tittle


bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------



Những Bài Học Lịch Sử Cho Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

LS Hoàng Duy Hùng.

Những năm gần đây ở trong nước nở rộ những tiếng nói bất mãn và phong trào dân chủ. Thời kỳ cực thịnh của Cộng Sản ở những thập niên 1950s – 1980s thì chắc chắn những tiếng nói này đã bị dập tắt ngay từ trong trứng nước, người này thì bị bỏ tù, kẻ kia thì bị bạo quyền cho đi mò tôm bằng hình thức này hay hình thức khác.

Để có một thái độ đúng đắn với cao trào này, chúng ta cần ôn lại những biến chuyển lịch sử cận đại liên quan đến các chế độ cộng sản trên toàn thế giới.

1/ Đông Đức 1953: Tháng 5 năm 1953, Bộ Chính Trị ĐCS Đông Đức ra nghị quyết buộc công nhân tăng sản xuất 10%. Ngày 16 tháng 6 năm 1953, công nhân ở Berlin biểu tình phản đối nghị quyết này. Cuộc biểu tình này lớn mạnh nhanh chóng và lan rộng cả nước. Chỉ trong một ngày, hàng trăm ngàn người xuống đường ở Berlin. Ngày 17 tháng 6 năm 1953, xe tăng của Liên Xô được điều động để tàn sát cuộc biểu tình. Lúc đó Cộng Sản nói chỉ có 51 người bị chết, nhưng sau năm 1990, người ta cho biết con số thương vong ít nhất là 267. Nếu không có quân ngoại bang, tức là Hồng Quân Sô Viết, nhúng tay vào đàn áp, người ta dự trù các đảng viên cộng sản Đông Đức đã lặng thinh để cho dân muốn làm gì thì làm, và có lẽ nước Đức đã được thống nhất vào năm 1953 chớ không phải đợi mãi tới năm 1989.

2/ Hung Gia Lợi 1956: Năm 1945, sau khi đem Hồng Quân vào Hungary (Hung Gia Lợi) thiết lập chế độ cộng sản tại đây, Stalin đưa Matyas Rakosi (1892-1971) làm Tổng Bí Thư ĐCS Hung. Imre Nagy (1896-1958) được cử làm Bộ Trưởng Nông Nghiệp và sau đó năm 1953-1955 được cử làm Thủ Tướng. Imre Nagy có tư tưởng tiến bộ nên đã là cái gai trong mắt những người bảo thủ. Nhóm bảo thủ đã từng nói họ không sợ người dân nổi dậy, họ sợ những đảng viên cộng sản có thế lực đi một chiều hướng khác. Imre Nagy liên minh với Tổng Bí Thư Matyas Rakosi đưa ra chính sách cởi mở, lập tức bị đám bảo thủ vận động với quan thày Liên Xô, và năm 1955 họ hạ bệ và khai trừ cả Imre Nagy và Matyas Rakosi. Erno Gero (1898-1980) lên thay Rakosi làm Tổng Bí Thư và Andras Hegedus (1922-1999) thay Imre Nagy làm Thủ Tướng. Năm 1956, từ ngày 23 tháng 10 đến ngày 4 tháng 11, quốc dân Hungary đứng dậy tìm cách lật đổ chế độ Cộng Sản và họ đưa ông Imre Nagy lên làm Thủ Tướng. Imre Nagy buộc lòng phải cộng tác với Tổng Bí Thư bảo thủ Erno Gero. Erno Gero và Andras Hegedus liên lạc với Liên Xô xin họ đem quân vào triệt hạ sự nổi dậy của quần chúng. Với tư cách Thủ Tướng, Imre Nagy buộc lòng phải liên lạc với Yuri Andropov (sau này làm Tổng Bí Thư ĐCS Liên Xô) xin ông Andropov khi đưa quân vào Hung thì đừng tàn sát dân Hung. Nhưng, khi Hồng Quân Sô Viết vào Hung, Andropov đã nuốt lời, thẳng tay triệt hạ cách thô bạo dân chúng Hung. Sau khi triệt hạ sự nổi dậy của dân Hung, Liên Xô đưa ông Janos Kadar (1912-1989) lên làm Tổng Bí Thư thay cho Erno Gero kiêm nhiệm chức Thủ Tướng. Imre Nagy chạy vào tỵ nạn trong Tòa Đại Sứ Nam Tư (Yugoslavia) ở Budapest. Ông được hứa cho đi Romania mà không bị làm khó dễ, nhưng trên đường đi, ông bị chế độ của Janos Kadar bắt lại, đưa ông về giam ở Budapest, và tháng 6 năm 1958, họ bí mật xử treo cổ ông. Cộng sản đối xử với nhau tàn bạo hơn những đối thủ khác vì cho rằng nội thù nguy hiểm đến việc bảo vệ ghế của họ.

3/ Tiệp-Khắc 1968. Năm 1968, Alexander Dubcek (1921-1992) thay thế Antonin Novotny làm Tổng Bí Thư ĐCS Czechoslovak (Tiệp – Khắc) và ông Ludvik Svobada thay thế ông Antonin Novotny làm Chủ Tịch Nhà Nước. Ông Alexander Dubcek phát động Chương Trình Hành Động, một chính sách cấp tiến mà qua chính sách này ông mở trói cho người dân có quyền tự do báo chí mà trong chế độ Cộng Sản không hề có trước đó. Người dân Tiệp-Khắc đón mừng hân hoan, họ như muốn nổi loạn chống lại Liên Xô. Tổng Bí Thư ĐCS Liên Xô là Brezhnev không hài lòng chút nào. Qua vài tháng ra lệnh không được đối với Dubcek, ngày 20 tháng 8 năm 1968, Brezhnev ra lệnh quân đội trong Khối Warsova (Warsaw Pact - khối Cộng Sản), vài trăm ngàn quân, 5000 xe tăng thiết giáp, tiến thẳng vào chiếm đóng thủ đô Prague. Ông Alexander Dubcek kêu gọi dân chúng kháng chiến chống quân Liên Xô. Hàng loạt người bị giết chết. Ông Alexander Dubcek bị bắt sang Moscova và Liên Xô đặt ông Gustav Husak lên thay chức Tổng Bí Thư. Quân đội Sô Viết chiếm đóng Tiệp-Khắc, ngày 19 tháng 1 năm 1969, sinh viên Jan Palach tự thiêu ở Công Trường Wenceslas, Prague, để phản đối sự chiếm đóng này của Sô Viết. Năm 1969, ông Alexander Dubcek bị khai trừ khỏi ĐCS Tiệp Khắc, họ đưa ông về giam lỏng 18 năm trời ở một công ty gỗ tại Slovakia. Sau khi Cộng Sản sụp đổ năm 1989, ông được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang của hai cộng hòa Tiệp và Khắc (sau này tách ra làm 2 quốc gia). Năm 1992, ông Dubcek qua đời vì tai nạn xe hơi.

4/ Ba Lan 1989: Năm 1979, Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarity) của ông Lech Walesa được thành lập ở Gdansk. Với sự hỗ trợ tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một người Ba Lan, Công Đoàn này lớn mạnh ở thập niên 1980. Ngày 13 tháng 12 năm 1981, Tổng Bí Thư ĐCS Ba Lan là Wojcieh Jaruselski (1923-?) ra lệnh đàn áp Công Đoàn một cách dã man. Sau khi Cộng Sản sụp đổ ở Ba Lan, người ta biết nguyên do tại sao ông Jaruselski lại ra lệnh bắt bớ Công Đoàn một cách dữ dội như vậy. Lý do đơn giản đó là nếu ông không bắt bớ Công Đoàn Đoàn Kết, Liên Xô sẽ đưa Hồng Quân vào Ba Lan, lấy lý do dẹp sự nổi loạn của Công Đoàn, rồi ngồi chễm chệ cai trị nước này luôn như họ đã từng làm với Đông Đức, Hung, và Tiệp Khắc. Người ta cũng khám phá ra Jaruselski đã “đi đêm” với Vatican và Hoa Kỳ, và theo cố vấn của Hoa Kỳ, Jaruselski bề ngoài thì đàn áp Solidarity để tạo chất xúc tác cho Công Đoàn đấu tranh, bề trong thì hỗ trợ giúp cho những vị lãnh đạo của Công Đoàn. Giữa hai cái xấu, Jaruselski đã chọn cái xấu ít hơn. Bây giờ, nhiều quyển sách đã viết nhận định công và tội của Jaruselski, và đa phần người Ba Lan cho rằng Jaruselski là người yêu nước có công hơn là có tội.

5/ Romania 1989: Tháng 3 năm 1965, Tổng Bí Thư Gheorghiu-Dei qua đời, Nicolae Ceaucescu (1918-1989) lên thay thế lãnh đạo nước Romania. Nicolae Ceaucescu tạo cho vợ là Elena (1919-1989) một quyền lực siêu hình ngang ngữa với ông ấy. Elena gặp Nicolae năm 1939 và hai người cưới nhau năm 1946. Từ năm 1965 đến năm 1989, Romania nằm trong bàn tay sắt của hai vợ chồng Ceaucescu và những người con của họ: Đứa con đỡ đầu Valentin (1948 -? Không dính líu chính trị và việc làm của Nicolae nên sau này được tha), con gái Zoia (1950), và con trai Nicu (1951-1994. Nicu bị bắt năm 1994 vì tội lạm dụng công quỹ của Romania trong thời Nicolae, và Nicu qua đời vì bệnh gan Cirrhosis vào năm 1994 tại một bệnh viện ở Vienna nước Áo).

Dân Romania và nhiều tướng tá của hai vợ chồng Ceaucescu muốn lật đổ họ nhiều lần mà không được. Nổi tiếng nhất trong các vụ tỵ nạn chính trị phải kể là vụ Thiếu Tướng Ion Mihai Pacepa của Bộ Công An Bảo Vệ Chính Trị (Political Police mà Ceaucescu thành lập lấy tên là Securitate) bỏ trốn sang Hoa Kỳ năm 1978. Tướng Pacepa đã giúp cho tình báo của Mỹ biết nhiều về hệ thống công an bảo vệ chính trị và các nhân sự trong chế độ của hai vợ chồng Ceaucescu. Nhờ sự giúp đỡ của Pacepa, CIA biết rất rõ ai ở trong ĐCS Romania lại là người âm thầm chống đối lại chế độ Cộng Sản tại nơi này. Năm 1986, Tướng Pacepa cho xuất bản quyển sách Red Horizons: Chronicles of a Communist Spy Chief (ISBN 0895265702) nói rõ chi li chế độ của hai vợ chồng Ceaucescu.

Theo Đại Tá Dumitru Burlan, những tướng tá trong Securitate, sau cuộc đào thoát của Thiếu Tướng Pacepa, thì từ năm 1982 đã có âm mưu đảo chính Ceaucescu rồi nhưng họ không dám vọng động ngay, họ phải ẩn nhẫn chờ thời, trong đó có Đại Tướng Victor Stanculescu và Tướng Neagoe là hai cố vấn thân cận nhất của Ceauscescu. Thời điểm này, ông Ion Iliescu (1930 -?) mới chỉ là một cán bộ trung cấp trong ĐCS Romania, được chú ý là một người có tư tưởng tiến bộ, bị Securitate theo dõi và giam lỏng, nhưng, chính Ceauscescu lại đánh giá những người như Ion Ilescu không có nguy hiểm bằng những người đang lãnh đạo Securitate.!!! Sau khi hai vợ chồng Ceaucescu bị giết chết, ông Ion Ilescu thành lập đảng mới, Mặt Trận Dân Chủ Cứu Nguy Dân Tộc (Democratic National Salvation Front, viết tắt là FSDN), ông được bầu làm Tổng Thống.

Thời cơ cho các tướng tạo biến động làm sụp đổ chế độ độc tài của hai vợ chồng Ceaucescu đó là vụ linh mục Laszlo Tokes (1/4/1951-?) ở Timisoara. Vùng đất Timisoara trước đây thuộc về nước Hung, nhưng Liên Xô ép cho Hung phải nhường cho Romania. Người dân ở đây nói tiếng Hung, họ vọng tưởng cố quốc là nước Hung. Mùa hè năm 1988, Tokes là một linh mục trẻ của Giáo Hội Cải Cách Hung, ông lên bục giảng thuyết cách hùng hồn đó là giáo dân có “bổn phận với Chúa và Giáo Hội, nhưng, giáo dân cũng có bổn phận với đất nước và Tổ Quốc của mình.” Khi nói “đất nước và Tổ Quốc” thì linh mục Tokes ám chỉ nước Hung hơn là Romania. Linh muc Tokes phản đối những chính sách đồng hóa người Hung của chế độ Ceaucescu. Mật vụ theo dõi, họ làm áp lực với Đức Giám Mục Laszlo Papp ngăn cản linh mục Tokes, không cho linh mục Tokes tổ chức Lễ Hội Văn Hóa Tháng 10 năm 1988 và các cuộc họp với thanh niên thiếu nữ vì e sợ linh mục kích động lòng ái quốc của họ. Bất chấp sự ngăn cấm của giám mục Laszlo, linh mục Tokes hợp tác với Đức Giám Mục của Chính Thống Giáo tổ chức lễ hội này vào mùa xuân năm 1989. Đức Giám Mục Laszlo Papp, do áp lực của công an, ra lệnh cho linh mục Tokes không được giảng ở Timisoara nữa, và phải thuyên chuyển ngay lập tức tới xứ đạo hẻo lánh Mineu. Linh mục Tokes không chịu dời đi và vẫn tiếp tục giảng. Giáo dân ủng hộ linh mục Tokes hết mình.

Để hù dọa dân chúng, công an bắt bớ giam cầm một số người, trong đó có thân phụ của linh mục Tokes. Người ta cũng nghi cái chết của thanh niên Erno Ujvarossy ở bìa rừng vào ngày 14 tháng 9 năm 1989 là do công an làm như một hình thức khủng bố tinh thần thanh niên thiếu nữ trong giáo xứ.

Ngày 20 tháng 10 năm 1989, Tòa ra lệnh trục xuất linh mục Tokes ra khỏi Timisoara. Linh mục Tokes kháng cáo. Ngày 2 tháng 11, 4 công an chìm giả dạng kẻ cướp nhào vào đâm lũng các bánh xe của linh mục Tokes. Thanh niên trong giáo xứ đổ ra bảo vệ linh mục. Thời gian này, Bộ Ngoại Giao Hung mời Đại Sứ Romania đến báo tin họ rất quan tâm đến tính mạng của linh mục Tokes. Đơn kháng cáo của linh mục Tokes bị từ khước, và Tòa ấn định ngày 15 tháng 12 là ngày linh mục Tokes phải bị trục xuất.

Chiều 14 tháng 12, giáo dân đốt nến cầu nguyện, họ làm một vòng giây xích bằng người ngăn cản không cho công an vào. Ngày 15 công an không trục xuất linh mục Tokes được. Ngày 16 thị trưởng Tismisoara đến yêu cầu linh mục Tokes đi, linh mục muốn ra đi, yêu cầu giáo dân giải tán, nhưng giáo dân nhất định không chịu. Càng lúc đám đông càng nhiều người hơn, họ chuyển hướng đấu tranh, hát những bài yêu nước mà từ năm 1947 đã bị cấm như bài “Thức Dậy Đi Hỡi Người Romanie.” 5 giờ chiều ngày 16, công an sử dụng vòi ròng xịt vào đám đông, và hành động này như châm ngòi vào lửa, thế là đám đông tấn công lại công an, công an bỏ chạy, họ đem hết các vòi ròng này vất xuống sông. Bấy giờ, họ hò những câu đảo đảo chế độ cộng sản, đả đảo hai vợ chồng Ceaucescu. Rạng ngày 17, Elena Ceaucescu ra lệnh cho Tướng Victor Stanculescu và Mihai Chitac đưa công an và quân đội tràn vào, xả súng vào đám đông, con số tử vong khoảng hơn 100 người. Mihai Chitac sau này bị tòa án Romania xử 15 năm tù về tội giết hại này, còn Victor Stanculescu bỏ trốn, năm 2000, Romania xin Interpol ra trát truy nã ông mà cho tới ngày hôm nay ông vẫn ở tại đào. Ngày 18, hàng vạn công nhân Tismisoara xuống đường biểu tình cách ôn hòa, và cuộc biểu tình này nhanh chóng lan sang các tỉnh khác đến độ Thủ Đô Bucharest cũng không còn yên. Linh mục Laszlo Tokes sau này được thăng lên làm giám mục của giáo phận Kiralyhagomellek.

Chưa đánh giá đúng tình hình, ngày 18 tháng 12, Nicolae Ceaucescu còn lên máy bang đi công du Iran, ông giao cho vợ là Elena giải quyết cuộc biểu tình. Ngày 20, Nicolae Ceaucescu trở về nước, thấy tình thế đã khác hẳn, ông lên truyền hình để trấn an dân chúng tuyên truyền rằng biến cố ở Timisoara là do bàn tay ngoại bang nhúng vào, ý ông nói là do nước Hung xúi giục. Nicolae Ceaucescu kêu gọi dân chúng hãy xuống đường ở Thủ Đô Bucharest ủng hộ ông chống lại sự thọc tay quấy nhiễu của ngoại bang. Theo lời kêu gọi của hai vợ chồng Ceaucescu, ngày hôm sau, đám đông tụ tập tại nơi bây giờ gọi là Công Trường Cách Mạng, lúc đầu họ còn hô các khẩu hiệu ủng hộ Ceaucescu, nhưng về sau, tự nhiên có những tiếng hô đả đảo, tiếng đả đảo càng lúc càng vang dội, đám đông như nổi loạn, hai vợ chồng Ceaucescu kinh hoảng bỏ chạy. Theo Đại Tá Dumitru Burlan, chính tướng Stanculescu góp ý cho Ceaucescu kêu gọi dân chúng xuống đường ở Thủ Đô Bucharest để ủng hộ chế độ, nhưng bề trong, tướng Victor Stanculescu sắp đặt kế hoạch cho người hô to khẩu hiệu đả đảo, rồi nhân cơ hội đó, cho công an bắn vào đám đông để đám đông phẫn uất chống lại hai vợ chồng Ceaucescu, nhưng không phải vì công trạng này mà Tướng Stanculescu thoát tội giết người ở Tismisoara!!

Đêm hôm đó Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Vasile Milea bị chết. Rạng ngày 22, cuộc nổi loạn diễn ra khắp nước. Ceaucescu họp khẩn cấp nội các, tuyên bố nắm lại chức Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Ở ngoài dân chúng tràn xuống đường hô đả đảo Ceaucescu. Một vài công an bắn vài tiếng súng lẻ tẻ, lập tức bị quần chúng bắt được đập chết. Quân đội và công an không còn nghe lệnh Ceaucescu nữa. Hai vợ chồng Ceaucescu, cùng với hai đàn em trung tín là Emil Bobu và Manea Manescu, leo lên máy bay trực thăng để tẩu thoát về một nhà nghỉ mát của họ ở vùng quê Snagov. Quân đội cho đuổi theo và trực thăng của hai vợ chồng Ceaucescu phải đáp xuống ở cánh đồng Targoviste, cảnh sát bao vây bắt giữ và giao lại cho quân đội. Ngày 25 tháng 12 lễ Giáng Sinh năm 1989, hai vợ chồng Ceaucescu bị Tòa Án Quân Đội xử bí mật về các tội diệt chủng và họ hành quyết hai vợ chồng ngay lập tức ở cánh đồng Targoviste, kết thúc cuộc đời của hai tên bạo chúa.

Ngày 22 tháng 12 năm 1989, khi Ceaucescu họp các tướng tá công an và quân đội lại với hy vọng nắm lại quyền kiểm soát, quân đội ven đô tiến vào phi trường và vào Bucharest, những sĩ quan hô to khẩu hiệu ủng hộ ông Ion Ilescu. Lúc Ceaucescu lên trực thăng trốn khỏi Thủ Đô Bucharest, Ion Ilescu được tuyên bố làm Chủ Tịch Hội Đồng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc. Sau khi Ceaucescu chết, các đảng phái mới được ra đời, và họ chọn Ion Ilescu làm Chủ Tịch Hội Đồng Lâm Thời Cho Sự Thống Nhất Của Quốc Gia. Romania có Hiến Pháp mới, và vào ngày 11 tháng 10 năm 1992, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên theo hiến pháp mới này được diễn ra, ông Ion Ilescu được bầu làm Tổng Thống. Năm 1996 Ion Ilescu thua cho Emil Constantinescu, nhưng vào năm 2000, ông Ion Ilescu lại tái đắc cử Tổng Thống.

6/ Thiên An Môn 1989: Năm 1977, sau khi nhóm Tứ Nhân Bang bị triệt hạ, Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping, 1905-1997) về Bắc Kinh lãnh đạo. Ông đề ra chính sách 4 Phương Diện Cải Cách trong đó có nông nghiệp, giáo dục, kỹ thuật và quốc phòng. Ông chú trọng đến “chuyên” hơn “hồng” thay cho chính sách của Đảng CSTQ trước đó là “hồng” hơn chuyên. Ông tin tưởng với sự cải cách này, Trung Quốc sẽ vượt qua Nga để trở thành đàn anh trong khối Cộng Sản với câu nói bất hủ: “Mèo bạch hay mèo mun không quan trọng, quan trọng là mèo nào bắt được chuột.” Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang, 1915- 15/4/1989), một người từng ủng hộ Đặng Tiểu Bình, khi ấy ở cương vị Tổng Bí Thư Đảng CSTQ, nêu ý kiến với Đặng Tiểu Bình đó là đã cải cách thì phải cải cách đến nới đến chốn, cải cách tận gốc rễ, đó là phải cải cách chính trị, phải có hệ thống đa đảng trong chính quyền. Hồ Diệu Bang nắm chức Tổng Bí Thư (từ năm 1981-1987), nhưng không có thực quyền bằng Đặng Tiểu Bình vì Đặng Tiểu Bình nắm chức Chủ Tịch Ủy Ban Quân Ủy mà ở Trung Quốc nơi đó mới là thực quyền. Để làm áp lực với Đặng Tiểu Bình, cuối năm 1986 và đầu năm 1987, Hồ Diệu Bang hỗ trợ cho sinh viên và công nhân xuống đường, lên tới vài vạn người. Đặng Tiểu Bình, qua bàn tay Lý Bằng và Kiều Thạch, cho công an đàn áp cuộc biểu tình một cách thẳng tay. Sau khi dẹp cuộc biểu tình, Đặng Tiểu Bình bắt giam lỏng Hồ Diệu Bang, cách chức Tổng Bí Thư. Hồ Diệu Bang buồn bã sinh bệnh và qua đời vào ngày 15/4/1989.

Đặng Tiểu Bình đi kiếm người thay thế Hồ Diệu Bang ở cương vị Tổng Bí Thư. Họ Đặng tuyển chọn cách cẩn thận, và người lọt được mắt xanh họ Đặng chính là Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang 1919-2005). Triệu Tử Dương đã phải rất khôn khéo không cho Đặng Tiểu Bình biết ý định muốn dân chủ hóa đất nước của mình nên mới được họ Đặng phê chuẩn cho chức Tổng Bí Thư. Biết rằng nếu không khéo lộ ra ý của mình sớm thì cũng sẽ chung số phận với Hồ Diệu Bang nên Triệu Tử Dương bí mật sắp xếp kế hoạch với các sinh viên “con ông cháu cha” trong chế độ. Nhân cái chết của Hồ Diệu Bang vào tháng 4 năm 1989, và nhân chuyến công du của Gorbachev đến Bắc Kinh, Triệu Tử Dương cho sinh viên đến Quãng Trường Thiên An Môn đặt vòng hoa tưởng niệm “đồng chí Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí Thư ĐCSTQ.” Đây là việc làm chính đáng, Đặng Tiểu Bình không thể nào bắt bớ được. Sinh viên đến Quãng Trường càng lúc càng đông, thế là họ chuyển cuộc tưởng niệm thành cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ. Ở trong hậu trường, Triệu Tử Dương vận động để công an không đàn áp sinh viên. Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho công an Bắc Kinh đàn áp sinh viên, không ai xuống tay cả. Họ Đặng ra lệnh cho 3 lộ quân Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam về dẹp cuộc biểu tình, không lộ quân nào về hết. Đặng Tiểu Bình giận lắm, nhưng không làm gì được họ Triệu. Cuối cùng, qua bàn tay Kiều Thạch và Lý Bằng, họ Đặng bí mật triệu hồi lộ quân ở Ngoại Mông về Bắc Kinh. Đây là lộ quân mà đa số các binh lính và sĩ quan là những người xuất thân mồ côi, được Đảng CSTQ lượm đem về nuôi lớn lên nên họ rất trung thành với Đảng. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, lộ quân ở Ngoại Mông về bắn thẳng vào sinh viên, đàn áp họ cách dã man. Sau khi triệt hạ được cuộc biểu tình, Đặng Tiểu Bình lột chức họ Triệu, cho giam lỏng Triệu Tử Dương cho đến khi họ Triệu qua đời năm 2005. Bây giờ, ở Trung Quốc có cao trào phục hồi danh dự cho hai ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Người ta nói không ngoa, không có Triệu Tử Dương, không có biến cố Thiên An Môn, mà họ Triệu lúc ấy lại chính là Tổng Bí Thư ĐCSTQ!!!

Lời Kết:

Liên Xô tan rã vào năm 1991 cũng là do hai nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản Liên Xô: Gorbachev và Boris Yeltsin. Cộng Sản sợ chiêu thức huynh đệ tương tàn, họ sợ những “đồng chí” của họ hơn là họ sợ người Việt Quốc Gia ở hải ngoại hay cao trào của quần chúng. Nếu Cộng Sản đấu đá với nhau, họ không có “chính nghĩa” bằng quần chúng và người Quốc Gia, nhưng họ có thế và lực. Con ông cháu cha xuống đường thì công an cũng không dễ gì mà ra tay đàn áp. Trước năm 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói với những người thân cận: “Tôi không sợ quân Cộng Sản vì quân Cộng Sản ở xa. Tôi sợ các ông tư lệnh quân đoàn và sư đoàn vì họ có thực lực trong tay quay qua đảo chính lúc nào không hay.”

Ở Việt Nam, năm 1990, Trần Xuân Bách (1924 – 2006), đứng hàng thứ 9 trong Bộ Chính Trị (1986-1990), là người sáng giá để leo lên chức Tổng Bí Thư, mới đề nghị đa đảng trong chính quyền thì lập tức tháng 8 năm 1990 bị hạ bệ, cho nghỉ hưu non, sau đó bị giam lỏng ở Hà Nội cho đến chết vào ngày 5 tháng 1 năm 2006. Trong bộ máy tàn bạo đó, người có chút lòng, nếu không biết khôn khéo, sẽ lập tức bị hạ bệ và trở thành nạn nhân bị cỗ máy này nghiền nát không một chút xót thương. Chính vì điểm này nên hiện giờ có nhiều đảng viên CSVN thức thời và có một chút lương tri, họ muốn làm một cái gì đó cho dân tộc, nhưng họ chưa dám mạnh tạy vì họ sợ không khéo thì công việc không thành mà còn gây tang thương cho gia đình và cho cả đại cuộc.

Cao trào dân chủ ở trong nước đang nở rộ, có nhiều người và nhiều nhóm. Có người xuất thân gốc gác cộng sản nhưng đã bỏ cộng sản, có người còn đang ở trong Đảng Cộng Sản, có những người chỉ thuần túy là nhà Marxist, có người là linh mục, là thượng tọa, là bác sĩ, là luật sư, là kỹ sự, là học sinh, v.v. Có thể có những nhóm và những người chống cộng sản vì nghe lệnh đảng phải chống “cuội” để cứu đảng. Có thể có những người hoặc những nhóm chống cộng sản chỉ vì tranh chấp quyền lợi phe nhóm. Và, có thể có những người hoặc những nhóm chống cộng vì tâm huyết thật sự cho quê hương.

Giai đoạn này cộng sản không kiểm soát được như xưa nữa. Cộng sản sợ sự phân hóa nội bộ hơn là sợ lực và thế của người dân và của người Quốc Gia. Học những bài học lịch sử, chúng ta cần cẩn trọng trong thái độ của chúng ta trước cao trào dân chủ này. Nếu chúng ta biết nhóm nào hoặc cá nhân nào đó chống cộng sản “cuội” thì nhiệm vụ của chúng ta là “lộng giả thành chân” thì có lợi hơn là chống lại họ. Nếu họ chống cộng vì quyền lợi, không sao, chúng ta khai thác để sự phân hóa của họ ngày càng trầm trọng hơn. Tên cướp con dí súng vào đầu tên cướp chúa, chúng ta không nên “bắn” tên cướp con. Nếu không ủng hộ tên cướp con, chúng ta lặng thinh để cho cướp con bắn chết tên cướp chúa. Cướp chúa mà đã chết rồi thì đám cướp con cũng dễ dàng bị tan rã. Chúng ta nên nhớ một điều đó là ủng hộ không có nghĩa là suy tôn họ làm lãnh tụ hay là lãnh đạo công cuộc cách mạng dân chủ, mà chỉ là giúp tạo cơ hội để cho chế độ cộng sản mau sụp đổ. Nếu họ thật sự là những người vì nước vì dân thật, thì đó quả thật là phúc lớn cho toàn dân, và chúng ta có bổn phận phải hỗ trợ họ hết mình.
__._,_.___

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom