tittle


bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Bà Aung San Suu Kyi Được Trả Tự Do

Hoàng Duy Hùng

AungSanSuuKyi

Năm 1990, Quân Phiệt Miến Điện (Myanmar Military Junta) tổ chức cuộc bầu cử, Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ (National League For Democracy - viết tắt là NLD) của bà Aung San Suu Kyi thắng với tỷ lệ 59% tổng số phiếu. Với tỷ lệ này, trong một thể chế tôn trọng luật pháp và cuộc chơi dân chủ thì bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền Thủ Tướng lãnh đạo quốc gia.

Oái oăm thay Phe Quân Phiệt không những không tôn trọng kết quả cuộc bầu cử, họ còn tuyên bố cuộc bầu cử bất thành, sau đó giam tại gia bà Aung San Suu Kyi nhiều năm trời. Cả thế giới cực lực lên án hành vi này của Phe Quân Phiệt nhưng họ tảng lờ một tay che ánh mặt trời. Ngày 13/11/2010, Quân Phiệt Miến trả tự do cho bà.

Thế giới theo dõi việc bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, nhất là việc Thống Tướng Than Shwe lãnh tụ tối cao của Phe Quân Phiệt chấp nhận cấp visa cho đứa con trai ruột của bà Suu Kyi là Kim Aris, 33 tuổi, ở Anh được nhập cảnh vào Miến để trùng phùng với mẹ. Đã hơn 10 năm mẹ con chưa được gặp nhau nên sự gặp gỡ này rất cảm động tạo nên nhiều xúc cảm của nhiều người.

I. Tiểu Sử:

Bà Aung San Suu Kyi là ái nữ của nhà cách mạng Miến Điện, ông Aung San. Dân Miến Điện gọi ông Aung San là cha gìa dân tộc vì chính ông đã thành lập quân đội Miến giải phóng dân Miến khỏi ách thực dân Anh. Rất tiếc, tháng 7 năm 1947 ông bị đối thủ của ông là cựu Thủ Tướng U Saw cho người ám sát.

Ông Aung San lập gia đình với bà Khin Kyi và có 4 người con: 1. Aung San Oo, con trai; 2. Aung San Lin, con trai, chết đuối trong hồ bơi ở sau nhà khi mới lên 8; 3. Aung San Suu Kyi; và 4. Aung San Chit, con gái, chết yểu vài ngày sau khi sinh.

Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 ở Thủ Đô Rangoon. Khi bà bập bẹ biết đi thì ông Aung San bị ám sát chết. Cái chết của ông Aung San để lại một vết thương không bao giờ phai trong lòng Daw Khin Kyi, bà khuyên nhủ các con lớn lên sau này chớ tham gia vào chính trị vì chính trường gió tanh mưa máu và tàn bạo vô cùng. Đó là lý do tại sao ông Aung San Oo, con trai đầu lòng của ông Aung San, sống cuộc sống âm thầm của một kỹ sư tại Thành Phố San Diego của Hoa Kỳ, không bao giờ tham gia một sinh hoạt nào của người Myanmar, và ông còn lên tiếng phản đối cực lực bà Suu Kyi vì ông cho rằng bà Suu Kyi không chịu nghe theo lời trối chăn của mẹ. Năm 2000, ông Aung San Oo nộp đơn kiện bà Suu Kyi ở tòa án Tối Cao Myanmar, yêu cầu Suu Kyi phải chia đôi tài sản cha mẹ để lại, nhất là căn nhà mà bà Suu Kyi đang bị giam giữ. Rõ ràng Aung San Oo theo phe quân phiệt Myanmar làm khó dễ cô em gái của mình. Người ta ngỡ rằng tòa sẽ phán quyết có lợi cho Aung San Oo, nhưng cuối cùng tòa không phán quyết theo chiều hướng đó, vẫn để nguyên tài sản cho bà Suu Kyi. Theo luật Miến Điện (giống như CSVN), công dân nước ngoài không thể đứng tên làm chủ đất đai mà ông Aung San Oo lại là một công dân Hoa Kỳ.

Sau cái chết của Aung San, cả Myanmar thương mến và coi ông như thần tượng; do đó, dầu Daw Khin Kyi không muốn tham gia chính trị, chính trị vẫn xoáy vần cuộc đời của bà, người ta đến đón và bẩm thưa với bà vô số chuyện. Năm 1960, bà nhận lời chính phủ làm đại sứ ở Ấn Độ. Một trong những lý do bà muốn đi Ấn Độ là vì bà không muốn trong lòng lúc nào cũng âm ỉ nhớ thương cái chết của chồng và vụ chết đuối của đứa con thứ hai là Aung San Lin. Suu Kyi theo mẹ qua Ấn Độ và học tại một trường tư Công Giáo ở New Delhi. Sau khi học xong trung học năm 1964, Suu Kyi được mẹ cho đi sang nước Anh du học. Bà ghi danh học ở St Hugh's College, Oxford, và năm 1969 bà lấy Cử Nhân Triết, Chính Trị, và Kinh Tế. Bà gặp Tiến Sĩ Michael Aris, một người Anh sống tại Anh, chuyên gia về văn hóa Tây Tạng, và năm 1972, bà lập gia đình với ông. Năm 1973, bà sinh con đầu lòng, Alexander, và năm 1977, bà sinh người con trai thứ hai, Kim. Ông Michael Aris bị ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) và qua đời tháng 3 năm 1999 trong khi bà Suu Kyi bị quân phiệt Myanmar giam giữ tại gia ở Rangoon.

Cuộc đời của bà Suu Kyi đang êm ả bên cạnh chồng và hai con thì năm 1988, bà nhận được tin mẹ của bà bị bệnh nặng ở Rangoon, bà phải về gấp chăm sóc cho mẹ để làm tròn chữ Hiếu. Vài tháng sau khi bà trở về Rangoon thì biến cố 8888 xảy ra. Biến cố 8888 là biến cố người dân tràn xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến và trong biến cố này vài ngàn người dân vô tội bị quân phiệt Miến sát hại. Nhận thấy nỗi đau quằn quại của dân tộc trong chế độ độc tài, bà nhập cuộc đấu tranh. Ngày 27/9/1988, bà thành lập Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ (National League For Democracy) và trở thành Tổng Bí Thư của tổ chức này.

Sau khi mẹ bà qua đời ngày 27/12/1988, bà có nhiều thời giờ hơn để hoạt động. E ngại uy tín của bà là con của cố lãnh tụ Aung San, ngày 20/7/1989, quân phiệt Myanmar ra lệnh giam bà tại gia. Nhà cầm quyền hứa sẽ trả tự do cho bà nếu bà chịu rời khỏi Myanmar nhưng bà nhất quyết không chịu.

Năm 1990, nhà cầm quyền quân phiệt Myanmar tổ chức tổng tuyển cử, Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ của bà Suu Kyi được 392 ghế trên tổng số 489, đáng lẽ bà phải lên làm Thủ Tướng, nhưng quân phiệt Myanmar không chịu trao quyền cho bà, ngược lại, họ còn bắt giam bà ở trong tù cũng như tại gia cho tới ngày hôm nay. Lúc chồng bà qua đời năm 1999, bà cũng không có mặt để đưa tang.

Năm 1990, bà được Giải Nobel Hòa Bình, bà không đi Stockholm để nhận giải được, hai người con trai của bà là Alexander và Kim thay thế bà đi nhận giải. Tiền thưởng 1.3 triệu Mỹ Kim, bà dùng để giúp phát triển y tế và giáo dục cho những người dân Myanmar nghèo khổ.

Ngày 3 tháng 5/2009, ông John Yelta, một người Mỹ bơi qua hồ Inya và xâm nhập vào nhà của bà Aung San Suu Kyi. Thời gian này bà Aung San Suu Kyi vẫn còn bị nhà cầm quyền Quân Phiệt Miến câu lưu giam tại gia. Ông John Yelta ở tại nhà bà Aung San Suu Kyi 2 ngày và theo lời ông, trong một thị kiến (vision), ông được Thượng Đế mặc khải cho biết âm mưu của Quân Phiệt Miến muốn sát hại bà Aung San Suu Kyi trước ngày bầu cử năm 2010 nên ông phải liều mình đến báo cho bà biết mà đề phòng. Quân Phiệt Miến lập tức bắt tống giam bà Aung San Suu Kyi vào trại tù Insein. Họ đưa bà ra tòa vì cái họ gọi là tội vi phạm luật câu lưu. Tòa án nằm trong tay Quân Phiệt Miến nên ngày 11/8/2009 họ tuyên phạt bà 3 năm tù khổ sai (hard labour imprisonment). Cả thế giới lên án hành vi này. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, và hầu hết các lãnh đạo quốc gia đều ra những thông điệp yêu cầu Nhà Cầm Quyền Miến phải trả tự do ngay cho bà Aung San Suu Kyi. Ngày 14/8/2009, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đến Miến Điện và sau những cuộc thương thảo, Thống Tướng Than Shwe đồng ý hạ mức án xuống còn 18 tháng quản thúc tại gia.

II. Những Hậu Ý Khi Trả Tự Do Cho Bà Suu Kyi:

Cuộc bầu cử năm 1990 ai thấy cũng thấy bà Suu Kyi đắc cử cách công bằng và vẻ vang nhưng nhà cầm quyền quân phiệt dùng bạo lực ngăn cản không cho bà nắm quyền nên cả thế giới lên án hành động phi dân chủ này. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương đã trừng phạt Miến Điện bằng nhiều hình thức cấm vận. Miến Điện càng ngày càng tụt hậu so với những lân bang mà họ đã từng vượt qua mặt như Thái Lan. Dân đói khổ nhưng các tướng lãnh vẫn sống sung túc như các ông hoàng con của thời trung cổ. Dẫu vậy, có nhiều quân nhân yêu nước đã bày tỏ sự bất mãn của mình, các tướng lãnh e ngại có thể có chính biến nên năm 2003, Hội Đồng Hòa Bình và Phát Triển Quốc Gia (State Peace and Development Council) của Miến và Tướng Khin Nyunt đề ra Lộ Trình Dân Chủ Hóa Đất Nước trong đó có 7 giai đoạn. Lộ trình này sửa đổi Hiến Pháp và giai đoạn 5 là giai đoạn chấp nhận cuộc tổng tuyển cử. Thật ra Lộ Trình này chỉ là một hình thức xì hơi bong bóng căng thẳng để các tướng lãnh mua thời gian chuẩn bị cách kỹ lưỡng hơn trong cuộc tổng tuyển cử.

Ngày 7 tháng 11/2010 là ngày tổng tuyển cử và vì bà Suu Kyi vẫn còn bị giam giữ không được ra ứng cử nên Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ của bà tẩy chay. Rõ ràng nhóm quân phiệt miệng thì nam mô bồ tát nhưng bụng đầy dao găm, họ ma-nớp (manoeuvre) tất cả mọi xảo thuật để nếu có cuộc bầu cử thì cuộc bầu cử đó họ cũng đã biết trước ai thắng cử. Sau cuộc bầu cử vài ngày và nhóm quân phiệt lại nắm quyền nên họ trả tự do cho bà Suu Kyi, một là để tránh áp lực của quốc tế, hai là họ tỏ vẻ họ có dân chủ lắm, tổ chức bầu cử mà phe của bà Suu Kyi tẩy chay thì ráng mà chịu! Năm nay bà Suu Kyi đã 65, nếu có cuộc bầu cử kỳ tới, 4 năm nữa, thì lúc đó bà đã 69 mà theo Hiến Pháp mới bà không được ra ứng cử vì đã quá già!

Các quan sát viên quốc tế cho rằng việc trả tự do cho bà Suu Kyi chỉ là một hình thức trang trí cho dân chủ giả hiệu của Miến Điện, chính vì thế nên nhà cầm quyền Miến Điện đã bắt giam và đóng cửa 6 tờ báo ở Rangoon chỉ vì họ đăng tải tin tức và hình ảnh bà được trả tự do. Nhiều người dự trù nhà cầm quyền Miến Điện trong tương lai lại sẽ tìm cách này hay cách nọ để bắt giam bà vì họ rất e sợ uy tín của bà khi ở ngoài sẽ vận động đuợc quần chúng và thế giới hỗ trợ cho một cuộc xuống đường vĩ đại ngõ hầu mang lại dân chủ thật sự cho đất nước này. Chính vì e ngại việc nhà cầm quyền Miến bắt giam bà Suu Kyi lại nên nhiều người đã cố vấn cho bà phải rất cẩn trọng, khôn khéo, nhu thắng cương, không tạo cho nhóm quân phiệt có cớ để hãm hại bà.

Về phần bà Suu Kyi, 2 ngày sau khi được trả tự do, trả lời BBC, bà tuyên bố sẽ đấu tranh bất bạo động, chuyển đổi dân chủ cách hòa bình, sẵn sàng đối thoại với các tướng cầm quyền để cùng bàn thảo tìm ra một giải pháp cho đất nước ngõ hầu đưa đến một cuộc cách mạng không đổ máu. Các quan sát viên quốc tế không biết có bao nhiêu tướng lãnh cao cấp ủng hộ bà Suu Kyi, nhưng họ đánh giá có nhiều quân nhân cấp thấp và cấp trung ủng hộ quan điểm này của bà và khi thời cơ đến, họ sẽ đứng về phía bà để bảo vệ thành quả dân chủ của đất nước.

Lời Kết:

Thống Tướng Quân Phiệt Miến Điện Than Shwe đã trả tự do cho bà Suu Kyi, khi nào ông đủ can đảm để trả tự do cho cả dân tộc Miến? Xu thế của thế kỷ 21 là Tự Do & Dân Chủ thì bằng cách này hay cách khác, sớm hay muộn, Tự Do & Dân Chủ sẽ đến ngự trị ở mọi quốc gia. Chính vì nhìn ra xu thế này nên các quốc gia có cơ chế độc đảng hoặc quân phiệt hiện nay đang tìm cách chuyển hóa từng bước để có dân chủ mà sinh mạng và tài sản của họ cũng như gia đình không bị đe dọa. Vài năm qua, để chuẩn bị cho việc chấp nhận đa đảng, Trung Quốc cử các cán bộ trung cấp sang Hoa Kỳ học hỏi rút tỉa những ưu và khuyết điểm của cơ chế đa đảng để rồi họ trở về từng bước một áp dụng cho chính quyền hạ tầng như ấp, xã, huyện, và tỉnh. Không biết Việt Nam có theo bước chân này của Trung Quốc? Trong cuộc họp Thượng Đỉnh Khối ASEAN 2010 ở Hà Nội, tất cả các lãnh tụ các quốc gia áp lực Thống Tướng Than Shwe của Miến Điện phải trả tự do tức khắc cho bà Aung San Suu Kyi. Một điểm đáng lưu ý đó là chính Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết CSVN cũng yêu cầu điều đó làm nhiều người Việt đấu tranh cho Tự Do & Dân Chủ ước ao giá gì CSVN làm chuyện này trước cho những người phản kháng ở trong nước thì hay biết mấy! Cũng có người cho rằng lời yêu cầu đó của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết là một dấu hiệu có nhiều thay đổi trong Đại Hội tới của ĐCSVN vào đầu năm 2011. Chẳng lẽ một dân tộc thông minh và cần cù như Việt Nam mà lại cứ phải đứng sau và thua kém các dân tộc khác hoài hay sao? Tự Do & Dân Chủ không ai cho không, phải tranh đấu mới có và khi đó mới cảm nhận sự cao quý thật sự của bốn chữ này./.

Houston Lễ Tạ Ơn 25/11/2010.
Hoàng Duy Hùng


-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom