tittle

bottom

Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

-------oo0oo-------

Từ Cựu Thù Đến Đối Tác

Hoàng Duy Hùng

Ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa bang giao với Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Năm nay đánh dấu 15 năm mối quan hệ song phương này, cả Hoa Kỳ lẫn CSVN đều có những “ôn cố tri tân” rút tỉa kinh nghiệm cho những dự tính sắp tới. Cựu Ngoại Trưởng CSVN Nguyễn Dy Niên trả lời một bài phỏng vấn như một tiêu biểu cho những suy tư của ĐCSVN, và, Đại Sứ Michael Michalak cũng trả lời một bài phỏng vấn như một phản ảnh chính sách của Hoa Kỳ. Vậy, những bài học và những chính sách như thế nào?

Cựu Ngoại Trưởng CSVN Nguyễn Dy Niên cho thấy tiến trình bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu đã gặp phải rất nhiều gập ghềnh và nghi kỵ nhưng CSVN nhận định rõ ràng Hoa Kỳ là một nước lớn, chuyện gì cũng có Hoa Kỳ nhúng tay vào giải quyết, không bang giao với Hoa Kỳ thì Việt Nam không thể hòa mình vào được với chính trường quốc tế; do đó, CSVN đã vượt qua mọi trở ngại và chủ động những bước tiên khởi để tiến tới bang giao. Theo tiết lộ của ông Nguyễn Dy Niên, lúc đầu tiến trình bang giao với Hoa Kỳ quả thật khó khăn vì hệ quả của cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã giúp cho Việt Nam Cộng Hòa, và đặc biệt, vì những người bảo thủ thân Trung Quốc cho rằng mối quan hệ này không đúng với truyền thống vì “ngọn cờ chống đế quốc của ta còn giương quyết liệt lắm. Ta xác định Mỹ là kẻ thù cơ bản, lâu dài.” Và ông nhận định tiếp Hoa Kỳ sẵn sàng bắt tay với cựu thù CSVN vì: “Sau Liên Xô sụp đổ, vấn đề sợ chủ nghĩa cộng sản của Mỹ khác nhiều rồi. Học thuyết đôminô không còn là nỗi ám ảnh.

Nhưng hai bên vẫn chưa tin nhau, còn nhiều nghi kị.” Thật ra, một trong những yếu tố quan trọng đẩy CSVN bắt tay với Hoa Kỳ là việc Cộng Sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ năm 1990, CSVN bị hỏng chân nên phe Cấp Tiến như các ông Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Cơ Thạch, v.v. đã quyết tâm bắt tay với Hoa Kỳ giữ vững cho chế độ khỏi bị sụp và đặc biệt là nhờ Hoa Kỳ thăng bằng lại áp lực của Trung Quốc ngày càng một nặng nề trên Việt Nam. Về phần Hoa Kỳ, vì e ngại thế lực ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, Hoa Kỳ đưa ra chính sách bao vây (containment policy), và Việt Nam ở phía nam của Trung Quốc nên Hoa Kỳ buộc lòng phải bắt tay với CSVN, từ đó, chính sách từ cựu thù đến đối tác giữa hai nhà cầm quyền được tiến hành.

Nhưng khi có bang giao rồi, mọi chuyện cũng không phải xuôi thuận. Ông Nguyễn Dy Niên phát biểu tiếp: “Ngay cả năm 2000, khi Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam, nội bộ ta cũng có 2 chiều: hoan nghênh và dè dặt. Cách nói của ta với Clinton vẫn cứng. Phát biểu của ta vẫn cho ‘tiêu thụ nội bộ,’ cho dân mình nhiều hơn là cho phía Mỹ. Đi ra chợ Đồng Xuân, có người còn gọi tôi lại bảo, sao Mỹ phát biểu văn hoa, mà ta thì cứ ‘văn bia’ cứng nhắc.” Sau bao thăng trầm, CSVN rút tỉa kinh nghiệm: “Muốn chơi với Mỹ, phải hiểu Mỹ, tâm lý của người Mỹ. Người Mỹ vốn sòng phẳng, thực dụng. Hợp tác với Mỹ, cái gì ta chấp nhận được thì làm, cái gì không được thì phải nói cho rõ để phía Mỹ hiểu. Mỹ là đối tượng có lúc khó, có lúc dễ, nhưng vẫn làm việc được, kể cả lúc khó. Ngay cả lúc gay gắt, mình vẫn ứng xử được. Mình phải tranh thủ, hết sức tranh thủ Mỹ, để phát triển kinh tế, nâng nội lực lên. Trong dân mình bây giờ tương đối thuận để tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại - khoa học kĩ thuật - văn hóa, kể cả một số lĩnh vực về quốc phòng an ninh với Mỹ.”

Bài phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn với Đại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak có sự tham dự của nhiều người qua mạng điện tử và đề tài cũng đa dạng hơn. Ông nhìn nhận kinh tế Việt Nam đã phát triển trong 15 năm qua giúp cho dân Việt Nam thoải mái hơn trước. Ông không nói đến sự cách biệt giàu nghèo quá xa cũng như các tệ nạn khác của xã hội vì đây không phải là trọng tâm của cuộc phỏng vấn. Đại Sứ Michalak cho biết khi bắt đầu bang giao, Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam $450 triệu USD một năm, nhưng sau 15 năm, sự đầu tư ấy cách biệt khổng lồ, đã lên tới 15 tỷ USD, tức gấp 32 lần!!! Về vấn đề giáo dục, Đại Sứ Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ hỗ trợ tối đa cho việc du sinh sang Hoa Kỳ và con số du sinh hiện nay ở Mỹ đã trên 13 ngàn người.

Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Đại Sứ Michalak cho rằng đó là sự tranh chấp nội bộ giữa các quốc gia, Hoa Kỳ không can thiệp. Nhưng câu trả lời của ông làm cho độc giả có cảm giác Hoa Kỳ nói vậy nhưng đàng trong sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam ngăn chận sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông vì Biển Đông chính là an ninh của khu vực! Ông cho biết về quan hệ quân sự, hai nước hợp tác với nhau cách chặt chẽ, và Hoa Kỳ đã và đang huấn luyện cho các sĩ quan quân sự trung và cao cấp của CSVN để rồi hai bên là “đối tác quốc phòng của nhau … bảo vệ hòa bình thế giới và trong khu vực.”

Thông qua các câu trả lời ai cũng thấy Hoa Kỳ đang ngày càng thấm thiết với Nhà Nước CSVN, nhưng sự mặn nồng này còn có một ngăn cách đó là vấn đề quan điểm về nhân quyền. Chính vì không đồng thuận với Việt Nam về vấn đề nhân quyền nên Hoa Kỳ vẫn duy trì lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Việt Nam: “Chúng tôi thực sự mong muốn mở rộng quan hệ giữa hai quân đội, trong đó có cả việc bán vũ khí. Tuy nhiên, phải đến khi nào có những tiến bộ nhất định trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam thì việc này mới có thể diễn ra được.”

Đề tài nhân quyền và những người Việt đấu tranh ở hải ngoại là một đề tài tế nhị nhưng phía phỏng vấn và người trả lời cũng đã đề cập thẳng thắn. Hoa Kỳ muốn cho Việt Nam tiến bộ hơn về nhân quyền, nhất là quyền tự do ngôn luận và sinh hoạt chính trị. Tuy nhiên, Đại Sứ Michalak nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng quá trình hòa giải ở Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn, .... Cả hai bên đều có những cảm xúc rất là mạnh mẽ, và sẽ phải mất thời gian thì nó mới lắng xuống. Chính phủ Hoa Kỳ công nhận chính phủ Việt Nam, công nhận sự toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam, chúng ta xây dựng mối quan hệ dựa trên nguyên tắc đó. Và chúng tôi phản đối bất kỳ ai, phản đối bất cứ lực lượng nào sử dụng vũ lực để lật đổ chính phủ.” Hoa Kỳ phản đối và ứng xử như thế nào đối với những ai và những tổ chức có hoạt động âm mưu lật đổ một nhà nước mà Hoa Kỳ có bang giao?

Bài học tướng Vang Pao người Lào còn sờ sờ ra đó, Hoa Kỳ bắt giam 2 năm trời truy tố ông, nhưng vì ông đã 82 tuổi và vì nhiều ngàn người Lào quỳ trước án từ sáng tới tối nên Hoa Kỳ tha cho ông. Phần ông Yasith Schlun người Cao Miên, ngày 22/6/2010, Hoa Kỳ tuyên án chung thân cho ông vì năm 2000 ông đã tổ chức 200 người ở Nam Vang đòi lật đổ nhà cầm quyền Hun Sen. Nếu bị chế độ Hun Sen kêu án thì có lẽ ông Yasith Schlun cảm thấy đỡ ức và đỡ tủi hơn.

Hoa Kỳ vạch ra con đường đấu tranh cách rõ ràng cho người Việt ở hải ngoại: “Ở Mỹ mọi người có tự do để bày tỏ quan điểm của mình, nhưng họ không được phép tiến hành các hoạt động khủng bố. Giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ khi có sự khác biệt thì chúng ta ngồi lại với nhau trao đổi, thảo luận để đạt được một thỏa ước chung. Quá trình trao đổi ấy cũng nên diễn ra đối với những người có thái độ chống đối mạnh mẽ đó và tất nhiên quá trình này cần có khoảng thời gian nhất định.”

Sách lược “đối thoại” của Đại Sứ Michalak chắc chắn nhiều người Việt đấu tranh ở hải ngoại còn dị ứng vì đa số đi theo con đường mà nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đã vạch ra: “Không thành công cũng thành nhân.” Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ ở thế thượng phong nên “đối thoại” cách dễ dàng, còn những người đang đấu tranh, lực yếu thì “đối thoại” tức là “hợp tác” hay “đầu hàng” rồi. Vì quan niệm như vậy nên những người đấu tranh ở hải ngoại dễ chụp cho nhau cái nón cối đấu tranh cuội, hòa hợp hòa giải, thân Cộng, hay Cộng Sản nằm vùng khi thấy ai đó chấp nhận chính sách đối thoại này do Hoa Kỳ đề xướng. Khổ nỗi trong bối cảnh hiện nay đấu tranh phải nhìn chung cả cục diện thế giới, sách lược nào nhanh chóng và hữu hiệu nhất để đưa đến dân chủ cho Việt Nam là một câu hỏi hóc búa mà hầu như không có đáp số thỏa đáng.

Lời Kết: Đã trải qua 15 năm bang giao với Hoa Kỳ, CSVN học được bài học là người Hoa Kỳ rất thực tế và CSVN cũng đã vượt qua những e ngại để biến kẻ cựu thù thành một đối tác chiến lược và còn có thể đi xa hơn nữa như một độc giả đã đề nghị với Đại Sứ Michalak là Hoa Kỳ hãy trở thành đồng minh với CSVN y như trường hợp của Nhật. Với tính thực dụng và bảo vệ quyền lợi dân tộc lên trên hết, Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc ngày càng lớn mạnh lấn át trên mọi phương diện, nhất là Biển Đông, nên Hoa Kỳ đã bước qua khỏi cửa ải tự ái và sỉ diện chấp nhận bang giao với cựu thù mà Hoa Kỳ trên danh nghĩa đã thua cuộc cho một nước nhỏ. Mối tương quan này có những kỳ quặc, nhưng tựu trung, Việt Nam, trong một chế độ nào cũng vậy, cần có sự giao hảo chặt chẽ tốt với Hoa Kỳ để nhờ sức mạnh Hoa Kỳ giải tỏa áp lực nặng nề của anh láng giềng khổng lồ phía bắc là Trung Quốc mà bao ngàn năm Việt Nam đã phải khổ sở trăm bề./.

Houston ngày 10/7/2010
Hoàng Duy Hùng


-------oo0oo-------

comau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.

 

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam Bắc California

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 


bottom