tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Bài Học Muammar Muhammad al-Gaddafi

Hoàng Duy Hùng

Trong tháng qua thế giới theo dõi 2 tin tức lớn, một là thiên tai ở Nhật và hai là việc Gaddafi nhất quyết bám rễ quyền lực ở Libya.

Ngày 11 tháng 3, một cơn động đất đo được 9.0 Richter Scale xảy ra tại vùng biển đông bắc nước Nhật, cách xa thị trấn Sendai 129 km, cách xa thành phố Fukushima 177km, và cách xa Đô Thành Tokyo 373 km. Động đất mạnh làm cho mặt biển rung chuyển, trong vòng chưa tới 15 phút một cơn sóng thần (tsumani) cao 20 feet đã đánh ập vào các thành phố ven biển của Nhật. Sóng thần này xô đẩy nhà cửa xe cộ tàu bè làm tan nát giống y như các đồ chơi nhỏ bé trong dòng nước. Có khoảng 6500 người bị thiệt mạng, hơn 10,000 người mất tích, và tài sản bị hư hại ước đoán có thể lên tới 200 tỷ Mỹ Kim. Tai họa không dừng ở đây, một tai họa lớn hơn động đất và sóng thần chính là nguy cơ bùng nổ của 4 nhà máy điện hạt nhân. Động đất và sóng thần đã làm hư hại các nhà máy này làm cho chất phóng xạ không thải nhiệt được nên các nhà máy càng lúc càng nóng có thể bùng nổ bất cứ lúc. Sáng ngày 21/3, người ta thấy nhà máy hạt nhân ở Fukushima đã bốc khói, chính quyền đã phải cho dân di tản gấp rút. Đây là tai họa không chỉ riêng cho nước Nhật mà cho toàn thế giới. Ai nầy đều liên tưởng đến vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Chernobyl vào ngày 26/4/1986 tại nước Ukraina, khi ấy còn thuộc Liên Bang Sô Viết. Tia phóng xạ hạt nhân sẽ làm cho bầu khí quyển nhiễm độc và da thịt con người cũng như súc vật sẽ bị xơ cứng chết cách đau đớn khi phải tiếp xúc với tia phóng xạ này.

Cách Mạng Hoa Lài bùng nổ ở Tunisia, lan sang Egypt, và nhân cơ hội đó, ngày 17/2/2011, những nhà đấu tranh Dân Chủ ở Libya kêu gọi dân chúng xuống đường lật đổ chế độ độc tài của Gaddafi. Gaddafi tuyên bố tử chiến và “sẵn sàng làm người tử đạo” chống lại những người xuống đường. Ông dùng cả quân đội, pháo binh lẫn không quân để oanh tạc và pháo kích vào người biểu tình. Ông Abdel Hafiz Ghoga thuộc phe chống đối nói với báo chí rằng đã có 8000 người bị sát hại và nhiều ngàn người bị thương. Ngày 18/3/2011, Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị Vùng Cấm Bay trên bầu trời Libya và sẵn sàng dùng những biện pháp cần thiết để ngăn chận việc giết người bừa bãi của Gaddafi. Tối ngày 19/3, Gaddafi ra lệnh cho phe đối lập buông sung đầu hàng kẻo không sẽ bị trừng trị thảm khốc. Sau lời ra lệnh này của Gaddafi thì y bị Hoa Kỳ và Liên Minh đưa 3 chiến đấu cơ stealth bomber và Hạm Đội Hoàng Gia Anh bắn phi đạ n Tomahawk “trải thảm đỏ” căn cứ địa của ông. Liên Minh đặt tên cho chiến dịch oanh tạc này là Operation Ellamy. Khi ấy trong dinh thự căn cứ của Gaddafi có khoảng 300 người. Libya nói rằng có 48 người tử thương và hơn 100 người bị thương tích. Libya nói rằng những người đó là thường dân. Hoa Kỳ và nước Anh cho rằng những người này là quân nhân đang tụ tập để nghe lệnh của Gaddafi và vì việc “trải thảm đỏ” này mà Gaddafi đã không còn đủ khả năng điều động bộ binh để đối đầu với nhóm người biểu tình. Gaddafi tuyên bố sẽ “kéo dài cuộc chiến” với Hoa Kỳ và Liên Minh cho đến khi có thắng lợi. Tổng Thống Obama cho rằng chiến dịch này chỉ kéo dài một số ngày mà thôi và “dân Libya sẽ làm chủ chính họ.”

I. Libya: Lybia là một quốc gia ở trung bắc Phi, diện tích 1,800,000 km2 (hơn 5 lần nước Việt) mà 90% thuộc về sa mạc Sahara. Libya có khoảng 6.5 triệu dân trong đó có 140 bộ tộc. Thành Phố Tripoli ở phía tây với khoảng 1.7 triệu người là Thủ Đô. Bengazhi ở phía đông khoảng 800,000 người là thành phố lớn thứ hai. Tiếng nói chính thức của Libya là tiếng Ảrập và 82% dân chúng biết đọc biết viết. Hồi Giáo Sunni là quốc giáo chiếm tỷ lệ 97%. Ở nước này bia rược bị cấm tuyệt đối. Hiện nay Libya là một trong 10 quốc gia xuất cảng dầu hỏa nhiều nhất, và dầu hỏa là nguồn lợi tức chính của nước này.

Thế kỷ 16 Libya là lãnh thổ của Đại Đế Ottoman (1551-1911). Năm 1912 quân Ý chiếm lấy Libya biến thành thuộc địa. Có vài trăm ngàn người Ý qua sinh sống ở Libya nhưng khi Gaddafi cầm quyền thì ông mở chiến dịch thanh trừng vết tích phong kiến nên hầu hết những người Ý đã phải bỏ của chạy lấy người rời khỏi Libya về Ý sinh sống. Đệ Nhị Thế Chiến xảy ra, phe Trục (Axis) gồm có Đức, Nhật, và Ý bị thua cho Đồng Minh (Allies) nên từ năm 1943 đến năm 1951, Anh đóng chiếm ở Libya. Ngày 21/1/1949, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết Libya phải được trả độc lập trước ngày 1/1/1952.

Nước Anh ủng hộ cho một nhà cách mạng tên là Sayid Muhammad Idris lên làm vua. Idris (sinh ngày 12 tháng 3, 1889 và mất ngày 25/5/1983) là cháu nội của ông Sayyid Muhammad Bin Ali as-Sennussi người đã sáng lập nên tộc tu Hồi Giáo Senussi. Năm 1916 Idris trở thành trưởng của tộc tu này. Ông tranh đấu chống lại thực dân Ý và năm 1922 phải lưu vong sang Ai Cập. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông cộng tác chặt chẽ với Đồng Minh chống lại phe Trục và nhất là nước Ý. Năm 1951, Anh đưa ông từ Ai Cập về Libya. Ngày 24/12/1951, ông đọc Tuyên Ngôn Độc Lập cho Libya và trở thành Vua Idris. Ông là vị vua duy nhất của Libya. Ngày 1/9/1969, trong lúc ông đi sang Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) để chữa bệnh thì ở trong nước Gaddafi cùng với một nhóm sĩ quan trẻ làm đảo chính. Sau cuộc đảo chính này, Vua Idris lưu vong sang Ai Cập cho tới khi ông mãn phần năm 1983. .

Trong cuộc nổi dậy vào tháng 3 năm 2011, dân Libya đã dùng cờ và hình ảnh Vua Idris để chống lại Gaddafi.

II. Tiểu Sử Gaddafi: Tên của ông Gaddafi được phiên âm từ tiếng Ảrập sang tiếng tây phương nên có nhiều kiểu viết như Moammar Gadhafi, Mu’ammar Qaddafi, Muammar Muhammad al-Gaddafi, v.v.

Gaddafi (sinh ngày 7/6/1942) chào đời ở trong một ngôi lều người bộ tộc Bendouin gần thị trấn Sirt. Sirt ở phía trung bắc nằm bên bờ Địa Trung Hải. Đây là lý do tại sao Gadaffi đi đến nước nào cũng đòi lập lều trại để nghỉ ngơi thay vì vào khách sạn sang trọng. Thưở bé, Gaddafi học một trường tiểu học Hồi Giáo. Sau đó, Gaddafi học tư với một người dạy kèm ở Misurata. Lớn lên Gaddafi xin vào quân đội.

Năm 1961 Gaddafi nhập ngũ và học tại Trường Quân Sự Quốc Gia ở Benghazi. Khi đó Libya vừa mới được độc lập 10 năm, hệ thống quân đội cũng còn non trẻ nên chưa chặt chẽ lắm Tại đây Gaddafi kết thân với các quân sinh khác và mớm ý thành lập Phong Trào Sĩ Quan Tự Do (Free Officers Movement). Năm 1966, Gaddafi cùng với đa số những người bạn sau này làm đảo chánh ra trường với cấp bậc Thiếu Úy. Sau khi ra trường, Gaddafi được cử đi tu nghiệp ở Hy Lạp và Anh, sau đó ông trở về nước nhận nhiệm sở với chức vụ Đại Úy.

Ngày 1/9/1969, Vua Idris đi Thổ Nhĩ Kỳ trị bệnh, Gaddafi họp với các bạn cùng khóa thành lập Hội Đồng Cách Mạng Sĩ Quan Quân Đội (Revolutionary Army Officers Committee) làm đảo chánh. Cuộc đảo chánh không gặp sự phản kháng nên Gaddafi thành công cách dễ dàng. Gaddafi chọn lá cờ màu xanh lá cây, không có hình vẻ hoặc màu nào nữa, làm quốc kỳ.

Lúc biến cố xảy ra, ông David Stirling người Scotland, một đại tư bản của Anh có nhiều liên hệ với hệ thống tình báo nước này, đã gặp gỡ thân tộc của Vua Idris và có kế hoạch đưa Vua Idris về lại nắm quyền. Sở Tình Báo của Anh đến gặp ông David Stirling và nói rằng chớ vọng động vì CIA của Hoa Kỳ cho rằng Gaddafi không phải là người theo chủ nghĩa Marxist và là một sĩ quan trẻ có triển vọng sẽ ngã theo phía Hoa Kỳ. Vì lời can ngăn này nên ông David Stirling đã không tiến hành theo kế hoạch. Nhận định trên của CIA và Sở Tình Báo Anh cho thấy họ đã hoàn toàn sai lầm về con người của Gaddafi.

Sau cuộc đổi đời kẻ thắng cuộc thường tự phong cho mình những chức tước lớn nhưng Gaddafi chỉ tự phong từ Đại Uý lên làm Đại Tá (vĩnh viễn) chớ không phải cấp Tướng vì ông cho rằng chức vụ không quan trọng mà là “sự phục vụ.” Nghe thì rất hay nhưng trong thực tế không phải vậy. Gaddafi cho xử khiếm diện Vua Idris và tháng 11 năm 1971, Tòa Án Nhân Dân Libya ra bản án tử hình Vua Idris dầu rằng ông đang lưu vong ở Cairo nước Ai Cập. Sau khi xử tửhình khiếm diện Vua Idris, Gaddafi mở chiến dịch khủng bố và thủ tiêu hàng loạt các đối thủ hoặc những ai mà Gaddafi cho rằng nguy hiểm đến ngai quyền lực của ông.

Tài nguyên của Libya nhất là các mỏ dầu không còn là của dân nữa mà là của riêng Gaddafi và phe nhóm. Theo ước lượng thì tài sản hiện nay của Gaddafi là cả trăm tỷ Mỹ Kim. Gaddafi đã đầu tư mua cổ phần của các đại công ty Fiat hãng chế xe của Ý, Công Ty Dầu Eni của Ý, Ngân Hàng Finmeccania của Ý, đội football Juventus của Ý, và nhiều cổ phần của các đại công ty nước Anh, Mỹ, Pháp, v.v.

Càng ngày Gaddafi càng nghiêng về Liên Sô và các lãnh tụ Cộng Sản. Từ năm 1972, Gaddafi thành lập Liên Minh Hồi Giáo để đối đầu với Thiên Chúa Giáo và nhất là Hoa Kỳ. Nhưng vì Gaddafi chỉ muốn là lãnh tụ tối cao nên Liên Minh Hồi Giáo này không được hưởng ứng.

Năm 1973, nhân sinh nhật của ông, ông cho xuất bản Diễn Văn Năm Điểm (Five Point Address) để trình bày đường lối chính trị cho toàn quốc: 1. Tạm ngưng thi hành tất cả luật Sharia trước đây; 2, Thanh trừng những phần tử chính trị bệnh hoạn; 3. Thành lập quân đội nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng; 4. Cách mạng hóa cơ chế điều hành đất nước; 5. Cách mạng hóa văn hóa và xã hội. Tất cả các trường học lớn nhỏ và các cơ phận của chính phủ đều buộc phải học 5 điểm này. Libya bắt đầu bước vào giai đoạn khủng bố giống y như thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông bên Trung Quốc. Thật ra Gaddafi bắt chước tư tưởng và hành động của Mao đến nỗi năm 1975, Gaddafi xuất bản Tập Sách Xanh Lá Cây (The Green Book) như một ý thức hệ chính trị rập khuôn theo cuốn Hồng Thư (The Red Little Book) của Mao.

Vì sợ có người ám sát nên Gaddafi tuyển chọn đội quân cận vệ gồm 40 trinh nữ. Hàng năm, đích thân Gaddafi tuyển chọn các cô trinh nữ tuyệt đẹp và cho họ đi huấn luyện. Sau khi tinh thục các ngón nghề bảo vệ và tình báo, Gaddafi thử thách lòng trung thành của họ một thời gian. Khi biết chắc cô nào có sự trung thành, biết gốc gác gia đình cô đó để “nắm tẩy” không cho trở chứng lật lọng thì Gaddafi mới sung vào đội cận vệ. Nhờ đội ngũ cận vệ này mà Gaddafi đã thoát chết nhiều lần. Tháng 2 năm 1996, tình báo Anh tổ chức cuộc ám sát Gaddafi trên đường lộ ở Thành Phố Sirt nhưng đã bị khám phá và đội cận vệ đã giúp cho Gaddafi thoát khỏi lưỡi gươm của tử thần.

Tháng 10 năm 1981, Tổng Thống Anwar Sadat của Ai Cập bị ám sát. Gaddafi hoan hô việc ám sát này và cho rằng Allah phạt Sadat vì đã liên minh với Hoa Kỳ! Gaddafi công khai nói về việc lập mưu ám sát Tổng Thống Hoa Kỳ lúc đó là Ronald Reagan để cho “thế giới được an bình.”

Năm 1984, Gaddafi lập kế hoạch khủng bố và tấn công vào nội địa của Hoa Kỳ nhưng mọi âm mưu đã bị phá vỡ. Ngày 5/5/1986, Gaddafi cho nổ tung Vũ Trường La Belle ở West Berlin, nơi mà các binh sĩ Hoa Kỳ thường lui tới, giết chết 2 binh sĩ Mỹ và hơn 230 người bị thương. Trả đũa lại việc làm này của Gaddafi, ngày 15/4/1986, Hoa Kỳ mở Chiến Dịch El Dorado cho máy bay oanh kích tư gia của Gaddafi ở Thủ Đô Tripoli và suýt giết được ông.

Ngày 21 tháng 12 năm 1988, chuyến bay 103 của Pan Am chở 243 hành khách và 16 phi hành đoàn bay từ Phi Trường Heathrow, London, về Phi Trường John F. Kennedy, New York bị nổ tung ở Lockerbie phía nam Scotland làm tất cả mọi người trong máy bay và thêm 16 người ở dưới đất bị thiệt mạng. Có hai người Libya dính líu đến vụ đánh bom này đó là Abdelbaset al-Megrahi và Lamin Khalifah Fhimah. Liên Hiệp Quốc yêu cầu Gaddafi trao hai nghi can này ra để Tòa Án Hình Sự Quốc Tế xét xử nhưng Gaddafi không chịu. Gần 11 năm sau, Liên Hiệp Quốc thỏa thuận với Gaddafi nếu trao hai nghi can này ra thì sẽ nới lỏng việc bãi vận và các trừng phạt khác. Gaddafi chấp thuận điều kiện này. Ngày 3 tháng 5 năm 2000, Tòa kết án Abdelbaset al-Megrahi chung thân nhưng cho rằng Fhimah vô tội. Tháng 8 năm 2003, Gaddafi công nhận chính phủ ông có liên quan đến việc đánh bom này và hứa đền 2.7 tỷ Mỹ Kim cho 270 gia đình có thân nhân bị thiệt mạng. Gaddafi nói suông chớ không chịu thực hành. Mãi đến năm 2008, Gaddafi mới chịu đóng 1.5 tỷ Mỹ Kim vào ngân khoản đền bù thiệt hại thì Tổng Thống George W. Bush mới ký Lệnh Điều Hành 13477 (Executive Order 13477) miễn truy tố Gaddafi và chính phủ của ông cũng như các tội danh khác. Nhờ chịu chi 1.5 tỷ Mỹ Kim này nên Gaddafi được lãnh đạo thế giới nới lỏng tay. Tháng 9 năm 2008 Ngoại Trưởng Condoleeza Rice đến viếng thăm Tripoli, chuyến viếng thăm chính thức của một bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đến với nước này từ năm 1953.! Trong chuyến đi này, Ngoại Trưởng Rice phát biểu khi một quốc gia thay đổi có tính cách chiến lược thì Hoa Kỳ cũng chuẩn bị để trả lời cho hợp với tình thế.

Trước khi Bức Tường Berlin bị phá hủy và Liên Sô sụp đổ, Gaddafi tỏ ra hiếu chiến và thân thiện với Cộng Sản cũng như với những lãnh đạo cánh cực tả như Tổng Thống Idi Amin (1925-2003) của nước Uganda (Amin là một vị Tổng Thống ác độc sát hạt nhiều người và bị đảo chính năm 1978.), Jean Bedel Bokassa (1921-1996, từng đi lính cho thực dân Pháp tiến đóng ở Việt Nam và có con với một người Việt. Năm 1979 ông bị lật đổ.) của nước Trung Phi, và Mengistu Halle Mariam (1937 - bị lật đổ năm 1991, bỏ trốn sang Zimbawe, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ra trát tầm nã và sau đó kết án khiếm diện là ông đã phạm tội diệt chủng) của nước Ethiopia. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Gaddafi hiếu hòa hơn nhưng ông kết giao với Trung Cộng, Iran, và Hugo Chavez (1954 - làm Tổng Thống từ năm 1999 tới nay) nước Venezuela để chống lại Hoa Kỳ.

Năm 2003, Tổng Thống George W. Bush cho quân tiến vào Bagdad, Thủ Đô nước Iraq và bắt sống lãnh tụ độc tài Saddam Hussein. Nhận thức được nguy cơ Hoa Kỳ có thể đánh vào Libya, Gaddafi tuyên bố nước ông có nhà máy tinh lọc nguyên tử và sẵn sàng mở cửa để cho Ủy Ban Nguyên Tử Năng Quốc Tế vào thanh tra. Tuy nhiên Hoa Kỳ đánh giá Libya không có khả năng chế tạo bom hạt nhân nên đã tảng lờ. Từ năm 2003 trở đi, Gaddafi tỏ ra nhún nhường và “biết điều” với Hoa Kỳ và Tây Phương hơn, không còn dám hung hăng như trước nữa. Vì việc này nên năm 2009, Gaddafi đưọc đi New York tham dự các phiên họp của Liên Hiệp Quốc. Có một chuyện cười ra nước mắt trong chuyến đi này của Gaddafi đó là ông đòi cắm lều trại ở Central Park nhưng chính phủ Mỹ không cho. Sau đó ông xin đóng lều trại trong phần đất của nhà tỷ phú Donald Trump. Dân chúng phản đối dữ dội và chính phủ Mỹ yêu cầu phải có giấy phép mới được cư trú. Donald Trump cuối cùng phải nói với Gaddafi phải đi cắm trại ở nới khác. Gaddafi không còn cách nào hơn là phải cắm trại trong phần đất của Tòa Đại Sứ Libya ở Englewood, New Jersey. Đi đến đâu Gaddafi cũng ăn mặc màu mè mang kiếng râm cuốn khăn trùm đầu trông rất kỳ cục giống y như một anh hề trên sân khấu hơn là một chính khách lãnh đạo một quốc gia.

Cũng nhờ “biết điều” nên năm 2009, Tổng Thống Vladimir Putin nước Nga đến Libya gặp gỡ Gaddafi để bàn kế hoạch hợp tác quân sự giữa hai quốc gia.

Trước đây Gaddafi đuổi sạch mấy trăm ngàn người Ý về nước làm cho nước Ý căm giận Gaddafi lắm. Nhưng từ năm 2003, Gaddafi tỏ ra mềm dẻo hơn nên ngày 30/3/2008, Thủ Tướng Silvio Berlusconi đến Benghazi nước Libya để ký Hiệp Ước Hợp Tác Hai Bên. Theo hiệp ước này thì nước Ý sẽ đền cho Libya 5 tỷ Mỹ Kim vì Ý đã chiếm đóng quân sự tại Libya từ năm 1912 – 1943. Đổi lại, Lybia sẽ nới lỏng vấn đề di dân không làm khó dễ dân chúng Ý ở Libya cũng như không mở cửa để cho dân Libya trốn sang sinh sống lậu ở Ý và Âu Châu. [Việt Nam nên nghiên cứu đòi Pháp phải bồi thường cho dân Việt vì đã đem quân chiếm đóng Việt Nam gần thế kỷ. Việt Nam cũng phải có chiến dịch đòi Pháp trả lại danh dự cho những nhà ái quốc đấu tranh giành độc lập. Thập niên 1930s, Pháp đã in con tem có hình nhà cách mạng Nguyễn Thái Học cùng với những liệt sĩ Yên Bái hy sinh đền nợ nước là những “tên hải tặc” như một hình thức sỉ nhục lòng ái quốc của dân Việt. Chúng ta không thể làm ngơ trước những hành động này. Chẳng lẽ người Việt lại thua cả nhà độc tài khát máu Gaddafi? Các chiến hữu trong Việt Nam Quốc Dân Đảng (nhất là những vị đang sinh sống tại Pháp) phải vận động lấy lại danh dự cho các vị tiền bối để phát huy chính nghĩa của tổ chức, và đây là công việc trọng đại không thua kém gì đấu tranh giành lại Tự Do & Dân Chủ cho đất nước.]

Hình ảnh Gaddafi đang cố gắng cởi mở để thân thiện với Hoa Kỳ và Tây Phương bị tan vỡ từng mãnh khi dân chúng xuống đường năm 2011 và Gaddafi đã dùng quân đội và vũ khí tối tân sát hại những dân lành không có vũ khí trong tay. Trợ thủ đắc lực cho Gaddafi trong việc sát hại dân chúng kỳ này là cậu con cao lớn đẹp trai tên là Moatassem Billal Gaddafi (sinh năm 1977).

Theo luật Hồi thì một người đàn ông có quyền có nhiều vợ (4 vợ). Gaddafi chính thức có 2 bà vợ, một người tên là Safia Farkash (bị thất sủng rất sớm) và người kia là một cựu nữ y tá đến từ Al Bayda tên là Nee el-Brasai. Gaddafi có 8 người con với 2 bà, 7 trai một gái. Ông còn nhận thêm 2 đứa con nuôi, một gái và một trai.

Người ta đồn Gaddafi còn có nhiều tình nhân như là cô y tá Galyna Kolotnytska người Ukraina được mệnh danh là “cô tóc vàng nẩy nở” (voluptuous blonde). Kolotnytska sinh năm 1972, hành nghề y tá, có chồng là một kỹ sư điện nhưng chồng chết năm 1992. Sau khi chồng chết, Koltnytska chuyển sang làm phụ bếp. Năm 2001, Kilotnytska sang Libya hành nghề y tá, và trong một cơ duyên gặp Gaddafi. Gaddafi chọn Kolotnytska làm y tá riêng. Sau khi cuộc nổi dậy ở Libya diễn ra, ngày 27/2/2011, Kolotnytska bỏ Gaddafi về lại Ukraina. Con gái ruột của Gaddafi, Ayesha, bào chữa cho bố nói rằng Kolotnytska chỉ là một y tá chuyên nghiệp chớ bố cô không có tình ý hoặc có liên hệ tình dục với Kolotnytska.

Tám người con ruột và 2 người con nuôi của Gaddafi như sau:

1. Muhammad al Gaddafi, con của bà cả, hiện đang là Chủ Tịch Ủy Ban Thế Vận Hội Olympia của Libya. Ông còn là Chủ Tịch của Công Ty Viễn Liên Lybia và Bưu Chính Lybia.

2. Saif al-Islam Muammar al-Gaddafi (Sinh 25/6/1972): Con của bà vợ kế. Saif ra trường kỹ sư & kiến trúc sư. Năm năm 2009 ông đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế ở London. Năm 2006 ông công khai chống lại các chính sách của cha, sau đó ông ra nước ngoài mở các công ty từ thiện. Thời gian sau ông trở về Libya giúp điều đình việc nước Ý phải đền trả 5 tỷ Mỹ Kim cho Libya vì đã chiếm nước này từ năm 1912-1943.

3. Al Saadi al-Gaddafi (25/5/1973) là một người chơi thể thao chuyên nghiệp. Ông đã từng ký hợp đồng chơi banh bầu dục cho đội Balkikara F.C, đội Juventus, v.v. Bố vợ của ông là một tưóng trong quân đội dưới quyền của Gaddafi. Hiện nay Al Saadi đang điều hành cơ quan mật vụ của Libya.

4. Moatessem Billal Gaddafi (1977) là một quân nhân được Gaddafi cho đi huấn luyện cách đặc biệt ở nhiều quốc gia trong đó có cả Ai Cập. Năm 2009, Moatessem tiếp xúc với nữ Ngoại Trưởng Hilary Clinton ở Washington D.C. Đây là nhân vật cuồng sát đã giúp cha giết hại hàng loạt những thường dân không có tấc sắt trong tay trong cuộc nổi dậy vừa qua ở Libya.

5. Hannibal Muammar al-Gaddafi (1978) là một hải quân. Ông có bằng cao học đìều hành kinh tế (MBA) ở Coppenhagen nước Đan Mạch. Ông nổi tiếng nóng nảy và bạo động. Khi còn ở Âu Châu, ông đã từng đánh đập người yêu là Aline Skaf nhưng Aline Skaf xin Tòa tha cho Hannibal. Bây giờ Aline Skaf là vợ của ông. Năm 2007, Hannibal được chỉ định là người thủ lãnh các hải cảng của Libya. Năm 2008, tại một khách sạn sang ở Geneva, hai vợ chồng Hannibal hành hung mấy nhân viên của khách sạn, bị Tòa Án ở Thụy Sĩ bắt giam 2 ngày truy tố tội bạo hành. Sau khi trở về Libya, Hannibal yêu cầu cha cho trục xuất đại sứ của Thụy Sĩ, bắt giam những thương gia của Thụy Sĩ cũng như không cấp chiếu khán cho người Thụy Sĩ nữa như một hình thức trả thù lại nước này.

6. Saif Al Araba al-Gaddafi (1982) là du sinh ở Munich nước Đức. Năm 2008, Saif từng bị bắt vì tội đánh nhau trong quán nhảy. Cũng năm đó xe Ferrari mắc tiền của Saif f bị câu vì đã làm quá ồn và đậu bừa bãi.

7. Khamis al-Gaddafi (1983) từng tốt nghiệp quân sự ở Tripoli, sau đó qua bên Moscow tu nghiệp thêm về ngành quân sự. Tháng 4 năm 2010, Khamis qua Madirid nước Tây Ban Nha học thêm ngành thương mại. Tháng 3 năm 2011, nhà trường đuổi Khamis vì chế độ của Gaddafi đã tàn sát những người biểu tình không có tấc sắt trong tay. Khamis trở về Libya và được Gaddafi trao cho lãnh đạo Đội Quân Khamis để đi truy sát những người biểu tình.

8. Ayesha al-Gaddafi (1976) là ái nữ duy nhất của Gaddafi. Cô có bằng luật sư và năm 2004 tham gia luật sư đoàn để bào chữa cho Saddam Hussein, cựu lãnh đạo độc tài của Iraq. Năm 2006, cô lập gia đình với một người bà con của ông Gaddafi.

9. Hanna al-Gaddafi: Thế giới không biết nhiều về cô này. Gaddafi tuyên bố Hanna bị chết trong một cuộc bỏ bom của Hoa Kỳ vào năm 1986.

10. Milad Abuztaia al-Gaddafi: Là cháu ruột của Gaddafi đã từng cứu sống ông trong cuộc oanh kích của Hoa Kỳ vào năm 1986.

Ngoài những người ruột thịt trong gia đình ra mà Gaddafi tín cẩn trao cho những chức vụ quan trọng, ông còn trọng dụng luôn chồng của em vợ là ông Abdullah Senussi ở chức vụ trùm mật vụ.

III. Chính Phủ Lâm Thời Cho Lybia: Có nhiều tổ chức chống đối Gaddafi nhưng có hai tố chức lớn mạnh nhất đó chính là National Front of the Libyan Opposition (đa số là người trẻ chuyên dùng mạng lưới) và National Front For the Salvation of Libya (gồm những người trung niên có kinh nghiệm quân sự, chính trị và ngoại giao do ông Ibrahim Adulaziz Sahad lãnh đạo). Nhóm chống đối chiếm được một nửa nước ở phía đông trong đó có thành phố Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libya sau Thủ Đô Tripoli. Vì Gaddafi dùng máy bay tác chiến để tấn công phe chống đối nên ngày 17/3, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biểu quyết vùng cấm bay trên không phận Libya. Lãnh đạo của các cường quốc đều lên án hành vi tàn ác của Gaddafi và tuyên bố sẽ trừng trị y một cách thích đáng. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế nhận hồ sơ truy tố Gaddafi về tội tàn sát thường dân không có vũ khí. Hoa Kỳ ngấm ngầm ủng hộ vũ khí và tài chánh cho các nhóm chống đối để sớm kết thúc chiến cuộc tại Libya.

Ngày 27/2/2011, Hội Đồng Quốc Gia do các nhóm chống đối thành lập ở Bengazhi bầu chọn ông Mustafa Mohammed Abud Al Jeleil thành lập Chính Phủ Lâm Thời. Ông Mustafa Al Jeleil (sinh năm 1952) là Bộ Trưởng Bộ Công Lý (Justice Minister) dưới quyền Gaddafi nhưng khi Cách Mạng Hoa Lài nổ ra, ông bỏ Gaddafi và đứng về phía quần chúng. Lãnh tụ Ibrahim Adulazig Sahad của National Front For The Salvation of Libya không có trong Chính Phủ Lâm Thời nhưng trên nguyên tắc ông “chúc lành” cho chuyện này (cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe nhóm chống Gaddafi đã có mầm móng và sau khi Gaddafi bị lật đổ thì sẽ có cuộc đấu trường mới để tranh giành ảnh hưởng).

Lời Kết: Các chuyên viên kinh tế đánh giá trận động đất và sóng thần vừa qua làm cho nước Nhật có thể phải mất cả 5 cho đến 10 năm mới trở lại bình thường. Lo ngại các lò nguyên tử có thể bị phát nổ, đồng tiền Yen của Nhật bị mất giá nhanh chóng. Để giúp cho Nhật thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chánh, G7, tức là 7 cường quốc, đã cùng với Ngân Hàng Thế Giới khẩn cấp cho Nhật vay 230 tỷ Mỹ Kim, nhờ đó đồng tiền Yen đã dần dần ổn định. Nỗ lực của thế giới giúp cho Nhật vượt qua sự khó khăn không bằng chính lòng ái quốc và tinh thần hy sinh kiên cường của người Nhật. Anh Hà Minh Thành, một cảnh sát Nhật gốc Việt gởi thư trên mạng kể câu chuyện thật cảm phục của một bé trai Nhật 9 tuổi trong vụ động đất vừa qua như sau:

“Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không, thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.

Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn… Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.

Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: ‘Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói.’

Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: ‘Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.’

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.”

Đó là giải pháp của Nhật trước thiên tai. Giải pháp của Libya trước việc làm tàn ác của Gaddafi như thế nào? Họ đã đứng dậy cách anh dũng để đòi quyền làm người của họ. Gia đình Gaddafi và phe nhóm phản công dữ dội với hy vọng sẽ chận được bước tiến chính nghĩa của Cách Mạng Hoa Lài nhưng ai cũng dự đoán Gaddafi sẽ thất bại. Cả gia tộc Gaddafi đang ở trong tình trạng như bầy chó ở chân tường đang hung hăng sủa cắn càn. Số phận của họ đã được thấy trước, họ sẽ bị tàn lụi hoặc bị chết thê thảm do những người nổi dậy hoặc một bản án được trao xuống bởi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Đây cũng chính là bài học cho những nhà độc tài trông đó mà sớm trả lại quyền tự quyết cho dân tộc thì mới mong tránh thoát được số kiếp thê thảm như vậy./.

Houston ngày 21/3/2011

-------------oo0oo--------------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom