tittle


bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

DUBAI VÀ NHỮNG HẢI CẢNG HOA KỲ.

Ls. Hoàng Duy Hùng

Cuối tháng 2, 2006, công ty Dubai Ports World của nước United Arab Emirates (viết tắt UAE) đồng ý mua lại công ty Penisular & Oriental Steam Navigation (viết tắt là P & O) của nước Anh với giá 6 tỷ 8 Mỹ Kim. Năm 2004, việc điều hành 6 hải cảng của Hoa Kỳ mang lại lợi tức cho P & O 28.1 triệu Mỹ Kim, khoảng 10% lợi nhuận của công ty này. Dubai Ports World là một công ty của chính phủ Dubai. Công ty này điều hành 22 hải cảng trên thế giới và hàng năm họ chuyên chở khoảng 13 triệu kiện hàng 20 feet (20 feet container unit). Nội các của Tổng Thống George W. Bush ủng hộ cho thương vụ này. Tổng Thống Bush cho biết trước đây ông không biết việc mua bán này, nhưng vài ngày sau khi thương vụ đã được ký kết, ông được tường trình đầy đủ, và sau khi xem xét các báo cáo, ông ủng hộ. Nhưng đa số Quốc Hội, dân Hoa Kỳ, và ngay cả các đảng viên Cộng Hòa, phản đối việc này một cách dữ dội.

Công ty Peninsular & Oriental Steam Navigation có trụ sở ở London, họ chuyên về điều hành các hải cảng lớn ở trên thế giới, trong đó có 6 hải cảng của Hoa Kỳ. Nếu công ty Dubai Ports World mua lại công ty Penisular & Oriental Steam Navigation thì công ty Dubai Ports World được quyền điều hành 6 hải cảng lớn của nước Mỹ. Người dân Hoa Kỳ e ngại một công ty Ả Rập ở Trung Đông điều hành 6 hải cảng này sẽ là cơ hội lớn cho khủng bố xâm nhập vào Hoa Kỳ, và như thế, an ninh của Hoa Kỳ ở trên bờ vực thẳm.

Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài Vào Hoa Kỳ – Committee On Foreign Investment In The U.S. (viết tắt là CFIUS) của Quốc Hội nhóm họp khẩn cấp, tuyệt đại đa số, trong đó có nhiều dân biểu Cộng Hòa, biểu quyết chống lại không chịu để cho Dubai Ports World điều hành các hải cảng của Mỹ. Uy tín của Tổng Thống Bush xuống thấp chưa bao giờ có, chỉ còn có 35%. Quốc Hội hăm he cho biết nếu Tổng Thống Bush vẫn cương quyết để cho Dubai Ports World điều hành các hải cảng Hoa Kỳ, họ sẽ tìm bằng mọi cách phủ quyết. Đứng trước sự phản đối quá dữ dội của quần chúng và của Quốc Hội, Tổng Thống Bush tuyên bố dành thời gian 45 ngày để điều nghiên kỹ công ty Dubai Ports World.

Hoa Kỳ là con chim đầu đàn cổ võ cho dân chủ và mậu dịch toàn cầu hóa. Nguyên tắc của mậu dịch toàn cầu hóa là không được kỳ thị, là tôn trọng các thỏa thuận giữa các công ty. Nếu Hoa Kỳ không ứng xử đúng trong vụ này, Hoa Kỳ sẽ làm mất lòng cả khối Ả Rập, mất lòng luôn với một số nước ở Âu Châu có làm ăn với khối Ả Rập. Cách ứng xử của người dân Hoa Kỳ cho mọi người có cảm giác dân Hoa Kỳ có ác cảm với người Ả Rập nói chung, cứ Ả Rập là có “nguy hại đến an ninh quốc gia.” @@ Để biện minh cho việc chống đối, CFIUS nhắc đi nhắc lại dữ kiện trong vụ 9/11 có hai (2) người dùng thông hành của United Arab Emirates.

Hành Pháp có một ánh nhìn khác. Bộ Trưởng Bộ An Ninh Nội Chính, ông Michael Chertoff, hôm thứ Hai ngày 6 tháng 3, 2006, tuyên bố với một số ký giả của báo Wall Street Journal rằng nếu Hoa Kỳ không để cho công ty Dubai Ports World mua lại công ty Penisular & Oriental Steam Navigation, để cho công ty Dubai Ports World điều hành các hải cảng của Hoa Kỳ, thì, Hoa Kỳ g đ “đánh mất cơ hội để kiện toàn an ninh của mình.” đ Tại sao lại có quan điểm trái ngược nhau như vậy giữa Lập Pháp và Hành Pháp? Hơn nữa, Tổng Thống Bush là người đề cao chiến tranh chống khủng bố, là người đưa chính sách chống khủng bố lên hàng đầu trong 2 nhiệm kỳ của ông, chẳng lẽ lại sơ hở đến nỗi để cho khủng bố xâm nhập Hoa Kỳ bằng con đường này? Để hiểu được sự mâu thuẫn đó, chúng ta cần biết thêm những thông tin.

United Arab Emirates là một quốc gia nhỏ diện tích khoảng bằng tiểu bang Maine nằm dọc theo eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư. Đối diện với UAE ở bên kia bờ phía tây là nước Iran. Phía đông là Saudi Arabia. Phía bắc là Qatar, Kuwait và Iraq. Phía nam là Oman. Năm 1971, UAE được thành lập gồm 7 bộ tộc trong đó có Dubai. Dubai là một thành phố lớn nhất và cũng là một tiểu bang của UAE, có rất nhiều quyền tự trị. Thập niên 1950s, Dubai còn đầy dẫy các lều trại và ngôi nhà lá nhưng bay giờ là một thành phố tân tiến.

UAE có hơn 4 triệu dân trong đó khoảng 2 triệu ở Dubai. Trong hơn 4 triệu dân đó, khoảng 20% là công dân UAE, người Ả Rập chính cống, còn lại 80% là người di dân Ấn Độ, Pakistani, Bangladesh, những thương gia và những người nghỉ hưu giàu có từ nước Anh, Mỹ, Úc và Âu Châu.

Tài nguyên của UAE là các mỏ dầu và mỏ khí. Tuy tài nguyên này của họ không nhiều bằng những quốc gia lân cận như Saudi Arabia, Qatar, v.v,, nhưng cũng đủ làm cho họ sống sung túc. UAE, nhất là thành phố Dubai, còn lợi điểm đó là vị thế nằm ở ngay eo biển Hormuz, ngõ thông thương Vịnh Ba Tư, Biển Ả Rập, và Ấn Độ Dương nên Dubai trở thành một thương cảng lớn nhất trong vùng. Từ năm 1980 đến nay, Dubai là nơi tấp nập các du khách còn đông hơn cả Ai Cập và những kim tự tháp!!! Khi Hoa Kỳ giúp cho Iraq đánh Iran năm 1980, Dubai là cảng lớn để Hoa Kỳ đổ hàng. Hai cuộc chiến Vùng Vịnh đánh Iraq năm 1990 và 2003, Dubai là nơi dung dưỡng và đổ quân của Hoa Kỳ. Hiện nay, UAE là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Chính phủ Dubai là chủ công ty điều hành các hải cảng (terminal manager) và Emirates Air, hãng hàng không lớn nhất của Trung Đông. Sau 9/11, Dubai đã mua Essex House Hotel và tòa cao ốc Helmsley ở New York, Sir Francis Drake Hotel ở San Francisco, hơn 1 tỷ đồng đầu tư vào các chung cư tại Mỹ, và họ cũng mua 1/3 cổ phần du thuyền London Eye nằm bên bờ sông Thames.

Năm 2004, Dubai Ports World mua lại một công ty của người Mỹ, CSX Corp ở Jacksonville, Florida với trị giá $1.15 tỷ Mỹ Kim. Công ty CSX điều hành các cảng lớn ở ngay lục địa Trung Quốc. Công ty CSX không có điều hành hải cảng nào của Hoa Kỳ. Thương vụ này, Trung Quốc đã không phản đối. Bây giờ Hoa Kỳ phản đối, liệu các quốc gia như Trung Quốc có nhìn Hoa Kỳ với một ánh mắt thiếu thiện cảm và nghi ngờ hay không? Hãy nhớ, Dubai Ports World còn điều hành các hải cảng lớn khác trên thế giới, trong đó có Ấn Độ và Romania.

Gần 3 thập niên qua, các thương gia Ấn, Pakistani, Bangladesh, Mỹ, Anh, Úc và Âu Châu đến Dubai làm ăn ngày càng đông, họ trở nên đa số ở đây chớ không phải người Ả Rập. Hoa Kỳ đã phải nhờ đến Dubai trong 2 cuộc chiến 1990 và 2003. Sau 2 cuộc chiến đó, Dubai mua 80 chiếc chiến đấu cơ F16 Desert Falcons với giá 6.4 tỷ Mỹ Kim. Liên hệ của Dubai và Hoa Kỳ khắn khít, xen kẻ với nhau, và nếu không khéo ứng xử, liên hệ này rạn nứt thì coi chừng người bị thiệt hại nặng chính là Hoa Kỳ.

Hai người dùng passport UAE trong vụ 9/11 không thể nào so sánh với tuyệt đại đa số người dân UAE đang sát cánh với Hoa Kỳ trong nhiều phương diện. Trong một quốc gia, có kẻ tốt người xấu, không thể chỉ vì một vài cá nhân mà làm hỏng cả đại cuộc. Vụ 9/11 xảy ra, chính UAE đã cung cấp cho Hoa Kỳ nhiều chi tiết để bắt những kẻ tình nghi khủng bố. Hơn nữa, UAE gồm 80% những người không phải là Ả Rập. Những di dân Ấn Độ, Pakistani, Bangladesh thì ngay tại nước gốc, Hoa Kỳ đều là đồng minh hay có liên hệ chặt chẽ. Còn những người Anh, Mỹ, và Úc ở đây thì khỏi phải nói, họ ủng hộ Hoa Kỳ vì chính Hoa Kỳ là nền tảng thành công và an ninh cho họ. Hiện nay Hoa Kỳ rất cần Dubai để kiểm soát Iran (cách chưa đầy 2 phút phóng hỏa tiễn), và đó chính là một trong những cánh cửa an ninh nhất của Hoa Kỳ.

CFIUS e ngại chỉ cần một vài kẻ xấu mua chuộc móc ngoặc ban điều hành của Dubai Ports World, xâm nhập vào hải cảng, chuyển thuốc nổ hay bí mật đưa những kẻ tình nguyện tự sát vào Hoa Kỳ thì coi như an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa. Họ viện dẫn Trung Cộng đã đưa nhiều di dân lậu sang Hoa Kỳ bằng cách nhốt những người đó ở trong hầm các chuyến tàu hoặc trong các kiện hàng. Trong quá khứ, có một người khủng bố đã tìm cách vào Hoa Kỳ bằng cách trốn ở trong một kiện hàng, thở bằng một ống thông hơi nhỏ, ăn uống khem khổ, mong rằng lọt vào Hoa Kỳ để thi hành kế hoạch nhưng đã bị bại lộ.

Thật ra theo quan sát của các chuyên viên quốc tế, việc điều hành các hải cảng đã có nhiều kẻ hở từ lâu rồi. Các hải cảng lớn, dầu có các nhân viên an ninh và cảnh sát kiểm soát, nhưng không kham cho nổi mức lưu lượng lớn hàng ngày. Mỗi một ngày có hàng triệu kiện hàng chuyển vào Hoa Kỳ, các nhân viên hải quan của Hoa Kỳ chỉ xét khoảng 8% các kiện hàng này mà thôi, xét bất thần (randomly) hay xét kiện hàng nào thấy có dấu chỉ nghi ngờ Nếu chuyên viên khủng bố quyết tâm xâm nhập vào Hoa Kỳ bằng con đường này thì họ sẽ làm được, không cần biết các hải cảng đó được điều hành bởi một công ty người Mỹ hay công ty người Ả Rập.

Bộ Trưởng An Ninh Nội Chính Michael Chertoff cho rằng khi Dubai Ports World điều hành 6 hải cảng của Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội nhúng tay vào Dubai Ports World, yêu cầu Dubai Ports World cộng tác với chính phủ Hoa Kỳ điều nghiên kỹ lưỡng các nhân viên, và với sự hợp tác này, Hoa Kỳ có cơ hội chận đứng những âm mưu khủng bố manh nha ở Trung Đông. Theo ông Michael Chertoff, đó chính là sự kiện toàn an ninh hơn chớ không phải làm cho Hoa Kỳ bị mất an ninh.

Hiện nay Hoa Kỳ có hơn 10 ngàn tỷ Mỹ Kim đầu tư ở nước ngoài. Ngược lại, mỗi tuần, Hoa Kỳ phải thu hút đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ Kim dưới đủ hình dạng như cổ phiếu, bond, portfolio, IOUs v.v. Con tàu “toàn cầu hóa” đang chạy tốc độ nhanh, ngon trớn, thì bị vụ mua bán của Dubai Ports World làm khựng lại. Nước Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tìm cách ngăn chận không cho các công ty nước ngoài mua lại các công ty nội địa của họ. Người ta bắt đầu có thái độ giữ kẻ và e dè lẫn nhau. Nếu “cái khựhg” này (backlash) không vượt qua được, kinh tế toàn cầu sẽ bị ngưng trệ vì ngày hôm nay nền kinh tế của các quốc gia đều phải lệ thuộc vào nhau (interdependent). Siêu cường Hoa Kỳ không có sự đầu tư nước ngoài vào thì cũng sụm bà chè như mọi quốc gia khác vậy.

Vấn đề khó khăn đó là tâm lý quần chúng của Hoa Kỳ không chấp nhận sự điều hành các hải cảng của họ do một công ty người Ả Rập. Một khi đã có thiên kiến, họ ít tìm hiểu các dữ kiện tới nơi tới chốn, họ làm ồn ào, họ tẩy chay các chính khách không theo ý họ, nên các chính khách e sợ mất phiếu, các chính khách ngã theo trào lưu, quyết tâm chống đối và gây khó khăn cho Hành Pháp. Tổng Thống Bush là con người có lập trường, ông không nhượng bộ, và chính vì sự dứt khoát này, trước mắt, ông sẽ bị mất điểm, nhưng về lâu về dài, các sử gia sẽ đánh giá ông là người có viễn kiến.

Để làm giảm ác cảm của quần chúng Hoa Kỳ, Dubai Ports World tuyên bố họ thành lập bộ phận đặc trách các hải cảng Hoa Kỳ, chuyển giao sự điều hành bộ phận này cho những người Hoa Kỳ. Lời tuyên bố này vẫn bị các chính khách làm ngơ, đến độ Thượng Nghị Sĩ Charles Schumer (Đảng Dân Chủ ở New York) viết thư cho Tổng Thống Bush: “We are going to scrutinize this deal with a fine tooth comb to make sure the separation between American port operators and Dubai Ports World is complete and security is tight as a drum.”- “Chúng tôi sẽ dò xét thương vụ này với một cái lược thật tốt để bảo đảm được sự tách biệt giữa những người điều hành hải cảng Mỹ và Dubai Ports World là hoàn toàn, và an ninh thì chặt chẽ đến nỗi con ruồi cũng không bay qua được (ngạn ngữ của Hoa Kỳ dùng là as tight as a drum, chặt như như một cái trống.)”

Chuyện ở đây không phải chỉ là “an ninh Hoa Kỳ” g mà còn là “tương quan Hoa Kỳ với các quốc gia trong chiến lược toàn cầu hóa.” Phối hợp được cả hai vấn đề này để cùng giải quyết thì Hoa Kỳ mới bảo toàn được an ninh và vị trí lãnh đạo của mình trên toàn thế giới. Hiện nay dân chúng của Hoa Kỳ đang ở trong sự xúc cảm nên chắc chắn những ngày tới, nội các của Tổng Thống Bush sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mua bán của Penisular & Oriental Steam Navigation và Dubai Ports World./.

Houston ngày 15/3/06.

 


-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom