tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

Hoàng Duy Hùng

Ngày 26/5/2011, đang khi tàu Bình Minh 02 thăm dò địa chấn ở trong 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì bị ba chiếc tàu hải giám của Trung Cộng tấn công cắt dây cáp thiết bị. Sau khi báo chí làm ầm ĩ vụ việc thì Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng là Khương Du trình bày và người nghe cảm nhận rõ đây không phải là một nhầm lẫn, nhưng là một việc có tính toán của Trung Cộng trong việc triển khai chủ quyền có hình lưỡi bò do họ quy định trên Biển Đông.

Biến cố trên như một ngòi nổ khiêu khích lòng yêu nước của dân Việt nên vào ngày 5/6, sinh viên đã biểu tình truớc Tòa Đại Sứ và Tổng Lãnh Sự Trung Cộng ở Hà Nội và Sài Gòn. Đoàn biểu tình còn có những người trước đây hoạt động cho Cộng Sản chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa như các ông Huỳnh Tấn Mẫm. Công an CSVN dàn trận, lập hàng rào ngựa sắt ngăn cản không cho đoàn biểu tình đi lại cũng như ngăn chận sự lớn mạnh của đoàn biểu tình. Có những vụ bắt bớ đánh đập một cách phi lý những người đi biểu tình. Ngoài công an nổi ra còn nhiều công an chìm. ĐCSVN còn cho các giáo sư đại học ra khuyên bảo các sinh viên đừng biểu tình nữa, hãy tin tưởng vào Đảng giải quyết bằng con đường ngoại giao, nhưng các sinh viên “xin phép bất đồng ý kiến” với những giáo sư đó. Người Việt khắp năm châu cũng tổ chức các cuộc biểu tình để hỗ trợ cho những cuộc biểu tình ở trong nước.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi được thì vài giờ sau, sáng ngày 9/6, tàu Viking II do tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang hoạt động thăm dò trong thềm lục địa Việt Nam thì bị 3 chiếc tàu đánh cá của Trung Cộng tấn công và cắt ngang dây cáp kéo giữ thiết bị. Tàu Trung Cộng mang số 6226 cắt dây cáp, hai tàu kia mang số 311 và 303 đi theo yểm trợ bảo vệ an ninh. Tưởng rằng lời phát biểu trên của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được các báo chí trong nước loan tải mạnh mẽ, nhưng thực tế lại khác, có lẽ sau khi ông Dũng tuyên bố như vậy thì Trung Cộng đã gọi thẳng tới Bộ Chính Trị ĐCSVN răn đe làm áp lực nên các báo chí trong Việt Nam im re không dám lên tiếng.CoVang

Ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) trả lờI phỏng vấn như sau: “Ngay từ khi vụ tàu Bình Minh 02 bị tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp, lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo cho cán bộ, công nhân viên đang làm công tác thăm dò, khảo sát trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam phải hết sức bình tĩnh, không được manh động. Việc tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam và xông thẳng vào vị trí tàu Viking II đang hoạt động mặc dù tàu bảo vệ và tàu Viking II đã có cảnh báo bằng pháo hiệu, gọi loa, kéo còi báo động nhưng họ vẫn bất chấp, điều đó cho thấy rằng đây không phải là tàu đánh cá bình thường mà họ hoạt động phá hoại theo những âm mưu, bài bản đã được tính toán.”

Ngày 12/6, sinh viên ở Sài Gòn và Hà Nội một lần nữa biểu tình rầm rộ phản đốI sự bành trướng và gây hấn của Trung Cộng đối với tàu thăm dò dầu khí Viking. Cũng như lần trước, công an CSVN tìm cách ngăn cản không cho cuộc biểu tình lớn mạnh. Kỳ này công an công khai sử dụng dùi cùi và bắt bớ những người nổi bật trong đoàn biểu tình. Giống như lần trước, người Việt hải ngoại tổ chức các cuộc biểu tình khắp nơi để hỗ trợ cho sinh viên trong nước.

I. Mở Miệng Mắc Quai: Những xáo trộn ở Biển Đông bắt nguồn từ việc ĐCSVN do Hồ Chí Minh lãnh đạo vào ngày 14/9/1958 đã chỉ thị cho ông Phạm Văn Đồng với tư cách là Thủ Tướng Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Việt) ký một văn bản công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Cộng. Ông Ung Văn Khiêm là Bộ Trưởng Ngoại Giao của Bắc Việt lúc đó cũng xác nhận bằng lời nói chủ quyền 12 hải lý của Trung Cộng. Bản đồ 12 hải lý của Trung Cộng bao gồm luôn cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều người cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “bán” 2 quần đảo này cho Trung Cộng lúc đó là vì họ cần sự viện trợ của Trung Cộng để đánh chiếm Nam Việt Nam. Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng nguyên bản công hàm này trên mặt báo. Ngày 7/8/1979, trước sự bất mãn của dân chúng, Bộ Ngoại Giao của nhà nước CSVN tìm cách xoa dịu bằng cách tuyên bố việc diễn dịch trên của Trung Cộng "là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc."

Dựa vào công hàm 14/9/1958 của ông Phạm Văn Đồng, vào ngày 17 tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đánh Hoàng Sa. Hải Quân của Nam Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, hơn 50 hải quân VNCH đã hy sinh trong đó nổi bật có Thiếu Tá Ngụy Văn Thà. Trong khi hải quân Nam Việt Nam chiến đấu chống trả Trung Cộng thì Bắc Việt làm ngơ. Sau khi đánh bật được hảI quân Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng xây dựng một đường bay dài cả 2.7 cây số trên đảo Woodway ở Hoàng Sa không những các phản lực cơ sử dụng dễ dàng mà cả máy bay lớn Boeing 747 cũng có thể cất cánh và đáp xuống được. Hoàng Sa cách xa Đà Nẳng ở phía đông khoảng 400 cây số, và cách xa Hải Nam ở phía tây nam khoảng 350 cây số. Trung Cộng gọi Hoàng Sa là Tây Sa. Hoàng Sa có khoảng 130 đảo lớn nhỏ thì nay Trung Cộng đã chiếm giữ khoảng 110 đảo và Việt Nam chỉ còn chiếm giữ khoảng 20 đảo, và 20 hòn đảo này trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, mỗi một lúc Trung Cộng càng gia tăng bắt bớ các ngư phủ Việt Nam đến gần Hoàng Sa và mỗi một lúc lấn đóng làm chủ thêm ở những hòn đảo nhỏ mà Việt Nam trấn đóng. Viễn ảnh không xa đó là Trung Cộng hoàn toàn chiếm lĩnh Hoàng Sa.

Quẩn đảo Trường Sa nằm giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tân. Trung Cộng gọi quần đảo này là Nam Sa vì nằm ở phía nam của Trung Quốc. Việc Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của CSVN công nhận quần đảo Trường Sa là của Trung Cộng mở ra một cánh cửa cho các quốc gia khác lên tiếng đòi lấy chủ quyền trong đó gồm có Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei. Dựa trên công hàm 14/9/1958 của Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng, ngày 14/3/1988, Trung Cộng tiến đánh Trường Sa và thắng hải quân CSVN, 64 thủy binh CSVN bị thiệt mạng, Trung Cộng nhanh chóng chiếm giữ nhiều san hô và đá nổi (reefs). Trường Sa có khoảng 100 đảo trong đó có 12 đảo lớn và một số đảo đá nổi (reefs). Theo Wìkipedia, “Việt Nam chiếm 3 đảo: Trường Sa Lớn (Spratly, diện tích 0.13 km2), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sincowe). Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn là An Bang (Amboyna), Song Tử Tây (SouthWest) và Sơn Ca (Sand cay), cùng 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm, tổng cộng 22 đơn vị, và những đơn vị này thuộc tỉnh Khánh Hòa. Philippines chiếm 5 đảo: Đảo Bình Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn (Nanshan),Bến Lộc (West York), Loại Ta (Loaita) và Thị Tứ (Thitu). Ngoài 5 đảo, Philippines còn chiếm 3 cồn , 2 đá nổi và 8 đá chìm, tổng cộng 18 đơn vị. Đài Loan chiếm Đảo Ba Bình (Itu Aba). Trung Quốc chiếm 2 đá nổi (reef) là Đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Đá Ga Ven (Gaven), cùng 6 đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị.” Tháng 2 năm 1995, Trung Cộng đánh nhau với Phi Luật Tân và chiếm Đảo Đá Ngầm Vằn Khăn (Mischief Reef). Phi Luật Tân rất căm hận Trung Cộng về vụ việc này.

Ngày 2/12/2007, Trung Cộng thiết lập cơ sở hành chánh Tỉnh Tam Sa gồm có Tây Sa (Hsisha tức Hoàng Sa), Nam Sa (Nansha tức Trường Sa), và Trung Sa (Tungsha gồm đảo ở quần đảo Penghu gần Đài Loan). Việc làm này gây chấn động và đầy tranh luận ở nhiều quốc gia đang tranh chấp chủ quyền. Cuộc tranh cãi càng nóng bỏng hơn khi Trung Cộng công bố bản đồ Đường Yêu Sách 9 Đoạn Của Trung Quốc. Bản đồ này dân gian gọi tắt là Bản Đồ Lưỡi Bò vì trông giống lưỡi con bò liếm hết 95% mặt Biển Đông. CSVN không dám mạnh miệng phản đối vì mở miệng ra thì mắc quai với công hàm 14/91/1958 của Phạm Văn Đồng cũng như không đủ lực lượng để chống lại Trung Cộng.

II. Xả Xú Bắp Trong Kế Hoạch: Khi tàu hải giám hoặc những tàu đánh cá của Trung Cộng cắt dây cáp các tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, CSVN không lên tiếng phản đối thì cũng không được vì như vậy là hèn yếu một cách quá lộ liễu, nhưng nếu lên tiếng và để cho sinh viên & dân chúng biểu tình xả giàn chống Trung Cộng thì sẽ bị Trung Cộng khỏ đầu và cũng có thể cuộc biểu tình chuyển thành cuộc đấu tranh lật đổ chế độ chỉ trong vòng gang tấc. Đó là lý do tại sao quyền uy như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một lúc bốc đồng lên tiếng Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam mà chẳng có báo chí nào trong nước dám tung hứng phải im thin thít vì ai cũng biết rằng sau đó ông Trung Cộng khỏ đầu Bộ Chính Trị ĐCSVN nên Chính Trị Bộ quyết định “cắt” không để lời của ông Nguyễn Tấn Dũng làm ầm ĩ châm ngòi cho dân chúng rầm rộ xuống đường không ngăn cản kịp. Đứng trước tình thế này, ĐCSVN phải sắp đặt một giải pháp lưỡng toàn cho họ đó là cho xả xú bắp và lèo lái vụ xả xú bắp này theo ý họ.

Đảng kế hoạch cuộc biểu tình qua Đoàn Thành Niên Cộng Sản vì ở Việt Nam nếu Đảng không chấp thuận cho cuộc biểu tình thì vừa mới xuống đường là bị trù dập bắt giam ngay từ trong trứng nước như vụ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cầm biểu ngữ đòi hỏi chủ quyền Trường Sa & Hoàng Sa năm 2008 khi Trung Quốc cầm đuốc Thế Vận Hội chạy ngang qua Sài Gòn. Sau đó để trả thù Điếu Cày, CSVN bắt và kết án ông 30 tháng tù giam về tội cho thuê 2 căn nhà mà họ cho rằng trốn thuế. Cuối năm 2010, hết hạn tù, họ vẫn bắt ông lại và bắt giam cho đến ngày hôm nay không hiểu vì tội danh gì!! Đảng kế hoạch cho các sinh viên ở Nha Trang đứng ngàn người thành hình bản đồ Việt Nam có 2 cụm quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa mà không bị cấm đoán nào..

Đảng CSVN thích thú khi thấy đoàn biểu tình giương cao ngọn cờ Đỏ Sao Vàng để từng bước một làm cho những người đấu tranh ở hải ngoại làm quen với cờ Đỏ như một hình thức ngọn cờ chính nghĩa để sau này bớt dị ứng vì ở hải ngoại chỉ giương cao ngọn cờ Vàng như hậu phương vững chắc của Tự Do & Dân Chủ. Nhưng Đảng cũng sợ đoàn biểu tình lợi dụng ngọn cờ này để cho đám đông lớn mạnh chuyển hướng mục tiêu. Năm 1989, sinh viên của Trung Quốc biểu tình ở Thiên An Môn họ cũng dùng cờ Đỏ, tôn vinh hình tượng cựu Chủ Tịch Hồ Diệu Bang, thậm chí còn bắt 2 thầy giáo ném trứng nhồi mực vào ảnh Mao Trạch Đông trao cho công an đem đi nhốt vì họ e sợ công an lấy cớ đàn áp cuộc biểu tình. Nhưng khi số người tham dự đông lên tới cả hàng triệu, họ chuyển hướng, họ nặn hình tượng Nữ Thần Tự Do, họ đòi hỏi dân chủ. Cả triệu người xuống đường, công an không đàn áp, nhưng Thủ Tướng Lý Bằng điều động Lộ Quân Ngoại Mông về triệt hạ thẳng tay để rồi hơn 2 thập niên sau cao trào dân chủ ở Trung Quốc không lớn mạnh nổi.

Đảng CSVN e ngại tình thế cũng sẽ lập lại ở Việt Nam nên họ cho công an nổi dùng hàng rào ngựa sắt cắt khúc đoạn đoàn biểu tình, công an chìm thì rủ rê người biểu tình tan hàng hoặc nhận diện những khuôn mặt nổi trội để sau đó làm việc tranh thủ biến những người này làm theo ý họ và nếu không chế ngự được những khuôn mặt nổi trội này thì công an sẵn sàng trừng trị tới bến như chúng ta đã chứng kiến nhiều khuôn mặt bị bắt và bị đánh đập trong các cuộc biểu tình vừa qua. Để chủ động sự lớn mạnh của đám đông theo ý của Đảng, Đảng cho các giáo sư Đại Học ra khuyên các sinh viên hãy nên tự chế, hãy giải tán cuộc biểu tình, hãy tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng giải quyết vấn đề theo lối ngoại giao. Những sinh viên nào mà chống đối gay gắt thì Đảng lưu tâm về tới nhà hoặc tới trường sẽ có biện pháp sau. Khi thấy cuộc biểu tình có thể vụt khỏi tầm tay kiểm soát của Đảng thì Đảng cho công an dã chiến dàn trận dùi cui và sau này nếu cần thì có lựu đạn cay sẵn sàng triệt hạ làm dân chúng e ngại không dám ra biểu tình.

Đứng trước tình thế này, người Việt trong nước đi biểu tình thì phải tuỳ cơ ứng biến, nhưng quan trọng nhất là không tạo cớ để công an đàn áp và phải biết nhẫn nhịn bảo vệ chủ lực.

III. Điểm Và Diện: Trong bài Bình Khí Đại Toàn do ông Vũ Cao Đàm dịch thì lời văn của tác giả rất hung hăng kêu gọi lấy máu của người Việt tế cờ Trung Cộng ở Trường Sa. Nhưng có thật đây là ý muốn của Trung Cộng hay đây chỉ là một chiêu dương đông kích tây? Để có một cái nhìn chính xác hơn, chúng ta hãy đọc một bài bình luận khác của Trung Cộng:

****

Xin trích:

"Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước,” chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?"

Hết lời trích.

***

Qua bài bình luận trên thì chúng ta thấy Trung Cộng chả dại gì mà dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Trường Sa. Trong thực tế, Trung Cộng đã chiếm giữ hơn 80% ở Hoàng Sa. Đối với Trường Sa, Trung Cộng dùng chính sách hòa hoãn gậm nhấm ăn mòn, và khi nào tàu ngầm của Trung Cộng nhiều, Trung Cộng hô một tiếng chiếm trọn là xong.

Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Có bài bình luận cho rằng Trung Cộng đi đêm với Hoa Kỳ giả vờ gây căng thẳng ở Biển Đông để mọi quốc gia chú ý, sau đó các quốc gia tranh chấp chủ quyền Trường Sa hãi sợ thì lật đật bỏ tiền ra mua các vũ khí của Mỹ. Mỹ có cơ hội giải tỏa những vũ khí cũ, lấy tiền trả nợ cho ông Trung Cộng mà Hoa Kỳ nợ lên tới cả vài ngàn tỷ Mỹ Kim. Chuyện Mỹ đem khu trục hạm Chung Hoon hoặc Hàm Không Mẫu Hạm Washington đến Biển Đông cũng chỉ là một màn che mắt thiên hạ giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Cộng mà thôi. Đó là lý do tại sao tình hình Biển Đông đang sôi sùng sục mà Trung Cộng vẫn bỏ ra cả hàng ngàn tỷ để mua công khố phiếu của Hoa Kỳ mà không chút xót xa hoặc đắn đo. Chuyện này làm nhiều người liên tưởng đến Hiệp Ước Yalta I và II khi Hoa Kỳ mật đàm với Nga chia đôi nước Đức vì sợ nếu để Đức yên ổn nước Đức sẽ nhanh chóng phục hồi gây thêm một thế chiến nữa.

Có bài bình luận cho rằng Trung Cộng muốn cân não để nắn gân cốt cả Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ xem họ có dám phản ứng khi Trung Cộng đưa móng vuốt ra hay không và khi có thì Trung Cộng rút lại vì biết rằng chưa đủ sức trong giai đoạn này để đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Việt Nam phản ứng bằng cách ban hành Nghị Định 42/2011NĐ-CP vào ngày 13/6/2011 chuẩn bị Tổng Động Viên làm nghĩa vụ quân sự. Đây là cuộc tổng động viên lần đầu sau cuộc chiến với Campuchia năm 1979. Philippin cũng phản đối Trung Cộng một cách rầm rộ và yêu cầu Hoa Kỳ phải can thiệp đến độ Thượng Nghị Sĩ Jim Webbs lên tiếng hành vi hung hăng hăm dọa dùng vũ lực của Trung Cộng là tạo bất ổn trong vùng buộc long Hoa Kỳ phải can thiệp. Trước những phản ứng đó, nhất là những lời tuyên bố của Hoa Kỳ, Trung Cộng tuyên bố không giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng vũ lực mà chỉ bằng phương pháp đàm phán. Trung Cộng đi đúng bài bản đã đề ra ngay từ lức đầu đó là nắn không được thì buông và đợi giai đoạn khác thuận tiện hơn.

Lời Kết: Thật ra hiểm họa Trung Cộng bành trướng ở Hoàng Sa & Trường Sa không nguy hiểm cấp bách bằng Trung Cộng đã dàn quân hơn triệu người ở biên giới Việt Trung cũng như chính sách gậm nhấm khống chế chính trị và kinh tế của Việt Nam. Khi Việt Nam có biến chuyển, những người lãnh đạo đàng trong hậu trường của ĐCSVN thân Trung Cộng như Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, và Đỗ Mười cầu cứu thì Trung Cộng đem quân vào lấy cớ giúp đàn em ổn định chính trị rồi đóng chốt luôn ở Việt Nam thì đó mới là cái hại lâu dài của dân Việt. Để thoát khỏi cơn nguy biến này, toàn dân Việt ở trong và ngoài nước phải đoàn kết lại thành một khối như tiền nhân đã làm trong Hội Nghị Diên Hồng đã đưa đến ba lần đánh bại quân Nguyên. Không ai có thể thương người Việt bằng chính người Việt, và qua bài học của Hiệp Ước Yalta I và II trong Đệ Nhị Thế Chiến Hoa Kỳ hợp tác với Nga chia đôi nước Đức để thống trị thế giới, người Việt nên rút kinh nghiệm để hiểu rằng hiện nay Hoa Kỳ hay Trung Cộng chẳng thương quốc gia khác mà tất cả chỉ vì quyền lợi của dân tộc họ mà thôi. Dân Việt chỉ có hào khí đoàn kết của Diên Hồng khi nào đất nước được Tự Do & Dân Chủ thực sự trong thể chế đa đảng./.

Houston ngày 22/6/2011

Hoàng Duy Hùng

 

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom