Tháng 4 Năm 2012: Ngày 13/12/2011, bà Aung San Suu Kyi và NLD ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử để tham gia tranh cử 45 ghế còn trống trong Quốc Hội. Theo Hiến Pháp năm 2008 của Miến Điện, Quốc Hội Miến Điện được gọi là Pyidaungsu có 2 viện, Thượng Viện được gọi là Amyotha Hluttaw có 224 ghế, và Hạ Viện được gọi là Pyithu Hluttaw có 440 ghế. Mỗi một vùng hoặc tỉnh cũng có cuộc bầu cử được gọi là Hội Đồng Tỉnh. Năm 2010, cuộc bầu cử đã hoàn tất, USPD đã nắm hầu hết trong Quốc Hội. Vì nhiều lý do, có 45 ghế còn trống cho nên cuộc bầu cử tháng 4/2012 là để điền vào các ghế trống đó cho đến Tổng Tuyển Cử kỳ sau được dự trù năm 2014. Cuộc bầu cử 4/2012 không có nghĩa là để thay đổi toàn diện hoặc thay đổi các chức vụ quan trọng như Tổng Thống. Cuộc bầu cử 4/12 không có nghĩa là bà Suu Kyi và NLD nắm đa số trong Quốc Hội để thay đổi chính sách toàn quốc. Nhưng cuộc bầu cử tháng 4/2012 là viên gạch lót đường để mọi thành phần được tham gia chuẩn bị cho thế cờ kỳ sau. Bà Aung San Suu Kyi khiêm nhường ra tranh cử chức Hội Đồng Tỉnh Kawhmu và đã đắc cử. Tổ chức NLD của bà tranh cử 44 trên tổng số 45 ghế, 4 ghế ở Thượng Viện và 37 ghế ở Hạ Viện và đã thắng 43 ghế. NLD thắng 43 ghế là một hình thức cho thấy toàn dân Miến Điện đang mong chờ ván cờ Tổng Tuyển Cử kỳ sau để đưa bà Aung San Suu Kyi và NLD lên lãnh đạo quốc gia. Kỳ này Tổng Thống Thein Sein và USPD chấp nhận “nhường bước” vì 43 ghế trên tổng số 644 không có ảnh hưởng lớn trên chính sách toàn quốc, nhưng kỳ sau thì họ có chịu hay không lại là vấn đề khác vì khi ấy cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách trong cuộc đời người dân Miến Điện.

Trước cuộc bầu cử 4/12 có nhiều tin đồn USPD sẽ tổ chức bầu cử gian lận nhưng kết quả cho thấy những tin đồn đó không có căn cứ. Nhiều người e ngại Phe Quân Phiệt có thể dùng lại chiêu thức cũ vào năm 1990 hủy bỏ cuộc bầu cử, nhưng những dự đoán đó đã không xảy ra. Sau cuộc bầu cử, Tổng Thống Obama đã tuyên bố sẽ suy xét việc tháo gỡ hàng rào cấm vận đối với Miến Điện và sẽ cử đại sứ tới quốc gia này.

Lời Kết: Giải Pháp Miến Điện thực hiện được vì quốc gia này có những cơ may như sau:

1. Một lãnh tụ uy tín, đạo đức, bao dung, kiên nhẫn, khiêm nhường như bà Aung San Suu Kyi.
2. Một tổ chức lớn mạnh với quá trình trên 2 thập niên được cả thế giới biết đến và ủng hộ như NLD.
3. Sự hỗ trợ của Liên Minh Toàn Tăng Sĩ Phật Giáo.
4. Một lãnh tụ cầm quyền ôn hòa như Tổng Thống Thein Sein.
5. Trình độ dân trí và tâm thức quần chúng dám chấp thuận cho những người đối lập “đối thoại” với nhà cầm quyền mà không đưa đến tệ nạn nghi ngờ hoặc chụp mũ loạn xà ngầu.


Cuba và nhất là Việt Nam không có cơ may như Miến Điện nên một giải pháp như Miến Điện chắc cũng còn phải tốn nhiều thời gian. Nếu não trạng của dân chúng và của nhà cầm quyền thay đổi để cả hai cùng “đối thoại” rốt ráo như đã từng diễn ra ở Miến Điện thì cơ may Giải Pháp Miện Điện có thể đốt ngắn thời gian, còn không, thời gian sẽ được kéo dài mãi cho đến khi một cơ duyên khác tạo xúc tác cho Việt Nam và Cuba./.

Houston tháng 4/2012.

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom