tittle


bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

CHUYẾN ĐI CỦA HỒ CẨM ĐÀO ĐẾN VIỆT NAM

Ls. Hoàng Duy Hùng

Lời phi lộ: Cụ bà Nguyễn Thị Chung, thân mẫu của cụ Hoàng Tùng Phong, gần 100 tuổi, người Sông Nhuệ, đọc các bài viết và tác phẩm của tôi, đã cảm động, cụ viết một bài thơ khích lệ tôi, mong tôi sáng tác nhiều hơn nữa. Đọc bài thơ của cụ, tôi xúc động. Tôi xin thành thật cám ơn cụ đã hướng dẫn và khích lệ thế hệ trẻ dấn thân vào đại cuộc chung của dân tộc. Bài viết này, tôi xin viết đặc biết kính tặng cụ như một đáp lễ của tri ngộ. Tôi cũng xin đính kèm bài thơ của viết để quý độc giả hiểu tại sao lòng tôi xúc động vô cùng.

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2005, Hồ Cẩm Đào công du Việt Nam 4 ngày, đến Hà Nội gặp các tay chóp bu của ĐCSVN, và tại Ba Đình, họ Đào tươi cười bắt tay với phe thân Trung Cộng như Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười v.v. Chuyến đi của Hồ Cẩm Đào. Mục đích chuyến đi của Hồ Cẩm Đào là hất thế lực thân Hoa Kỳ ra khỏi quyền lực, củng cố thế đứng của các đàn em thân Bắc Kinh ngày một vững chắc hơn. Như những lần trước, mỗi lần thấy phe thân Trung Quốc yếu thế, lãnh đạo CSTQ qua thăm Việt Nam, và mỗi chuyến đi thăm như vậy, Trung Quốc đã làm sống dậy thế lực đàn em của họ nơi đây.

CSVN đã ký một Tuyên Bố Chung Chín Điểm với Trung Cộng, mà những điểm chính gồm có:

1/ Xây dựng Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Đây là một cam kết ngụy trang kéo phe kéo nhóm cho vui vì ai cũng biết đây là sáo ngữ, chủ nghĩa Marx-Lenin đã tiêu tùng từ lâu rồi;

2/ Cam kết thực hiện Hiệp Định Phân Định Lãnh Hải và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Bộ cũng như tiếp tục hoàn tất công việc cấm mốc biên giới của hai nước trước năm 2008. Đây là việc ép buộc CSVN phải hoàn tất việc cắt đất dâng biển cho Trung Quốc mà do Lê Khả Phiêu đã làm trước đây;

3/ Thảo luận về việc thuê Vịnh Cam Ranh. Đây là hành động tìm cách hất thế lực của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương;

4/ Phấn đấu để kim ngạch giao thương của hai nước vào năm 2010 nâng lên tới 10 tỷ Mỹ Kim một năm.

Tuyên Bố Chung Chín Điểm này cho thấy phe thân Trung Cộng thắng thế rõ rệt, như vậy, trong Đại Hội X của ĐCSVN, người ta dự trù Nông Đức Mạnh lại làm Tổng Bí Thư ĐCSVN, Trần Đức Lương làm chủ tịch, các chức vụ quan trọng trong Đảng, trong công an và trong quân đội sẽ chia đều cho phe Bắc và phe Trung. Phe Nam thân Hoa Kỳ sẽ bị lép vế. Sự cải tiến của Việt Nam sẽ chậm lại, và sẽ có nhiều màn bắt bớ đối với các tôn giáo và những người đấu tranh dân chủ.

Trước khi về nước, Hồ Cẩm Đào đến thăm nhóm Minh Hương ở Phố Hội An, Đà Nẳng. Trước đây, Giang Trạch Dân đến Việt Nam, viếng thăm bờ biển đẹp này, từ nơi đây, đã có những giọng điệu hách dịch bắt Việt Nam phải viết lại lịch sử theo quan điểm của Trung Cộng. Kỳ này, Hồ Cẩm Đào đến nơi đây, nhưng với thái độ mềm mỏng ngoại giao hơn, không ra vẻ hách dịch như Giang Trạch Dân. Nhiều người có cảm tình với Hồ Cẩm Đào. Nhưng, chiêu thức “dương” của Giang Trạch Dân coi vậy mà không “độc địa” bằng Hồ Cẩm Đào, vì, Hồ Cẩm Đào đang thi hành chính sách “phát triển hoà bình” của Bộ Chính Trị ĐCSTQ, nghĩa là “bàn tay sắt bọc nhung” Chính sách này đã làm cho Hoa Kỳ e ngại, và trong cuộc họp Thượng Đỉnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại New York vào ngày 14/9/2005, Hoa Kỳ đã chất vấn Trung Quốc về chính sách này cách gắt gao, yêu cầu Trung Quốc phải “trả lời rõ ràng” chính sách này vì theo Hoa Kỳ, là một lớp nguỵ trang bề ngoài tỏ vẻ hiền hòa nhưng bên trong đang tiến hành một âm mưu lớn muốn thống trị cả thế giới, đặc biệt là kiểm soát cả vùng Châu Á để xây dựng một nước Đại Hán.

Để hiểu rõ về âm mưu này của ĐCSTQ, xin quý vị theo dõi bài bình luận tôi viết cách đây 3 năm (năm 2002) khi họ Hồ được chọn làm Tổng Bí Thư ĐCSTQ.

II. Hồ Cẩm Đào Thay Thế Giang Trạch Dân.

Hồ Cẩm Đào thay thế Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư Đảng, một đảng đông nhân sự nhất trên thế giới gồm có hơn 66 triệu đảng viên. Giang Trạch Dân sẽ rời khỏi chức Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào tháng 3 năm 2003. Chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Quân Ủy, Giang Trạch Dân còn đang nắm giữ (Năm 2004 Hồ Cẩm Đào đã nắm giữ chức vụ này). Chức Thủ Tướng Nhà Nước hiện nay do ông Chu Dung Cơ nắm, nay mai sẽ trao lại cho ông Ngô Bang Quốc, hiện đang là Phó Thủ Tướng. Các chức vụ quan trọng khác của Đảng gồm có những nhân sự như sau:

Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị.

1/ Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), Tổng Bí Thư.
2/ Ngô Bang Quốc (Wu Bangguo).
3/ Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao).
4/ Giá Khánh Lâm (Jia Qinglin).
5/ Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong).
6/ Hoàng Cúc (Huang Ju).
7/ Ngô Quang Chính (Wu Guanzheng).
8/ Lý Chánh Xuân (Li Changchun).
9/ La Cán (Luo Gan).

Ban Thường Vụ kỳ trước gồm có 7 người:

Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Lý Thụy Hoàn, Lý Lan Thanh, Tiền Kỳ Sâm và Hồ Cẩm Đào. Kỳ này, 6 người trong 7 của Ban Thường Vụ rời khỏi nhiệm sở, chỉ có một mình Hồ Cẩm Đào ở lại.

Thêm vào đó, trong kỳ này, Ban Thường Vụ tăng thêm 2 người thành 9. 8 người mới trong Ban Thường Vụ thì những người sau đây thuộc phe Giang Trạch Dân: Tăng Khánh Hồng, Ngô Bang Quốc, Hoàng Cúc (Bí Thư Thượng Hải), Giá Khánh Lâm.

Ôn Gia Bảo là do Chu Dung Cơ đề cử, mà Chu Dung Cơ cũng là đàn em của Giang, do đó, Ôn Gia Bảo cũng bị ảnh hưởng của Giang. Ngô Quang Chính (từng làm Bí Thư Sơn Đông) là người của Lý Thụy Hoàn, và La Cán là đệ tử của Lý Bằng, phe Bắc Kinh. Lý Chánh Xuân là Bí Thư Tỉnh Quảng Đông, bị ảnh hưởng của Giang rất nhiều.

Bộ Chính Trị gồm có 24 người và một ủy viên dự khuyết. Trước đây chỉ có 21, nay thêm 3 người. 24 người đó gồm 9 người trong Ban Thường Vụ vừa nêu trên cộng thêm 15 người sau đây: Wang Lequan. Wang Zhaoguo. Hui Liangyu. Liu Qi. Liu Yunshan. Wu Yi. Zhang Lichang. Zhang Dejiang. Chen Liangyu. Zhou Yongkang. Yu Zhengsheng. He Guogiang. Guo Boxiong. Cao Gangchuan. Zeng Peiyan.

Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị: Wang Gang. Quân Ủy Trung Ương gồm 12 quân ủy và các ủy viên mà Giang Trạch Dân là người đứng đầu, nhưng, để cân bằng quyền lực, Hồ Cẩm Đào, Guo Boxiong, và Cao Gangchuan làm phụ tá cho Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân muốn đưa Tăng Khánh Hồng vào trong Ủy Ban Quân Ủy, nhưng bị phản đối kịch liệt.

Tăng Khánh Hồng vẫn là Ủy Viên Kế Hoạch và Tổ Chức, Thư Ký Văn Phòng Bí Thư Trung Ương, kiêm nhiệm Trưởng Sở Ủy Ban Đặc Trách Đài Loan . Ding Guangen là Ủy Viên Bộ Tuyên Huấn, và Wang Zhaoquo là Ủy Viên Bộ Mặt Trận Thống Nhất Lao Động. Chủ nhiệm ñ Nhật Báo Nhân Dân듫㞒 , cơ quan ngôn luận chính thức của đảng là Xu Zhongtian và chủ bút là Wang Chen. Nhật Báo Nhân Dân có ấn bản hơn 2 triệu mỗi ngày. Chủ nhiệm tuần san !턩¬ Tìm Chân Lý , trước đây là tuần san Hồng Kỳ , cơ quan lý luận của Đảng, là Qiu Shi.

Dưới Bộ Chính Trị là Ban Chấp Hành Trung Ương gồm có 198 ủy viên chính thức và 158 ủy viên dự khuyết.

Đa số những người lãnh đạo của đảng kỳ này là những khuôn mặt mới, trẻ hơn lớp lãnh đạo khóa trước rất nhiều. Họ là những người ở tuổi từ 45-65, có học thức, không có quá khứ với quân đội trong thời kỳ của Mao hoặc của Đặng. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng họ là những người “tiến bộ” vì những người này, nếu cần bảo vệ quyền lực, họ sẵn sàng sát hại cao trào dân chủ một cách không nương tay như trường hợp của Hồ Cẩm Đào và Tăng Khánh Hồng. Trong danh sách thành viên lãnh đạo, người ta nhận ra cách dễ dàng Hồ Cẩm Đào là nhân vật nổi bật, quyền lực cao nhất, nhưng không mấy ai biết rằng một nhân vật khác có ảnh hưởng không thua gì Hồ Cẩm Đào đó là Tăng Khánh Hồng. Hồ Cẩm Đào đại diện cho phe Bắc Kinh và Tăng Khánh Hồng đại diện cho phe Thượng Hải.

(Phe của Tăng Khánh Hồng bị thua sút rõ nét trong năm 2004 để rồi Hồ Cẩm Đào thâu tóm quyền hành trong tay: Tổng Bí Thư Đảng, Chủ Tịch Nhà Nước, và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương.)

Sơ Lược Tiểu Sử Hồ Cẩm Đào

Hồ Cẩm Đào sinh năm 1942, Nhâm Ngọ, ở tỉnh An Huy. Hồ Cẩm Đào gia nhập đoàn thanh niên CSTQ, sau đó được đi học ở Bắc Kinh, Quinhua University và ra trường ngành cơ khí và thủy điện vào năm 1965. Năm 1964, đang khi theo học, Hồ được ĐCSTQ chấp thuận để trở thành một đảng viên chính thức. Hồ tỏ ra là một đảng viên kỷ luật, ngoan ngoãn, và rất tín điều. Trong thời gian này, Hồ yêu và lập gia đình với người bạn học trong trường. Hiện nay Hồ Cẩm Đào có một trai và một gái. Sau khi ra trường, Hồ tiếp tục làm việc và nghiên cứu ở tại đại học. Năm 1966, Mao Trạch Đông phát động Cuộc Cách Mạng Văn Hóa, với bản tính giáo điều, Hồ tham gia tích cực cao trào của Hồng Binh bắt bớ các nhân vật mà Hồ cho là phản nước, phản đảng. Năm 1968, Hồ được chuyển đi Gansu, tây bắc của Trung Hoa để nghiên cứu về thủy điện tại đây. Sau một năm làm việc tại Gansu, Hồ được cử làm phụ tá bí thư cho chi bộ kỹ sư trực thuộc Bộ Năng Lực Trung Ương.

Năm 1974, Hồ được thăng lên làm bí thư Bộ Xây Cất Tỉnh Ủy Gansu. Năm 1980, Hồ trở thành bí thư Đoàn Thanh Niên Cộng Sản của tỉnh Gansu. Năm 1982, Hồ đi tham dự Đại Hội thứ 11 của ĐCSTQ, được bầu là một thành viên trong Ban Bí Thư Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và là Chủ Tịch Liên Đoàn Giới Trẻ Toàn Trung Hoa. Năm 1984, Hồ trở thành Bí Thư Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Toàn Quốc. Năm 1985, lúc 42 tuổi, Hồ được thăng lên chức Bí Thư Tỉnh Quí Châu, Ủy Viên Trung Ương ĐCSTQ, một ủy viên trẻ nhất. Nhận thấy Hồ là một con người năng động, chịu khó, và rất trung thành với đảng, Đặng Tiểu Bình thuyên chuyển Hồ Cẩm Đào về Tây Tạng để họ Hồ dẹp các cuộc biểu tình ở nơi đây.

Năm 1988, Hồ Cẩm Đào trở thành Bí Thư Tỉnh Tây Tạng. Hồ ở Tây Tạng 4 năm, thẳng tay đàn áp các cuộc tranh đấu của người dân Tây Tạng, đưa người Hán tràn vào sinh sống ở vùng này với mưu đồ đồng hóa dân Tây Tạng. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế có hồ sơ đàn áp dã man này của họ Hồ trong giai đoạn này.

Năm 1989, Thiên An Môn bùng nổ, Hồ Cẩm Đào là một trong những bí thư tỉnh đầu tiên gởi điện văn yêu cầu Đặng Tiểu Bình đàn áp thẳng tay cuộc xuống đường của sinh viên. Nhận thấy hành động đầy sắt máu này của họ Hồ với mục đích cứu nguy cho đảng, Đặng Tiểu Bình cảm động, cất nhắc Hồ Cẩm Đào lên, công khai chỉ định Hồ Cẩm Đào là người kế vị cho Giang Trạch Dân khi Giang Trạch Dân mất hay phải về hưu. Với sự phong vương “thái tử” này, sự nghiệp chính trị của họ Hồ như diều gặp phải gió, phất cao và nhanh không thể tưởng tượng được. Năm 1992, họ Hồ được triệu hồi về Bắc Kinh để thực tập việc kế vị điều hành đảng. Tháng 10 năm 1992, trong Đại Hội thứ 14 của ĐCSTQ, Hồ được vào Ban Thường Vụ Trung Ương, sau đó, từng bước một, Hồ bước vào Bộ Chính Trị, Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, và năm nay, Hồ là Tổng Bí Thư ĐCSTQ. Hồ được phe Bắc Kinh và một số quân nhân trong Ủy Ban Quân Ủy ủng hộ. Giang Trạch Dân không ưa Hồ cho lắm, nhưng đành ngậm miệng chịu vì Hồ Cẩm Đào cầm lá bài miễn tử, thượng phương bảo kiếm của Đặng Tiểu Bình khi Đặng Tiểu Bình công khai tuyên bố Hồ Cẩm Đào là người kế vị họ Giang. Họ Giang đã ngăn cản không cho Hồ xây dựng hạ tầng của Hồ, và ngược lại, Hồ cũng ngăn cản không cho đàn em của Giang là Tăng Khánh Hồng không phát triển lực lượng được ở Bắc Kinh. Năm 2004, Hồ Cẩm Đào dùng chiêu “cương” vận động “thống nhất Đài Loan” để đạt thế thượng phong, hạ bệ phe của Tăng Khánh Hồng, thâu tóm quyền lực trong tay. Sau khi đè bẹp được phe Tăng Khánh Hồng, Hồ Cẩm Đào lại xuất chiêu “nhu”, áp dụng chính sách “âm-nhu” của Tăng Khánh Hồng, phát động chính sách “phát triển hòa bình” để đối đầu lại với Hoa Kỳ.

IV. Sơ Lược Tiểu Sử Tăng Khánh Hồng.
Tăng Khánh Hồng sinh năm 1939, là con của một quân nhân, Tăng Sơn (Zeng Shan), từng là Chỉ Huy Trưởng Quân Đoàn III của Mao Trạch Đông vào năm 1949. Tăng Sơn cũng từng là một Ủy Viên Trung Ương ĐCSTQ mãi cho đến năm 1966, trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa thì thất sủng. Mẹ của Tăng Khánh Hồng là Đặng Lưu Khanh (Deng Liuqin), từng là Chủ Nhiệm Trường Mẫu Giáo chuyên dạy con các cán bộ cao cấp ở Thượng Hải vào thập niên 1950s. Hiện nay nhiều trẻ đã học cùng với Đặng Lưu Khanh đã trở thành những cán bộ cao cấp trong ĐCSTQ hoặc những thương gia giàu có ở Thượng Hải.

Tăng Khánh Hồng lớn hơn Hồ Cẩm Đào 3 tuổi nên cũng học trên lớp họ Hồ. Năm 1963, họ Tăng ra trường kỹ sư từ Đại Học Kỹ Thuật Bắc Kinh. Họ Tăng không trải qua nhiều sôi nổi như Hồ Cẩm Đào. Học xong, họ Tăng trở về Thượng Hải làm việc. Năm 1984, Giang Trạch Dân đưa Tăng Khánh Hồng làm phụ tá. Sự nghiệp của Tăng Khánh Hồng từ đó đi lên dính chặt với cuộc đời của Giang Trạch Dân. Tăng trở thành “cố vấn” đặc biệt cho Giang giống y như Ngô Đình Nhu cố vấn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm hoặc Hoàng Đức Nhã cố vấn cho Nguyễn Văn Thiệu. Người ta đã gọi Tăng là “bộ óc suy nghĩ” của Giang.

Năm 1989, sinh viên xuống đường ở Bắc Kinh. Cao trào của sinh viên lan xuống Thượng Hải. Tháng 5, 1989, Tăng Khánh Hồng góp ý kiến yêu cầu Giang Trạch Dân phải đóng cửa tờ báo Kinh Tế Thế Giới, một tờ báo có khuynh hướng tiến bộ ủng hộ sinh viên. Cũng chính Tăng yêu cầu Giang đánh điện thư ủng hộ gấp cho Đặng Tiểu Bình dùng vũ lực triệt hạ cao trào của sinh viên. Giang Trạch Dân đã làm theo đúng đề nghị của Tăng, nên sau đó, Giang Trạch Dân đã được Đặng Tiểu Bình thương mến, triệu về Bắc Kinh thay thế cho Triệu Tử Dương làm Tổng Bí Thư ĐCSTQ.

Giang Trạch Dân đi lên Bắc Kinh thì ở nhà, Tăng Khánh Hồng thay thế Giang điều hành Thượng Hải. Thiếu vắng Tăng, Giang cảm thấy hụt hẫng nên Giang tìm cách đưa Tăng lên kinh đô, nhưng bị phe nhóm Bắc Kinh cản đường vì họ sợ phe đảng Thượng Hải sẽ lấn át. Người Bắc Kinh coi Thượng Hải chỉ là “băng đảng mafia” chớ không bao giờ coi trọng Thượng Hải là nơi xuất thân của chính trị. Chính vì điểm này, Tăng đã gặp khó khăn. Nhưng phe Bắc Kinh lầm to, vì nếu đem kỹ thuật băng đảng mafia, kỹ thuật cấy sinh tử phù của thương trường vào trong chính trị, thì đây lại là một lợi điểm kinh hoàng, giống y như những gì mà Lã Bất Vi đã làm trong thời Chiến Quốc. Các nhân vật ở Bắc Kinh ai cũng biết vai trò quan trọng của Tăng Khánh Hồng đối với họ Giang. Bắc Kinh tìm cách “đì” Tăng Khánh Hồng.

Họ gọi Tăng là “tổng thái giám” của “hoàng đế họ Giang.” Thời xưa, trong cung đình các vua chúa, tổng thái giám có thực quyền rất lớn, nhưng lại không có tước vị. Chính điểm này đã làm cho nhiều tổng thái giám cảm thấy uất hận vì bị thiếu một cái gì đó trong cơ thể cũng như trong xã hội. Hiểu được tâm lý này của Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân làm áp lực dữ dội để rồi vào năm 1993, Tăng được chính thức làm Bí Thư Thượng Hải. Như thế, Tăng đã có tước vị. Phe Bắc Kinh chơi xỏ, gọi Tăng là Tổng Quản Gia của Đại Phú Hào họ Giang. Tăng biết đối thủ tung chưởng chơi Tăng không ai khác chính là Hồ Cẩm Đào.

Nhưng, với bản tính trầm lặng, Tăng nín nhịn đợi thời. Tăng sử dụng Giang làm con bài tẩy để đối đầu với Hồ chớ không ra mặt chọi với Hồ.

Trong khi cuộc đấu chính trường còn đang gây cấn, chính Tăng đã đưa ra các chính sách cho họ Giang. Tăng chủ trương mở rộng chính trị, phát huy kinh tế thị trường, triệt hạ cao trào dân chủ như giáo phái Pháp Luân Công. Chính sách của Tăng tuy đầy sắt máu, nhưng lại khá uyển chuyển, nên đã giúp cho Trung Quốc vươn mạnh trên kinh tế cũng như trên chính trường. Cũng chính Tăng đem áp dụng binh pháp Tôn Tử, cài cấy sinh tử phù nơi các chính phủ đàn em và những quốc gia lân cận như Việt Nam và Kyrgystan để những người nắm quyền trong những nhà nước này cắt đất dâng biển cho Trung Quốc. Tăng muốn tạo cho họ Giang một hình ảnh là “Nhà Thống Nhất Vĩ Đại Của Trung Quốc.” Họ Giang mê đắm trước hình ảnh này mà Tăng đã tô vẻ, nên họ Giang nâng niu cưng chìu Tăng hết mình.

Năm 1997, trong Đại Hội thứ 15 của ĐCSTQ, Giang vận động để cho Tăng trở thành Ủy Viên Trung Ương chính thức, và là ủy viên dự khuyết của Bộ Chính Trị. Để tạ ơn sự ưu ái đó của họ Giang, tháng 10 năm 1998, Tăng giúp Giang thành lập chủ thuyết Tam Đại Biểu đưa vào cưỡng lĩnh của đảng, tạo thanh danh cho Giang ngang bằng với Đặng và Mao. Tam Đại Biểu (the Three Stresses Doctrine) là sự nhấn mạnh cải tiến trên ba mặt trận: n Chính trị, nghiên cứu, và phát huy chính nghĩa . Trên phương diện chính trịLý , Tăng chủ trương mở rộng tầng lớp đảng viên cho Nông, Công và bây giờ cả Thương Gia. Trên phương diện nghiên cứuý , Tăng chủ trương phát triển kỹ thuật quốc phòng và tình báo một cách cao, siêu việt để cạnh tranh với nước ngoài. Một trong những kỹ thuật là cấy sinh tử phù với những nhân vật cao cấp ở các chính phủ để buộc họ phải làm theo những gì Trung Quốc muốn. Trên phương diện á tranh giành chính nghĩa , Tăng chủ trương triệt hạ những tổ chức có mầm móng nguy hiểm làm sụp đổ sự cầm quyền của ĐCSTQ như trường hợp của các giáo phái, nhất là giáo phái Pháp Luân. Tuy nhiên, Tăng chủ trương phải giảm thiểu sự bất mãn của quần chúng bằng cách cho thực tập bầu cử ở hạ tầng, từ thôn xã cho đến huyện quận. Tăng chưa dám mở rộng cuộc bầu cử ở cấp tỉnh. Những đề xướng của Tăng giúp cho Trung Quốc vượt qua nhiều khó khăn, tạo uy tín cho họ Giang rất nhiều, đưa họ Giang lên ngang bằng với Đặng và Mao.

Để lấy lòng họ Tăng một cách ngoạn mục hơn, Tăng còn vận động Bộ Chính Trị thông qua nghị quyết buộc các đảng viên phải nghiên cứu học tập 45 bài viết. 45 bài viết đó gồm có 15 bài do Mao Trạch Đông, 15 bài do Đặng Tiểu Bình, và 15 bài do Giang Trạch Dân. Bộ Chính Trị thông qua đề nghị này. Giang Trạch Dân sung sướng vì như thế, Giang đã trở thành một “ông thần” đối với ĐCSTQ ngay khi Giang còn sống. Điều này là một điều ngoài sự mơ ước của Giang. Quá cảm động với lòng trung tín của Tăng, nên Giang, tuy không nói ra, chỉ định Tăng là người thừa kế của Giang. Tháng 3 năm 1999, Giang vận động trao cho Tăng nhiệm vụ Tổng Ủy Viên Tổ Chức và Phát Triển của Đảng. Với cương vị này, Tăng âm thầm xây dựng lực lượng để đối đầu với Hồ Cẩm Đào. Tăng cấy người Thượng Hải ở thượng tầng cấu trúc chuẩn bị một ngày trong tương lai giành quyền từ tay họ Hồ.

Để chắc ăn, trong phiên họp khóa 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương vào năm 2000, Giang Trạch Dân vận động để cho Tăng được vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị. Phe Bắc Kinh chống đối dữ dội và Giang đã thất bại. Giang không chịu thua, khóa họp kỳ 6 năm 2001, Giang lại vận động một lần nữa, và Giang lại thất bại. Giang và Tăng rất ấm ức chuyện này. Giang không chịu bó tay nên vào tháng 9 năm 2002, trong lúc công du Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, và họp bàn với Kim Jong Il, Giang công bố ở Trung Quốc có 2 trung tâm quyền lực, một của Hồ Cẩm Đào và một của Tăng Khánh Hồng. Giang đặt mọi người ở cái thế đã rồi, con trâu trước lưỡi cày. Phe Bắc Kinh trả đủa lại dữ dội. Phe Thượng Hải cũng không phải vừa, nên hậu trường chính trị trong 2 tuần ở Bắc Kinh đã khá rối rắm. Giang đi công du Hoa Kỳ vào tháng 10, 2002, dùng chiêu “cách sơn đả ngưu” để khỏi bị mang tiếng, thế là, ở Bắc Kinh, Tăng Khánh Hồng và Hoàng Cúc, một tay chân thân tín khác của Giang, đã loại bỏ được 2 người trong phe của Hồ Cẩm Đào, chễm chệ bước vào Ban Thường Vụ. Giang trở về và Đại Hội thứ 16 của ĐCSTQ bắt đầu. Xem xét tương quan lực lượng, Hồ Cẩm Đào đang ở thế thượng phong trên chính trường nhưng lại ở thế hạ phong trên thực quyền. Trung Quốc có lẽ đang tiến tới hình thức Tam Đầu Chế (Troika) gồm có Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng, và Phó Thủ Tướng Ngô Bang Quốc, nhưng, mọi sự được giám sát chặt chẽ bởi Thái Thượng Hoàng Giang Trạch Dân. Thái Thượng Hoàng Giang Trạch Dân ủng hộ cho Tăng Khánh Hồng, cưng chiều Tăng Khánh Hồng, thì có lẽ không lâu, Tăng Khánh Hồng sẽ thay thế cho Hồ Cẩm Đào. (Nhưng, như đã trình bày, năm 2004, Hồ Cẩm Đào cao tay ấn, loại luôn Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, và giờ đây, quyền lực đã nằm trọn trong tay Hồ Cẩm Đào, Hồ Cẩm Đào lại xoay chuyển thế cờ, áp dụng chính sách “âm-nhu” của họ Tăng trong chính sách đối ngoại tấn công Hoa Kỳ và những quốc gia mà Trung Quốc muốn khống chế.

Kết Luận:

Chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam làm cho Hoa Kỳ rất khó chịu, nhất là việc mà Trung Quốc đòi ký thuê vịnh Cam Ranh (49 năm hay 99 năm) hất chân Hoa Kỳ ra khỏi nơi đây mà Hoa Kỳ đã tốn không biết bao nhiêu công của đầu tư vào. Đại sứ Michael Marine của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bỏ công sức ra vận động người Việt hải ngoại yểm trợ cho CSVN nhưng không thành công, chắc bây giờ ông thấy tại sao người Việt hải ngoại đã không làm chuyện đó vì không ai có thể tin được CSVN để phải bị mất cả chì lẫn chài. Hoa Kỳ tin vào phe Cộng Sản miền Nam, đó là chuyện của Hoa Kỳ, nhưng, bài học cho thấy rõ phe Cộng Sản miền Nam sẽ im re không dám ho hé, vì hó hé là chết, khi mà đàn anh Trung Quốc “nhúng tay” vào. Liệu Hoa Kỳ có để yên cho Trung Quốc thuê vịnh Cam Ranh hay không? Chắc chắn là không, nhưng với chính sách nuôi dưỡng Cộng Sản miền Nam, chắc chắn Hoa Kỳ cũng chẳng giải quyết được vấn đề. Giải quyết vấn đề cách rốt ráo và hay nhất đó chính là Hoa Kỳ hãy yểm trợ cho Lực Lượng Dân Chủ giải thể chế độ CSVN./.

Houston ngày 14/11/2005.

++++++++++++++++++

 

THƠ TẶNG HOÀNG DUY HÙNG

Hoàng Duy Hùng, năm nay bao nhiêu tuổi,
Còn trẻ hay đã già, quê quán tại nơi đâu?
Nam Quan hay Cà Mau, cháu con ông bà nào?
Các cụ còn hay khuất, học vấn đã đến đâu?
Khoa học thật cao siêu, triết học đều lưu loát,
Kim cổ chịu sưu tầm, đông tây cố truy lục,
Ý chí thật rõ ràng, ngôn ngữ thật phóng khoáng.
Chỉ hiềm chưa biết được mặt, làm sao hiểu được người.
Cổ nhân xưa đã dạy, xem văn sẽ biết người người,
Anh hùng hay tiểu nhân, thọ yểu hay thanh bần,
Đều hiện ra ngôn ngữ, khẩu khiếu ở lời văn.
Biết trước lúc vị lai, hiểu sau khi hiện tại.
Xem văn nên quý người, chỉ tiếc chưa được gặp.
Theo dõi mấy năm nay, mới biết anh học Luật,
Chắc hẳn anh còn trẻ, chẳng phải tuổi đã già.
Tương lai của nước nhà, ước mong có hy vọng.
Tôi xem truyện, và sấm ký nói thể kỷ 20 anh hùng tận, 21 mới có anh hùng (tôi tả 2 câu dưới đây)


Đất rộng mênh mông, khát kẻ anh hùng tìm chưa thấy.
Nhân sinh vô số, vọng người quân tử, kiếm không ra.


Tôi đã theo dõi, tìm hiểu người này học vấn tốt.
Đỗ luật sư tại Mỹ, chắc người còn trẻ, thế kỷ tới.
Nhà anh có phúc đức tổ tiên cha mẹ để lại,
Sau này có thể làm quân sư, như Trương Lương, Trần Bình xưa.
Núi sông Đất Việt đang chờ con cháu sau này.

Cụ Nguyễn Thị Chung, Người Sông Nhuệ.

 


-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom