tittle


top


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------


Tin từ VN: 22 trí thức, cán bộ cao cấp CSVN đã thấy được vấn đề tại sao phải dẹp Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Một số thấy cần phải Đổi Mới để tồn tại, đại đa số thấy chán ngấy chế độ CS.

Nghe và xem 18 cái video rất chân thật trong góp ý với Đaị Hội 11 đảng CSVN. Tin vui cuối năm, Chính Nghĩa Quốc Gia luôn sáng ngời.

Long Điền 31.12.2010

Vietleaks

Tin tức này chuyển càng nhiều vào trong nước nhất là giới trẽ đọc và nghe hiễu thêm về cái gọi là Định Hướng Xả Hội Chủ Nghĩa mà đả làm cho biết bao nhiêu người bị lầm đường lạc bước và củng cái Định Hướng XHCN ấy đả gây bao đau thương tang tóc cho Dân Tộc Việt Nam đến tận giây phút này và hiện nay có nguy cơ mất luôn cả Quê Hương Đất Nước.

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/3016-T%E1%BA%A1i-sao-CSVN-c%E1%BA%A5m-%C4%91%C4%83ng-tin-cu%E1%BB%99c-h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-c%E1%BB%A7a-22-tr%C3%AD-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BA%A3ng-vi%C3%AAn-cao-c%E1%BA%A5p-g%C3%B3p-%C3%BD-%C4%90%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%90%E1%BA%A3ng-XI

Biên bản cuộc hội thảo của 22 trí thức và đảng viên cao cấp

- Họ đã nói gì mà chế độ sợ hãi cấm phổ biến?

Tài liệu của VietLeaks

Total length: 3 hours, 26 minutes

Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11, do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Khoa học - Đầu tư tổ chức. Với sự tham dự của nhiều trí thức, đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Những người phát biểu:

VC Ban Nuoc

Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11, Do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Khoa học - Đầu tư tổ chức. Với sự tham dự của nhiều trí thức, đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Phần 1: GS Trần Phương (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN):

http://www.youtube.com/watch?v=zxXok6WHprg&feature=&p=7E66A65D03E13D00&index=0&playnext=1

Thưa các đồng chí, cứ 5 năm một lần thì cái nước này, cái Đảng này có một cái đợt sinh hoạt lý luận chính trị rất là rộng lớn. Nhưng mà thực tình ra đó khi mà triệu tập cái cuộc hội nghị này thì chúng tôi cũng không biết … bao nhiêu cho vừa bởi vì toàn những các vị mà gọi là nói mấy câu phi lộ là mất vài tiếng rồi, thế thì làm thế nào đây? Và cho đến nay thì trung ương hội nhận được mười ba bài phát biểu rồi mà tôi có đọc một số bài mà có người bảo là ông mà có đọc 1 bài lớn thì mất 1 tiếng thì còn không biết ông nói bao nhiêu nữa đây? Cho nên là như một câu hỏi đặt ra để trưng cầu ý các đồng chí là ta làm thảo luận kiểu nào ?

Tôi xin gợi ý thế này: thực ra những cái văn kiện của Đại hội thì họ cũng đã triệu tập biết bao nhiêu cái ông mà tài viết văn rồi …(nghe không rõ) lắm rồi cho nên là họ cũng chẳng phải hớ gì lắm đâu, họ đã biết về cái … đủ rồi. Tôi nói như thế là bởi vì tôi cũng được vài lần trưng cầu vào cái đội …(nghe không rõ) để viết những cái hoàn thiện này thì đúng là vất vả lắm. Thế thì bây giờ chúng ta góp cái gì vào đây, đó là vấn đề. Tôi đề nghị một cách như thế này này, để mọi người có thể góp được thì đề nghị nói ngắn thôi, nói cái ý rằng tôi muốn bổ sung điều này, tôi muốn sửa điều kia thì tốt nhất chứ còn nếu là như những cái bài mà các anh gửi cho chúng tôi đó thì anh viết đủ cả, trích dẫn đủ cả. Thế thì nói thế thì ai nói được bao nhiêu điều mà chúng ta đó thì không thể nào mà họp quá hai ngày được. Chúng tôi đã tranh luận rồi, tôi sợ là đến ngày thứ hai có nhiều vị không đến nữa đâu (có tiếng rì rầm trao đổi). Tôi hỏi các anh đâu có phải dễ dù là dù là các anh đã nghỉ rồi, một cuộc họp còn bao nhiêu việc nữa chứ.

Cho nên, tôi đề nghị là thôi thì ta họp tối đa 2 ngày và để dành cho nhau nói và để nghe nhau. Tôi đề nghị là mỗi vị nói độ mươi mười lăm hai mươi phút (có tiếng bàn tán xôn xao), có được không? (có tiếng xì xầm bàn tán 10 phút tối đa là 20 phút thôi). Vâng thì thôi tôi nói như thế là để tôn trọng các vị chứ còn các vị tự giác thôi bởi vì các vị nói dài quá thì người khác người ta hết thì giờ nói, có phải không ạ? Mà nếu nói dài quá thì người ta cũng hơi khó nghe để viết bởi vì … (nghe không rõ) lý luận hàng tràng giang đại hải cả đấy, thế nếu bây giờ các vị nói nhiều quá thì người khác ít nói, thì giờ thì có hạn thôi. Tôi đề nghị cái cách như thế thôi thì tùy liệu chúng ta tự điều chỉnh dần dần, có phải không ạ? Duy nhất có một cái ý kiến là thế này này, những văn kiện này họ đã viết kỹ lắm rồi. Bây giờ ông thêm cái gì, ông sửa cái gì thì ông nên nói. Nói ra ngay rồi còn thực ra nói ngắn mọi người đều hiểu cả chứ không phải không đâu. Tôi nói ví dụ nó ông bảo là cái câu này sai cái điều ông Marx ông nói, người ta biết rồi, người ta đọc Marx rồi, thế thì nói ngắn là vì thế, có được không ạ? (có tiếng “được ạ”).

Các đồng chí đồng ý nhé! (vỗ tay). Thế bây giờ thì, khi mà các vị phát biểu ý kiến không biết là tôi thì là muốn có mấy anh ở miền Nam ra thì tôi rất là kính trọng thì không biết là khi nhường các đồng chí ở miền Nam ra nói trước, có phải không ạ? (có tiếng lao xao). Bởi vì anh ở miền Nam ra thì thế nào anh cũng không ngồi với chúng tôi 2 ngày đâu. Ông đến đây 1 buổi rồi thì các ông lại lỉnh đi đâu đó bởi vì có nhiều việc nữa cơ mà. Cho nên tôi đề nghị là mấy anh em miền Nam nói trước (có tiếng nói xen: cho anh Đào Công Tiến đi). Trần Đình Bút có không? (“ông Bút chưa ra”). Rồi rồi… (có tiếng bàn tán). Thôi nói chung là ông nào ở miền Nam thì xin mời nói trước, cho ông ưu tiên thế còn miền Bắc ngồi chịu khó chờ vậy, nào ông Tiến ra ngồi đây cho nó có máy đàng hoàng.

PGS. Đào Công Tiến (cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ):

Kính thưa các đồng chí, tôi có chuẩn bị phát biểu gồm 2 mảng: một là vẫn còn băn khoăn những vấn đề lớn của cương lĩnh thì tôi sẽ nói cái đó có 3 điểm băn khoăn, 3 vấn đề lớn còn băn khoăn. Cái thứ hai là bốn điểm về chiến lược nhưng chắc có lẽ thời gian không có nhiều nên tôi chỉ nói ý một thôi tức là cải cách thể chế để tạo sự đột phá cho những đột phá chiến lược.

Và xin thưa về cương lĩnh trước, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn vì học thuyết Mác Lênin cho đến nay cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng, có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc học thuyết Mác Lê – nin, là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động mà phải coi rằng quanh cái đúng cái hợp lý của học thuyết Mác Lê nin còn có tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có cái đúng cái hợp lý của những học thuyết khác. Và tất cả những cái đó nó là nền tảng tư tưởng, nền tảng lý thuyết của cái tiến trình cách mạng Việt Nam tiếp theo.

Đó là vấn đề thứ nhứt. Vấn đề thứ hai, CNXH và định hướng XHCN được dùng ở những chỗ quan trọng nhứt và có thể ghép với đâu cũng được hết, nó trở thành một cái sự lố bịch. Thế thì ta cư xử với cái vấn đề lớn này sao đây? Tôi cho rằng phải có cái nhận thức lại CNXH và định hướng XHCN một cách đích thực hơn. Theo tôi, cho đến CNXH mà chúng ta coi theo nhận thức theo kiểu chính thống thì phân tích nó ra thì nó có 2 cái nội dung ở hai cái phần tiếp cận, hai cách tiếp cận khác nhau. Xã hội XHCN với cái tư tưởng nhân văn, cái tư tưởng phát triển văn minh hiện đại nhân văn của nó và cái điều này chúng ta không phủ nhận cái tấm lòng tốt của những nhà sáng lập ra CNXH. Và ở Việt Nam ta có có sự đồng thuận rất cao là bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn thống nhất lãnh thổ và dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, xã hội dân chủ công bằng văn minh thì cái đó cái mục tiêu đó là mục tiêu phát triển và mục tiêu tốt đẹp. Và xã hội XHCN là một xã hội mà nó có thể đáp ứng được cái lòng mong mỏi của loài người tiến bộ so với những hình thái xã hội mà họ đã qua và họ đang sống với nó. Thì cái đó nếu coi là XHCN thì chúng ta giữ và định hướng là định hướng cái đó, định hướng dân giàu nước mạnh nhưng phải dân chủ văn minh, định hướng cái bảo toàn độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà làm được như vậy là chúng ta sẽ có một cái xã hội tốt đẹp. Nếu coi đó, cái tốt đẹp đó là XHCN thì tôi thấy cũng có thể chấp nhận được.

Nhưng xin thưa, nhiều nước trên thế giới họ không tự xưng XHCN nhưng họ làm điều đó tốt hơn ta hiện nay. Thì thôi, mặc dầu có những cái chuyện như vậy nhưng mà tôi cho rằng cũng có thể coi cái XHCN, định hướng XHCN ở cái phía mục tiêu đó là trúng. Còn CNXH và xã hội XHCN với tư cách là một mô thức tổ chức xã hội mà nó gắn liền với 3 cái đặc trưng rất cơ bản.

Đặc trưng thứ nhứt là Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện tuyệt đối và cái quyền lãnh đạo đó trên thực tế nó đã biến thành cái siêu quyền lực, đảng trị, sùng bái cá nhân và nó diễn ra khá là rõ nét ở Liên Xô thời Stalin và ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Và xin thưa Việt Nam có, nó không đến cái mức đó nhưng cũng có cái cách hành xử theo kiểu đảng trị và sùng bái cá nhân, có khi không phải sùng bái một người mà một ít, một nhóm người.

Đặc trưng thứ hai là tổ chức xã hội theo kiểu giai cấp đấu tranh giai cấp, phân chia xã hội ra thành như vậy, thực hiện chuyên chính vô sản, lấy vô sản.. (không nghe rõ) dân tộc phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc thì, và hiện nay ngay cả nước như ở Trung Quốc nhiều học giả người ta nói rằng không cần không còn nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp nữa. Thế tổ chức xã hội theo cái kiểu đó XHCN phải có giai cấp, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Ai mà đụng đến vấn đề này thì coi mất lập trường giai cấp.

Và cái đặc trưng thứ ba là đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và phát triển. Thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền. Đó là vấn đề thứ hai. Và như vậy tôi không bài bác CNXH, (…) tuyệt đối hóa, cứ khư khư hiểu XHCN theo cái kiểu đó mà cuộc sống là loại bỏ rồi mà chúng ta giữ khư khư mãi và chính chúng ta quay lưng lại với cuộc sống. Đó là vấn đề cái đặc trưng thứ hai và cũng là cái vấn đề lớn thứ hai, CNXH và định hướng XHCN. Cái vấn đề thứ ba xung quanh vấn đề nhân quyền, pháp quyền và quyền lãnh đạo của đảng. Trong xã hội hiện đại thì không quyền nào hơn là dân quyền và pháp quyền. Và dân quyền được nổi lên ở chỗ cái quyền của người dân và sự tự do cho người dân thực thi cái quyền đó và cái quyền của từng người dân không phá vỡ cái định hướng chiến lược chung, cái mục tiêu tối thượng chung mà cái mục tiêu định hướng đó đã được thể chế hóa bằng luật pháp tức là dân chủ và thượng tôn pháp luật.

Nhưng trên thực tế các nước XHCN trong thời gian qua và kể cả những nước láng giềng có chế độ sụp đổ rồi và những nước còn đang như chúng ta Trung Quốc v.v… thì cái hiện hữu siêu quyền lực đó đang làm phá vỡ dân quyền, phá vỡ dân chủ xã hội mà ngay cả dân chủ trong đảng nữa. Cho nên tôi nói nếu còn … Đảng còn nắm vai trò lãnh đạo đó thì không phải lãnh đạo bằng cái quyền lực đó mà phải trở về bằng cái quyền lực này, quyền lực này rất là thuyết phục được ai, ai thuyết phục bởi cái đó thì người ta theo. Đảng là phải bỏ cái hiện chủ quyền lực đặc trưng dân quyền và pháp quyền đi để khôi phục lại cái dân chủ xã hội. Có thể lấy cái thực tiễn của Liên Xô và Trung Quốc nói về việc này thì có nhiều vấn đề thuyết phục lắm, các đồng chí khi nào có thời gian xin phép các đồng chí lúc đó tôi gởi bài ra thì tôi nghĩ rằng cái bài phát biểu đó có gì thì in phát chứ hôm nay tôi không thấy.

Điều đặc biệt đó xung quanh 3 vấn đề lớn của cương lĩnh, tôi cho 3 vấn đề chưa ổn mà nếu nói cho nó nhẹ nhàng chút còn băn khoăn. Còn về chiến lược tôi có bốn ý kiến: đồng ý phát triển nhanh và bền vững nhưng cái bền vững phải nói cho rõ hơn. Cái đó là ý thứ nhứt. Cái thứ hai cũng đồng ý đặt vấn đề con người là chủ thể và chiến lược phải là chiến lược do người và vì con người. Nhưng để làm được việc đó có ba vấn đề đụng đến vấn đề con người, con người phải gắn liền với khối đại đoàn kết dân tộc chứ không phải con người trong cái việc là đố kị chia rẽ, đố kị với nhau thì cái ảnh hưởng của giai cấp, đấu tranh giai cấp và cái thứ hai tôi cho rằng con người đã đến cái mức phải đặt vấn đề giải phóng con người và ở khía cạnh con người phải tự giải phóng. Giải phóng ra khỏi nghèo, đói, thất học, bệnh tật. Giải phóng ra khỏi cái sự áp bức nô lệ của những cái giáo điều, những cái thiên văn địa nghĩa gì đó. Không biết nói về cái khía cạnh này có bao giờ mà con người Việt Nam của chúng ta cần phải giải phóng ra khỏi sự tột cùng này hơn bao giờ không?

Và vấn đề thứ ba đối với con người tôi cho rằng chính sách, đường lối chính sách nhiều năm chúng ta chưa thực hiện khoan sức dân. Ba mươi năm chiến tranh đã vắt kiệt sức dân ta, sau 75′ tưởng đâu chúng ta tiến hành cái khôi phục và phát triển kinh tế theo tinh thần khoan sức dân nhưng điều đó không diễn ra vì chúng ta chọn lựa những giải pháp không đúng và trong cái đổi mới chúng ta có tiến một cái bước xa hơn tưởng chừng rằng nó gần lại với khoan sức dân nhưng vì chúng ta chọn cái giải pháp thắt lưng buộc bụng để tăng trưởng cho nên hiện hữu thiếu cái khoan sức dân trong cách hành xử của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dầu nói trên giấy tờ thì nói không còn từ ngữ nào hay hơn để nói về việc này nhưng trên thực tế thì nó bị chối bỏ bởi những qui định này, qui định kia và đặc biệt trên thực thi trên cái cuộc sống thực tế. Cho nên, cái chiến lược 2010, 2011 và 2020 phải khác hơn những chiến lược khác ở chỗ là chiến lược trên tinh thần khoan sức dân.

Ý thứ tư trong chiến lược phát triển là TPHCM thì nói có sáu cái đột phá còn cái chiến lược của chúng ta hiện nay nó có ba cái đột phá mà tôi theo dõi một số cái Đại hội địa phương, họ nói bây giờ họ đột phá dữ lắm. Thấy Trung ương nói, dưới nói, chỗ này nói, chỗ kia nói đột phá đột phá nhưng xin thưa tách bạch ra mà nói thì nó chỉ là những cái chương trình mục tiêu mà phải tính toán kỹ 5 năm thì mục tiêu cho cái hướng đó ra sao. Năm năm tới cái chương trình mục tiêu ra sao, còn để thực thi những cái chương trình mục tiêu đó phải có giải pháp, đặc biệt là những giải pháp tạo ra sự đột phá. Theo tôi, có một giải pháp đột phá mà chúng ta mới nói mé có chút thôi, tức là hoàn thiện cái cơ chế thị trường còn cái đuôi XHCN thì ai đồng ý XHCN thì ghi … không đồng ý thì bỏ. Mới chỉ me mé cái thôi nhưng thể chế không dừng lại là chỉ thể chế kinh tế thị trường, cái điều đó cần đúng nhưng không phải chỉ có nó mà còn thể chế dân chủ và pháp quyền nữa chứ và nói chung lại là thể chế là sự cải cách chính trị. Chúng ta đổi mới tiếp tục cái chiến lược này phải thể hiện tinh thần đổi mới tiếp tục, không phải chỉ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói cái điều này. Fidel Castro Cuba gần đây đã nói cái điều mà chúng tôi mong muốn hết sức mà Việt Nam chưa có những cái kiểu nói đó. Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị và không biết rồi đây Trung Quốc sẽ chính thức hóa cái ý kiến này ở chỗ nào và mức độ nào về cái việc này. Còn Fidel Castro có nói rằng cái mô hình kinh tế mà Cu Ba theo đã lỗi thời rồi. Dạ xin thưa tôi có mấy ý kiến vừa nói ngắn gọn, không biết có dài không? Xin cám ơn các đồng chí!

 

Phần 11 - GS Trần Phương (phát biểu lần 2):

GS Trần Phương: Bây giờ còn 15 phút nữa. Tôi xin phép nói một đôi ý thôi chứ tôi chưa nói hết ý của tôi đâu. Tôi rất đồng ý với nhiều ý kiến nhưng mà tôi muốn nói thêm là hiện nay người Việt Nam chúng ta thích nói một cách, làm một cách. Thế tôi hỏi ông là bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây nhỉ? Thế ông không nói chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu? Cái chuyện đó xa xôi, với các nhà ảo thuật thôi. Có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì mà ông nói là nền tảng của ông?
Chúng ta đã trải qua 70 năm, người Việt Nam thì 20 năm, ông xây dựng CNXH theo nguyên tắc mà ông Mác đưa ra. Là gì? Chuyên chính vô sản về mặt chính quyền. Thứ hai về mặt kinh tế thì lấy chế độ công hữu làm nền tảng đấy. Thu hẹp và xóa dần cái kinh tế tư nhân và thị trường tự do, rồi phân phối theo lao động v.v… Nhưng mà bây giờ ông xem lại tất cả những nguyên tắc đó ông có làm không? Tôi nghĩ ông từ chối rồi còn gì nữa. Có phải không? Khi các ông đổi mới … à … người Việt Nam thì giỏi cái chỗ rằng là ông dùng danh từ để ông lẩn trốn. Ông nói là ông “đổi mới” nhưng thực ra ông “thụt lùi”.

Tôi có lần viết cho lời nói đầu một bài viết của anh Đặng Phong về tư duy kinh tế. Tôi nói đổi mới thực chất là ông lùi lại. Ông tiến lên chế độ công hữu như bây giờ đó thì ông phải lùi lại rồi. Ông từ chối cái kinh tế tư nhân nhưng ông phải thừa nhận cái kinh tế tư nhân, thừa nhận kinh tế năm thành phần, nhiều thành phần, thậm chí thừa nhận cả chủ nghĩa tư bản. Thế là ông thụt lùi chứ. Tôi không gọi là thụt lùi mà là bởi vì cái thời kỳ mà ông xây dựng CNXH từ năm 60 cho đến năm 80 là ông theo cái tư tưởng tả khuynh. Ông theo một cái tư tưởng giáo điều, mà cái điều này tôi nói là ông Mác sai. Ông Mác sai dự kiến là CNXH, với những đặc trưng đó, là dự kiến của ông Mác là sai. Ông Mác có nhiều cái dự kiến phải nói là thiên tài, nhưng riêng dự kiến là những đặc trưng của CNXH là ông Mác sai. Nhưng mà chúng ta không thừa nhận rằng ông ý sai. Chúng ta cứ làm giả vờ như là ta vẫn theo ông Mác. Thì xin lỗi, ông giả vờ ông Mác thì ông đã thay đổi hành động của ông rồi.

Cho nên cái đổi mới của ông nó thực chất là ông lùi lại chứ không phải là ông tiến lên. Lùi lại chế độ sở hữu tư nhân. Ngay cả chế động công hữu ông cũng phải cổ phần hóa bớt đi. Vì công hữu đó, ông có hiệu quả đâu. Trừ mấy thằng to tổ bố thì không ai làm nổi. Dầu khí này, điện lực này v.v… thế còn nói chung một loạt các cái công hữu của ông đó là nó làm bố láo, nó tiêu tốn đất đai và vốn của nhà nước rất nhiều. Nhưng mà ông cứ ôm lấy nó để tưởng là CNXH. Cho nên tôi nói rằng là chúng ta đổi mới mà thực ra là lùi lại chứ không phải đổi mới. “Đổi mới” là so với những cái chúng ta đã làm sai 20 năm thì gọi là đổi mới. Ông đổi mới theo kiểu đó, theo ông là sai 20 năm rồi. Bây giờ ông đổi mới thì ông phải sửa cái sai ấy đi. Nhưng thực chất ông lùi lại (có tiếng nói xen vào rất nhỏ).Vâng, vâng, ông trở lại. Bởi vì thế này, thực ra tôi nói là Mác nói là triệt tiêu cái chế độ tư hữu, tôi nói là luận điểm của cụ là sai. Bởi vì, 70 năm Liên Xô và Đông Âu, Đông Âu thì 40 năm thôi, ông triệt tiêu cái chế độ tư hữu. Thế là nền kinh tế mất động lực, mất động lực, ông phải lùi lại, thực chất ra ông lùi lại đấy chứ. Việt Nam ta cũng phải lùi lại đấy chứ.

Cho nên tôi nói là chúng ta … đây thì không biết góp ý kiến rồi để rồi người ta như thế nào?) nhưng ý tôi thì thế này này, ông đừng tiếp tục nói như bịp người ta. Tôi nói ví dụ như bây giờ, là vì ông nói là nền tảng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin cho nên rằng tất cả các trường ông đều bắt nó dạy chủ nghĩa Mác – Lênin. Lắm lúc tôi bảo: trời đất ơi, ba cái thằng trẻ con này đó, nó học một mẩu của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nó biết cái gì. Nhưng mà cứ vẫn phải bắt buộc làm như thế. Còn bây giờ trong cái cương lĩnh này, trong cái gì này … thì ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN. Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất rồi đây. Tôi hỏi ông CNXH bây giờ là cái gì? Tôi đố ông trả lời được đấy. Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị. Còn ông, thu hẹp cái sở hãu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân, rồi thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi. Thế bây giờ cái CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây? Có nhiều người bảo rằng thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu là gì … “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh”, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông. Đấy không phải CNXH! Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na uy chưa? Nó không xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn mình thì tất nhiên là hơn ông rồi. Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng! Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông.

Đại hội X, tôi đã nói trước cái Bộ chính trị trước khi các anh đưa … bởi vì thế này này: tôi được cái ưu điểm là người ta mời mình vì mình là một thằng lão thành, lâu năm quá rồi mà chưa chết cho nên người ta cũng mời mình phát biểu. Nhưng tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là nó là cái gì? Cũng không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây đó, là ông cũng không trả lời được. Có phải không ạ? Ông nói về định hướng XHCN thì định hướng của ông là cái gì đây? Ông nói tôi nghe. Ông bảo là xóa đói giảm nghèo. Xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên hợp quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó. Thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.

Cho nên tôi cảm thấy là … viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là “nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin”, lúc nào cũng là “định hướng XHCN” rồi “xây dựng CNXH” và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là “chúng ta đang quá độ lên CNXH”.

Năm 1991, khi bước vào Đại hội VII, ông Phạm Văn Đồng, và ông Đỗ Mười lúc đó làm Tổng bí thư ông mời tôi lên ông hỏi ý anh bây giờ chúng ta sắp vào Đại hội VII, chiến lược bây giờ ý anh thế nào? Tôi nói thẳng với các anh ý một câu, chỉ có ba người thôi, ông Phạm Văn Đồng, tôi và ông Đỗ Mười. Tôi nói là: “Theo tôi thì hết thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, còn bây giờ thì chưa”. Tôi nói hết thế kỷ 21 đấy. Và tôi chứng minh bằng cách là tất cả các dự đoán mà các nhà toán học giúp tôi làm trong đó có cả anh Quang Thái đây. Tôi nói là hết thế kỷ 21, chúng ta mới đạt đến cái mức thu nhập quốc dân đầu người là mười ngàn đô la hoặc mười lăm ngàn đô la. Mà các anh biết rồi đó, Liên Xô khi bị sụp đổ là suýt soát mười ngàn đô la, tính theo thu nhập quốc dân Việt Nam mới có bảy nghìn thôi. Nhưng thực ra nếu tính theo GDP thì cao hơn. Thế thì cuối thế kỷ 21, chúng ta mới đạt được cái mức mà người ta đã đạt rồi, người ta từ chối CNXH. Tôi nói thật là năm 90, Liên Xô từ chối CNXH đấy chứ.

Thực ra CNXH mà mình theo đuổi 70 năm là thất bại rồi, bởi vì … con đường khác. Chúng ta và người Việt Nam chúng ta có thừa nhận không? Tôi nói chúng ta phải thừa nhận, đặc biệt là những nhà lý luận. Ông phải trung thực với chính ông. Tôi nói là khi chúng ta đổi mới là chúng ta gì, là chúng ta lùi lại. Lùi lại chế độ tư hữu, lùi lại nền kinh tế thị trường, từ bỏ cái mô hình CNXH mà do Mác phác thảo ra. Tôi không xét ông Mác đâu, bởi vì ông Mác đấy là phác thảo thôi, ông ấy dự báo thôi. Ông dự báo ở chế độ tương lai chứ không thể trách ông ý được. Ai bảo chúng ta những người cộng sản sau này, chúng ta lại coi cái dự báo của ông Mác là nguyên lý. A!? Nguyên lý thì là bất di bất dịch và hình như trở thành cái kinh thánh. Đó là tại những người cộng sản sau này chứ không phải là tại ông Mác. Ông Mác nói là dự báo của tôi cơ mà. Mà dự báo thì đương nhiên cái người dự báo có thể đúng, có thể sai. Cho nên tôi nói rằng cái cách viết của chúng ta đó, lúc nào là nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, lúc nào CNXH. Rồi hôm phát biểu với bộ chính trị, tôi nói là đề nghị các anh không nên nói là kinh tế nhà nước là chủ đạo, không thể nói là chủ đạo được. Nhiều nhất thì nói là nòng cốt thôi. Chủ đạo là thế nào? Chủ đạo thì tức là ông phải chi phối chứ. Ông làm sao mà chi phối được. Tôi nói tôi đố ông bây giờ chi phối đó. Cho nên ông nói một đằng, ông làm một nẻo. Tôi thì tôi chỉ chê như thế thôi.

Đặc biệt là cái thời kỳ mà đang viết cái này đó thì ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu viết hai bài, tôi phải mất cả ngày để đọc vì ông viết dài quá. Nhưng mà cũng là tư tưởng quốc doanh là chủ đạo. Tôi bảo là mấy cái ông tướng này cũ kỹ quá đi. Nhắm mắt trước thực tế. Tôi nói hẳn ở chỗ với Bộ chính trị là không nên nói là chủ đạo. Anh nói thế là sai với thực tế chứ không phải quan điểm gì cả. Thực tế không phải là kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tôi nói ngay như là ví dụ Vietcombank này, một lô cái nhà băng của ông đó, ông đã nắm cái chi phối rồi. Thế bây giờ ông đem cổ phần hóa, rồi bây giờ ông đem hô hào là bây giờ hạ lãi suất nữa. chứ không người ta không thích nổi. Cho nên là cái cậu có mấy “quả đấm thép” á, tại sao cậu không hạ nó xuống trước?

Cái nhà nước của ông là có mấy cái ngân hàng to tổ bố, gần như toàn bộ vốn của cái đất nước này ông nhét vào đấy rồi. Thế ông không hạ nó xuống thì ông hạ đi. Ai bảo ông thương mại hóa nó rồi không hạ nổi. Thế thì tôi hỏi ông, vậy ông sử dụng cái quả đấm thép của ông để làm gì đây? Có phải quả đấm đây đâu, ông nói một đằng ông làm một nẻo. Tôi nói là nếu mà tôi có quả đấm thép đó thì tôi duyệt (?) công văn, các cậu chỉ bắt các doanh nghiệp nhận lãi 12% thôi chứ không phải 14% với 16%, có được không? Sao lại không được. Nhưng mà không phải. Ông đâu … đấy không phải quả đấm thép của ông đâu. Cho nên tôi nói là chúng ta nên từ bỏ cái lối mà nói một đằng, làm một nẻo. Nếu nói rộng ra một tí là ông bịp những người không hiểu biết. Chứ tôi nói xin lỗi ông, các nhà lý luận ngồi đây, ông đọc sách hàng vạn trang, ông biết thừa đi, ông nói như thế là ông nói bậy. Ông bịp người ta. Có đúng không? Đó là một điểm.

Cho nên tôi đề nghị là nếu ông có trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí. Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa được đâu. Cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Anh Đào Công Tiến thì bảo là mô thức, mô thức cái gì? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm. Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả, ông làm chả khác gì nó, thậm chí kém hơn nó. Đó là vấn đề, tôi chỉ nói điểm thứ nhất thôi về lý thuyết. Nhưng mà mười một rưỡi rồi thì ta đề nghị ta nghỉ thôi rồi chiều ta nói tiếp nhé.

 

Phần 12 - GS Trần Phương (phát biểu lần 3): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

GS Trần Phương - phát biểu lần 3

Trần Phương: Tôi xin phát biểu tiếp tục điều lúc nãy nói. Tôi thì nói thật là tất cả những điều tôi nói thì để muốn nói rằng ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái Đảng này nó phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào? Thế nhưng mà cái cương lĩnh của ông đó, ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin, thì tôi đồng ý với anh Tiến, có điều đúng và có điều sai rồi. Nhất là những dự đoán của Mác và Lênin đó, về cái gọi là CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi. Thất bại thì rõ ràng rồi, ông nói là chế độ công hữu thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Rõ ràng là một sự thất bại rõ ràng rồi, thế giờ ông nói cái gì đây?

Cho nên là ông nói chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng ta thì tôi không hiểu các vị xác định là nền tảng tư tưởng, cái gì là nền tảng? Còn cái gì không là nền tảng chứ?

Tôi nói ngay như là cái dự đoán của ông Mác về chủ nghĩa cộng sản thôi, tôi nghĩ là có thể 100 năm trước đây thì ông nghĩ thế có thể được, có thể được. Nhưng bây giờ thì ông không thể nghĩ thế được rồi. Bây giờ cả cái trái đất nó có sáu tỷ rưỡi người mà đến nước sạch cũng thiếu đây này. Chứ ông đừng nói đến năng lượng nữa, nước sạch cũng thiếu rồi đây này. Thế làm sao mà ông sống chủ nghĩa cộng sản theo kiểu như mô tả là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu được”. Bất lực hoàn toàn! Cho nên ngay cái “chủ nghĩa cộng sản” cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến thế được.

Tôi nói là mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có sáu tỷ rưỡi người thôi, mà người ta nói là hết thế kỷ này nó lên mười tỷ người. Mười tỷ người thì đến nước sạch đây đang thiếu đây này, đánh nhau vì nước sạch đây này, Trung Đông đánh nhau về nước sạch đây này. Cho nên cái gọi là “chủ nghĩa cộng sản” cũng là ảo tưởng, cái gọi là CNXH thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận là chúng ta tiến lên CNTB được. À … nó mới khổ thế. Nhưng mà không tiến lên CNTB, thì ông tiến lên cái xã hội gì đây là ông chưa nghĩ ra.
Thực tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được một cái CNXH cho cái dân tộc này thì ông đấy là ông thánh rồi đấy. Ông thánh Mác rồi đấy. Chưa! Chưa có vị nào làm được đâu.

Tôi khi phát biểu với anh Phạm Văn Đồng, với anh Đỗ Mười tôi bảo là cuối thế kỷ này con cháu chúng ta mới nghĩ đến CNXH được, mới nghĩ đến thôi, chứ còn đã biết CNXH là cái khỉ gió gì mà nghĩ. Nhưng phải đến gần đấy thì mới nghĩ, chứ còn bây giờ thì chúng ta nghĩ cái gì? Cuối cùng ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi, ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ. Thế bây giờ đó, ông mà cứ nói chuyên chính vô sản người ta chán ông lắm đấy. Có phải không?

Cho nên tôi nghĩ rằng cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục. Còn viết lại như thế nào thì thực ra mà nói mình cũng không viết lại được. Mình có thì giờ đâu mà viết lại và những người mà người ta viết ra rồi cũng chả viết lại. Thế thì cuối cùng để làm gì đây? Tôi lắm lúc tôi nghĩ rằng thôi được cứ tung ra cho vui vậy thôi chứ chả ai tranh luận lắm. Giỏi lắm thì mấy thằng lý luận ngồi đây mà tranh luận nhưng cuối cùng thì ông cũng không làm gì cả đâu vì cái người viết lại họ cũng không chịu viết lại và họ cũng không biết viết lại theo cách nào? Nhưng chả lẽ một Đảng lại không có cương lĩnh à? À … mới chết ở chỗ đó đấy.

Ngay Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là “định hướng XHCN” là cái gì? Các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì? Ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ không làm nổi đâu. Hồi đó, Lưu Bích Hồ còn ngồi trong cái “Ban dự thảo văn kiện” đấy. Tôi nói thật là ngay cả anh Lưu Bích Hồ cũng không viết nổi. Tôi đánh đố thế thôi chứ tôi biết rằng là ông không làm nổi.Đấy là nói về cương lĩnh. Lúc nãy tôi nói như thế. Mục đích tôi chỉ muốn nói rằng là ông viết cương lĩnh mà không rõ ràng. Thế thôi. Còn chê cái gì thì bảo rằng là mình xây dựng được hay không thì mình có thì giờ đâu, có ăn cơm suốt ngày để mà nghĩ về việc này đâu.
Việc thứ hai là về chiến lược. Tôi thì không nói nhiều nhưng tôi xin đề nghị một số điểm thế này. Tôi cảm thấy chiến lược có nhiều điều không rõ ràng. Đối với nước ta thì nông dân bây giờ chiếm 70% dân số mà nếu ông có bớt đi nữa thì cũng còn 50% dân số. Cho nên tôi cho rằng cái việc đầu tư cho nông nghiệp 30 năm nay quá thấp. Đảng ta, Đại hội V mà tôi đã dự đó là cũng là người trong số viết văn kiện đó, thì chúng tôi khẳng định rằng phải đầu tư tốt hơn cho nông nghiệp.

Nhưng mà 30 năm nay, chúng ta đầu tư được gì cho nông nghiệp? Không được bao nhiêu đâu. Không được bao nhiêu bởi vì tôi nói ví dụ như là đê đập không tốt. Đê có tốt đâu, mà nay mai nước nó dâng lên thì đê của ông có là cái gì đâu. Đập nước, một cái nước mà núi cao, đồng bằng thì hẹp, mưa một cái là nó trôi tuột ra biển. Thế ông không có những cái đập, không có những cái hồ làm sao ông giữ được nước. Cho nên một cái nước như thế này phải biết giữ nước ngọt lại mà dùng, phải có hệ thống thủy nông, phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất. Sắp tới đây chúng ta sẽ có 100 triệu dân, ông nuôi sống cái 100 triệu dân đấy thế nào? Hiện nay, (…) nuôi sống 100 triệu dân có vẻ thoải mái bởi vì ông nghĩ rằng là ông xuất khẩu được, sáu triệu tấn gạo cơ mà. Nhưng xin lỗi, trong khi đó ông lại nhập trên 1 triệu tấn thức ăn gia súc để ông có thịt ông ăn. A! … Cho nên không phải là ông dồi dào đâu. Tôi nghĩ rằng phải nghĩ nhiều về nông nghiệp nữa. Đặc biệt là cái nền nông nghiệp của anh manh mún như thế này. Anh phải tác động thế nào chứ? Ông phải tạo thành như thế nào chứ?

Tôi nói thằng Thái Lan, nó cũng sản xuất tiểu nông như ông. Nhưng nó có hệ thống kho rất tốt để mà xuất khẩu còn ông thì không có. Cho nên tôi nói là rất nhiều chuyện bên nông nghiệp ông chưa làm tốt. Mà đấy là cái nguồn sống của 100 triệu dân. Tôi cho rằng cái Đảng này và cái nhà nước này muốn ổn định xã hội phải lo đến nông nghiệp và nông dân. Ba mươi năm qua tôi chê là chúng ta quá tồi. Cái thời mà tôi làm tài chính thì cóc có tiền. Tôi xin lỗi, lúc đó thì Liên Xô viện trợ với đi vay được hơn 1 tỷ đô la một năm thôi. Thế bây giờ ông có mấy tỷ cơ mà. Bây giờ cái ngân sách của ông mỗi năm là ông có mấy tỷ đô la đấy. Cho nên tôi cho là cái nhận xét của tôi là đầu tư bất cập vào nông nghiệp, cần phải sửa trong cái chiến lược mới này, trong cái mười năm tới đây.

Điều thứ hai là tôi chê là cái phân cấp quản lý 10 năm vừa qua là sai. Anh phân cấp quản lý để biến cái nước này thành rất nhiều vương quốc, là sai! Thà rằng ông làm chế độ liên bang đi, nếu là chế độ liên bang thì mỗi một bang cậu có quyền đến đâu thôi. Chứ làm sao cậu có quyền là … sân gôn, 150 cái sân gôn. Thế nào? Thép. Bây giờ người ta bảo công suất thép là gấp đôi nhu cầu của anh. Cái nước của anh có phải là nước để mà sản xuất thép để đi bán không? Đâu có! Chừng nào mà ông khai thác được mỏ Thạch Khê thì lúc đó ông nghĩ đến cái chuyện đó. Chứ bây giờ ông đã nghĩ đến được đâu. Điện của ông thiếu thì mọi thằng nó mang đến cái nhà máy thép của nó, nó dùng điện của ông rồi nó xuất đi.Xi măng, chưa làm bao nhiêu đã thừa. Sân bay thì tỉnh nào cũng sân bay. Cả nước ông, tỉnh nào cũng muốn làm. Thế cuối cùng đầu tư be bét. Không có cái cảng nào ra cái cảng nào. Cảng nào cũng kêu làm, ông có cảng đấy nhưng đường để đi vào cảng lại không có. Cho nên, đầu tư có thể nói là nham nhở! Chính là bởi vì chúng ta phân cấp quá lộn xộn. Rồi 15 khu kinh tế. 15 khu kinh tế, làm gì có tiền mà tới 15 khu kinh tế được v.v… Tôi nói là phải bàn lại cái phân cấp quản lý này, chứ nếu mà phân cấp quản lý này đó, (sẽ) đưa chúng ta đi đến cái chỗ lộn xộn.

Điều thứ hai tôi đề nghị là: tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước sai! Chúng ta đã bắt chước … (tôi đã nói điều này với Bộ chính trị rồi, họ mời tôi cách đây độ vài tháng), tôi đã nói rằng các anh bắt chước các nước ngoài không đúng đâu. Nước Nhật chỉ có bộ công thương thôi, nhưng anh biết rằng dưới nó là gì? Dưới nó là những tập đoàn Toyota, Sony, Mitsubishi, … là nó cả một vương quốc hoàn chỉnh rồi. Cho nên bộ nó chỉ cần làm chính sách thôi. Còn ta dưới đó là bao (…)? Biết bao nhiêu tổng công ty, biết bao nhiêu công ty nhà nước, bây giờ ai quản? Rồi anh lập ra (các tổng công ty) 90, 91. Anh nói đấy là trực thuộc chính phủ, chính phủ thì ai điều khiển nổi. Đây này, cái khối Vinashin bây giờ nó mới lòi ra. Chính phủ là ai? Việc thằng Vinashin như thế, vay 8.000 tỷ. Vâng, tôi nói 80.000 tỷ phải nói là… Vậy trên thằng Vinashin là ai? Là Chính phủ. Chính phủ làm sao điều khiển nổi. Chính phủ bây giờ là ông thủ tướng à? Đến mười thủ tướng cũng không điều khiển nổi. Cho nên phải tổ chức lại cái việc quản lý tài sản nhà nước. Một cái tài sản khổng lồ mà cái nước này mấy chục năm mới tích lũy được. Bây giờ ai quản nó? Cho nên tôi cho rằng là đây là một đại vấn đề. Không đơn giản một tí nào hết. Rồi tôi nói … mà nhét tất cả các thượng vàng hạ cám, những cái công ty vớ vẩn ba lăng nhăng đút vào các Tổng công ty. Tôi nói ví dụ như là Tổng công ty Lâm nghiệp gì đó đến 100 cái công ty. Trời đất ơi! … Đấy là những cái bọn ăn bám nhà nước. Mỗi một công ty nó đều bám một vài héc ta của nhà nước thì riêng cái việc cho thuê đất thôi cũng không cần làm gì cả, ngồi đấy đánh chén và làm giàu nữa.
Tôi nói là … gọi là tài sản nhà nước này đó, gọi là tài sản toàn dân nhưng ai quản, ai kiểm soát? Đó là đại vấn đề mà Đại hội này phải xử lý đi. Không thể để cho Chính phủ hay Bộ chính trị được. Bộ chính trị tôi nói là Vinashin Bộ chính trị quyết định. Bộ chính trị biết gì mà quyết định nhỉ? Phải có một cơ quan chuyên môn, bao nhiêu chuyên gia thì mới quản được chứ. Cho nên đổ cái trách nhiệm đó vào Bộ chính trị vào ông Thủ tướng là không đúng. Đó tôi cho là cái cơ chế quản lý chưa rõ ràng và không hiệu quả, phải sửa!

Một điều thứ ba nữa mà tôi muốn nói về … các anh nói về thể chế. Nói về thể chế tức là nói về chính trị, và cả kinh tế và cả quản lý nữa. Nhưng mà thể chế thế nào đây? Tôi nói là loài người mới đi đến một cái kết luận cái thể chế phải dân chủ. Nhưng thế nào là dân chủ? Tôi thực tình mà nói với anh rằng chúng ta chưa có cái mẫu nào về dân chủ cho tử tế. Nước Mỹ bầu Tổng thống, toàn dân bầu Tổng thống. Nhưng mà một thằng tổng thống Bush lên muốn gây chuyện với ai thì gây chuyện. Thằng tổng thống Johnson gây chuyện với Việt Nam bầy ra cái chuyện đột kích vào tàu Ma-đốc. Thế thì đấy là dân chủ đấy à? Chưa phải dân chủ! Cho nên thế nào là dân chủ còn phải bàn. Dân chủ pháp quyền, cái thể chế nhất định phải như thế. Nhưng mà cái thể chế pháp quyền thì nó lại liên quan đến Đảng. Đảng ông làm gì? Cuối cùng thì Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm, thế nó mới bỏ mẹ ở chỗ đó. Tôi cũng 2 khóa ngồi trong cái Trung ương mà lắm lúc nghĩ bụng bỏ mẹ … nhỉ. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ra ông đâu nhỉ? Cho nên Đảng làm gì, đó là một đại vấn đề. Nhà nước làm gì, cũng là một đại vấn đề.

Các anh nói là còn nhiều chuyện nữa. Xã hội dân sự, có người nói với tôi thế này chứ … có một ông ủy viên Bộ chính trị nói với tôi, cái hồi làm cái (dự luật về) “hội” đó, thì ông nói rằng lập ra cái Hội để làm gì nhỉ? Thế là mình lại phải theo cái luật hội mất quyền à? Nghĩa là mất quyền của Bộ chính trị. A! … Họ không thích có những cái luật đó đâu. Mồm thì ông nói là chế độ pháp quyền nhưng mà cái pháp quyền rất to là quyền của dân làm việc gì thì ông lại không muốn. Không muốn có cái quyền đó. Thế cho nên nó phức tạp lắm. Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật đâu. Còn cả vấn đề tư tưởng đấy.

Một điều cuối cùng về chiến lược thì tôi đồng ý với các anh. Hôm nọ tôi đã phát biểu với các anh Bộ chính trị rồi. Tôi nói là các anh nói rằng đến năm 2020 chúng ta thành một nước “công nghiệp hóa … cơ bản”. Thế nào là “công nghiệp hóa”? Người ta “công nghiệp hóa”, người ta mấy trăm năm mới thành “công nghiệp hóa”. Ông một hai chục năm ông thành công nghiệp hóa à? Thế nào là công nghiệp hóa? Thật ra ông đạt được 3.000 đô la một đầu người, đấy mới là mức thấp của loại thu nhập trung bình. Cái bọn Liên hiệp quốc đó, thì nó cũng chả biết cách chia thế nào cả. Nó bảo là 1.000 đô la cho đến 10.000 đô la thì mày thuộc loại trung bình, 1.000 mà 10.000 nó cũng gọi là trung bình. Thế ông 300 ông lấy làm khoái chí lắm rồi. Tôi xin lỗi, ông bịp, ông lừa bịp! Ông có đạt được 3.000 đô la ông cũng vẫn là một thằng còn rất nghèo.

Thằng Thái Lan bây giờ 4.000 đô la đầu người đó, chứ có phải bé đâu, nhưng nó đã là cái gì. Cho nên tôi cho là viết cái mục tiêu đến năm 2020 mà trở thành nước “cơ bản công nghiệp hóa”, hay là cơ bản hiện đại gì đó (có tiếng nói xen). Vâng! Mà có thu nhập có 3.000 đô la thôi thì … xin lỗi, ông bịp dân! Tôi nói thẳng là các nhà viết văn (bản) đó, là ông bịp dân. Dân mình chả … bởi vì … sống có vài trăm đô la, chứ đến 3.000 thì to quá rồi… Nhưng 3.000 đó là cái gì? Cho nên tôi cho là cái mục tiêu không rõ ràng, không đúng, không những không rõ ràng mà không đúng.

Còn một ý kiến cuối cùng thì ông nào cũng nói rằng “tái cấu trúc nền kinh tế”. Ai nói thì cũng (…) cả. Ông nói là phải “phát triển theo chiều sâu”, ông nói là phải “thoát khỏi chế độ gia công”. Tất cả đều đúng nhưng cụ thể thì ông làm cái gì? Chiến lược thì ông phải chỉ cho tôi biết là ông làm cái gì chứ. Ông đề ra ba cái gọi là “đột phá của chiến lược”. Tôi cảm thấy ba cái đó không phải là đột phá. Nói thể chế thì nó là nền tảng của một chế độ, ông nói thể chế, ông chẳng đột phá thì ông cũng phải làm thể chế. Nói muốn phát triển kinh tế thì ông phải có cơ sở hạ tầng, ông phải có đường giao thông, ông phải có điện, đấy là nền tảng, bước khởi đầu của công nghiệp hóa. Chứ sao ông lại gọi ba cái đó là đột phá? Tôi xin lỗi! Ông có thực hiện ba cái đột phá này thì cái chiến lược cũng không tiến lên được. Thế nào là đột phá?

Lắm lúc tôi nghĩ rằng là: ừ thì mười năm nữa chúng ta làm gì đây để cái đất nước ta vươn lên được. Theo tôi nghĩ thì thế này, tôi cảm thấy cái chiến lược này với ba cái đột phá này còn tù mù. Mà không hiểu rằng những cái người viết cái văn bản này đấy tranh luận đến đâu, xác định đến đâu để gọi đó là đột phá. Tôi chưa tin ở cái chiến lược này. Thế còn cái lối văn chương của Đảng ta đó, từ Đại hội IV cho đến bây giờ đều thích nói đầy đủ cho nên cái bản báo cáo chính trị tôi nói là nó la liệt, nó đủ thứ. Cho nên chả góp ý kiến được gì đâu. Tôi cũng đã ngồi hai lần để viết như thế nhưng đại để là nếu thiếu một cái câu “tránh thai” chẳng hạn, thì cái vị phụ trách về dân số đã phản ứng rồi. “Ông phải viết cho tôi một câu như thế”. Viết như thế thì hết bố nó trên đời rồi! Không còn gì mà nói nữa. Cuối cùng là bản báo cáo rất dài, chiến lược cũng rất dài, báo cáo chính trị cũng rất dài. Nhưng mà mọi người đều không biết là ông làm gì để tiến lên. Cuối cùng, ông viết như thế mà vẫn tù mù, không sáng rõ.

Cái lần đại hội trước tôi có nói với mấy anh em là tôi có phát biểu với mấy ông Bộ chính trị, tôi nói là các anh chiến lược thì các anh phải chỉ ra là mấy cái đường hướng là chúng ta sẽ tiến lên 5 năm tới thì chúng ta giải quyết thế này thế kia. Chứ anh viết tất cả thế này thì cuối cùng chẳng ai biết làm cái gì, bởi vì chúng ta làm mọi thứ. Cái bản báo cáo chính trị hay cái chiến lược đều là chúng ta làm tất cả. Thế thì không còn là chiến lược nữa rồi. Đã là làm tất cả thì không còn là chiến lược nữa. Bởi vì chiến lược người ta định nghĩa chữ chiến lược là gì? Là tập trung vào những mũi nhọn nào quan trọng nhất để từ đó gỡ ra. Thế mới gọi là chiến lược chứ. Nhưng thôi mình nghĩ là đây là người ta mời mình phát biểu ý kiến thì cũng phát thôi chứ thực ra mình có ngồi đấy mà sửa đâu. Thì tôi cũng phát biểu với ý nghĩa là người ta trưng cầu ý kiến của mình thì mình nói. Tôi xin hết! Mời các anh, các chị khác phát biểu ý kiến!

Nguồn VietLeaks (lấy từ mạng Vietland)

Xem và nghe các bài phát biểu

http://www.youtube.com/VietLeaks

http://vietleaks.blogspot.com/

Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11, Do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Khoa học - Đầu tư tổ chức. Với sự tham dự của nhiều trí thức, đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương.

http://www.youtube.com/view_play_list?p=7E66A65D03E13D00

http://www.youtube.com/watch?v=zxXok6WHprg&feature=&p=7E66A65D03E13D00&index=0&playnext=1

P0: GS Trần Phương (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=f7L72GTN2nE

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p0-gs-tran-phuong-hoi-thao-gop-y-van.html

P1: Đào Công Tiến Trần Phương - Đào Công Tiến (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=zxXok6WHprg

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/tran-phuong-ao-cong-tien-hoi-thao-gop-y.html

P2: Việt Phương - Nguyễn Trung: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

Việt Phương (cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS)

Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS)

http://www.youtube.com/watch?v=l9ks_Ay58tg

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/viet-phuong-nguyen-trung-hoi-thao-gop-y.html

P3: PGS Võ Đại Lược (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=AU6vvBI_axk

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/pgs-vo-ai-luoc-hoi-thao-gop-y-van-kien.html

P4: GS-TSKH Nguyễn Mại (cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=guXjm4jTzQw

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/gs-tskh-nguyen-mai-hoi-thao-gop-y-van.html

P5: Vũ Khoan (cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=v3Edm72d6CI

http://www.youtube.com/watch?v=InmhOcqkQQk

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/vu-khoan-5-hoi-thao-gop-y-van-kien-ai.html

P6: Vũ Quốc Tuấn (cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cựu trợ lý của cố Thủ tướng từ 1985 đến 1994, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11


http://www.youtube.com/watch?v=G1n0FrjOjfo

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/vu-quoc-tuan-6-hoi-thao-gop-y-van-kien.html

P7: PGS-TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=1o9v_hOviXQ

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p7-pgs-ts-tran-inh-thien-hoi-thao-gop-y.html

P8: TS Lê Đăng Doanh – Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=xXPrMXwrz_U

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p8-ts-le-ang-doanh-hoi-thao-gop-y-van.html

P9: GS Nguyễn Đình Hương – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=60rQqNu9_zk

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p9-gs-nguyen-inh-huong-hoi-thao-gop-y.html

P10: GS Lê Du Phong: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11
http://www.youtube.com/watch?v=WKKn0opC_QE

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p10-gs-le-du-phong-hoi-thao-gop-y-van.html

P11: GS Trần Phương (phát biểu lần 2): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=K6F9TOirClY

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p10-gs-tran-phuong-phat-bieu-lan-2-hoi.html

P12: GS Trần Phương (phát biểu lần 3): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=V1SLpY3vunU

http://www.youtube.com/watch?v=vkl3p_cAek0

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p11-gs-tran-phuong-phat-bieu-lan-3-hoi.html

P13: Nguyễn Trung (Phát biểu lần 2) - cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=d3GppLSv5BY

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p12-nguyen-trung-phat-bieu-lan-2-hoi.html

P14: GS Đào Xuân Sâm – Nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố TBT Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=EJWrOT_ddrg

http://www.youtube.com/watch?v=Kg3erQkP784

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p13-gs-ao-xuan-sam-hoi-thao-gop-y-van.html

P15: GS Phan Văn Tiệm: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11
***** http://www.youtube.com/watch?v=yaLAZ7EJqto

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/14-gs-phan-van-tiem-hoi-thao-gop-y-van.html

P16: Phạm Chi Lan - Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=R1AIS_xNe9U

http://www.youtube.com/watch?v=IQ9yjXewnQg

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p15-ba-pham-chi-lan-hoi-thao-gop-y-van.html

P17: Bà Dương Thu Hương - Nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước: Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

http://www.youtube.com/watch?v=ml9T5EhFqDg
http://www.youtube.com/watch?v=_6YHMQQHtB4

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p16-ba-duong-thu-huong-hoi-thao-gop-y.html

P18: TS Lưu Bích Hồ (phần 1): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

***** http://www.youtube.com/watch?v=VD-BPSBi17s
***** http://www.youtube.com/watch?v=zCuyc-8n7wY

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p17-ts-luu-bich-ho-phan-1-hoi-thao-gop.html

P19: TS Lưu Bích Hồ (phần 2): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11
***** http://www.youtube.com/watch?v=IWzneNMQ2lo
***** http://www.youtube.com/watch?v=S4k2QTsuQw4

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p17-ts-luu-bich-ho-phan-2-hoi-thao-gop.html

P20: GS Trần Phương (phần cuối): Hội thảo Góp ý Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11

***** http://www.youtube.com/watch?v=7nAh-IQybJY

http://vietleaks.blogspot.com/2010/12/p19-gs-tran-phuong-phan-cuoi-hoi-thao.html

 


-----------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom