tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

URIBE, CÔNG HAY TỘI?
TỪ COLOMBIA NHÌN LẠI VIỆT NAM

Sơn Tùng

Người Việt Nam có nhiều lý do để không quan tâm đến chuyện của ông cựu Tổng thống xứ Colombia , Alvaro Uribe. Nhưng, những tin tức về Ông Uribe trong mấy ngày qua không hẳn là không đáng cho người Việt Nam suy nghĩ.

Ông Uribe vừa bàn giao cho người kế nhiệm, Juan Manuel Santos, sau 8 năm làm tổng thống Colombia và đã đưa nước này tới chỗ được Dân biểu Mỹ Ileana Ros-Lehtinen (Florida - Cộng Hoà) nhận định như sau: “Tổng thống Uribe đã biến đổi điều bất khả thi (hết thuốc chữa) thành một hiện thực hôm nay. Không lâu trước đây, người ta đã nhìn vào Colombia như một quốc gia đang ở bên bờ vực để trở thành một nước thất bại. Và ngày nay đất nước ấy là một nền dân chủ đang tấn phát và là một trong những đồng minh vững mạnh nhất của Hoa Kỳ.”

Thật vậy, khi Uribe bất ngờ đắc cử tổng thống năm 2002, nước Colombia ở trong tình trạng kinh tế suy đồi và an ninh tệ hại với loạn quân thiên tả FARC(tiếng Anh là Revolution Armed Forces of Colombia) và ELN (National Liberation Army) hoành hành từ thôn quê tới thành thị. Ngay tại các thành phố lớn, người dân có thể bị bắt cóc, tấn công, hay trấn lột bất cứ lúc nào, nếu không có tiền để thuê người bảo vệ.

Ngày nay, tuy chưa đầu hàng, lực lượng loạn quân từ hơn 20,000 đã bị thu nhỏ còn dưới 10,000 và chỉ còn hoạt động tại các vùng quê hẻo lánh. Nhờ tình trạng an ninh cải thiện, kinh tế đang phục hồi mạnh, tổng sản lượng quốc gia hàng năm tăng tới 4.3 phần trăm, gấp đôi 8 năm trước, trong lúc đầu tư ngoại quốc tăng lên gấp năm.

Hiến pháp Colombia giới hạn chức vụ tổng thống trong hai nhiệm kỳ, Ông Uribe rời khỏi chính quyền vào ngày 7 tháng 8 vừa qua với tỉ lệ ủng hộ của dân Colombia tới 70 phần trăm.

Trong khi Ông Uribe được dân Colombia coi như một cứu tinh của đất nước họ thì ông bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích về sự không tôn trọng thủ tục pháp lý và bất chấp nguyên tắc phân quyền, gây ra những cái chết mờ ám cho nhiều người “vô tội”.

Jose Miguel Vivanco, giám đốc Vùng Châu Mỹ tại Human Rights Watch, cáo buộc: “Trước mắt ông ta, hàng trăm thanh niên nghèo đã bị quân đội hạ sát, hàng trăm cán bộ nghiệp đoàn đã bị các lực lượng bán quân sự giết, các nhà báo và thẩm phán điều tra truy tìm những người chịu trách nhiệm thì bị ông tổng thống hay an ninh mật vụ của ông ta quấy nhiễu.”

Vivanco nhắc tới ba vụ tai tiếng nhơ nhuốc trong hồ sơ của Uribe mà các nhà chức trách Colombia đang điều tra:

1. Hàng trăm thường dân đã bị quân đội bắn chết và cho mặc đồng phục của loạn quân để thổi phồng thành tích đếm xác chết.
2. Các vụ nghe lén điện thoại nhắm vào những đối thủ của Uribe trong chính quyền và giới báo chí.
3. Những vụ hạ sát các cán bộ nghiệp đoàn do các tổ chức bán quân sự thân Uribe thi hành.

Chưa biết những cuộc điều tra này sẽ đi đến đâu, nhưng chỉ hai tuần sau khi rời chức vụ, Ông Uribe, 58 tuổi, đã được Trường Đại học Georgetown ở Hoa Kỳ mời dạy môn ngoại giao, và được cử làm phó chủ tịch một uỷ ban của Liên Hiệp Quốc để điều tra về vụ Do Thái đột kích, khám xét một chiếc tàu tình nghi chở vũ khí cho quân khủng bố Palestin trước đây vài tháng.

Trong khi ấy, các bình luận gia, sử gia, chính trị gia tiếp tục tranh cãi về công, tội của Uribe. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Colombia, Myles Frechette, người đã thoát chết qua 8 vụ mưu sát trong nhiệm kỳ của ông ta từ 1994 tới 1997, cho rằng Uribe đã thành công lớn trong việc phục hồi an ninh cho Colombia và tái tạo niềm tin của dân xứ này vào đất nước của họ nhờ đã quyết tâm, có khả năng lãnh đạo cùng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ (7.3 tỉ Mỹ kim trong thập niên vừa qua).

Sự gắn bó với chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã khiến Uribe bị Hugo Chavez, Tổng thống mãn đời của Venezuela, kẻ đang gieo rắc chủ nghĩa xã hội ở Nam Mỹ, gọi là tên đầy tớ của Hoa Kỳ.

Nhìn lại Việt Nam Cộng Hoà trước đây, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng bị phe cộng sản gọi là đầy tớ của đế quốc Mỹ, là tay sai của Hoa Kỳ, và cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập, Chiến dịch Phượng Hoàng giết người vô tội, dùng “chuồng cọp” giam nhốt, tra tấn tù nhân, vân vân. Các tổ chức nhân quyền, trí thức Tây phương cũng huà theo lên án chế độ miền Nam Việt Nam cho đến khi Cộng sản Bắc Việt kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược vào ngày 30.4.1975 tại Sài-gòn.

Không bao lâu sau, một số người ở phương Tây đã tỉnh ngộ khi nhìn ra bộ mặt thật của cái gọi là “giải phóng”. Họ đã thành thật và can đảm hành động để chuộc lỗi. Trong số này có Ginetta Sagan và Joan Baez, ngôi sao dân ca phản chiến nổi tiếng tại Mỹ.

Bà Sagan là một trong những người lớn tiếng nhất đã kết tội chế độ Nguyễn Văn Thiệu vi phạm nhân quyền, hành hạ tù nhân, không tôn trọng Hiệp-định Paris . Sau Khi Cộng sản Hà-nội xé bỏ Hiệp-định Paris, dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam VN, luà hàng trăm ngàn người vào các trại tù man rợ, đẩy hàng triệu người ra biển cả đi tìm tự do, Ginetta Sagan đã lập ra tổ chức Aurora, tố giác những tội ác của Cộng sản VN đối với những người tù cải tạo và tích cực điều tra với những cuộc phỏng vấn hàng ngàn cựu tù nhân. Cô ca sĩ Joan Baez thì bỏ tiền túi đăng nguyên trang quảng cáo trên các tờ báo lớn tại Mỹ tố cáo chính quyền Ha-nội vi phạm nhân quyền và đòi hỏi trả tự do cho tất cả tù chính trị tại Việt Nam.


Tại Thượng Viện Hoa Kỳ, Nghị sĩ George McGovern (Dân Chủ), khuôn mặt hàng đầu của phe “phản chiến”, năm 1976 cũng đã phải lên tiếng cảnh cáo “Chính quyền Cách mạng Lâm thời” (?!) tại miền Nam Việt Nam về những sự tàn bạo đang diễn ra.

Trên thực tế, những sự tàn bạo ấy vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, dưới hình thức này hay hình thức khác, và “nhân quyền” vẫn còn là giấc mơ xa vời với người dân Việt Nam. Những lời lên án hay kêu gọi của Human Rights Watch, của Amnesty International, của Freedom House, của PEN International vân vân không khác gì những tiếng kêu trong sa mạc, hay là những điệu nhạc buồn nản bên những lỗ tai điếc.

Dân Colombia đã may mắn hơn dân Việt Nam , Ông Alvaro Uribe cũng may mắn (hay có thể tài giỏi hơn) Ông Nguyễn Văn Thiệu. Những “tội” vi phạm nhân quyền mà ông Uribe bị cáo buộc đã thi hành trong 8 năm cầm quyền tại Colombia có thể nhiều hơn Ông Nguyễn Văn Thiệu tại miền Nam Việt Nam, nhưng ông ta đã cứu được nước Colombia và đã đưa nước này đi vào con đường tươi sáng. Công của ông ta đã có sức nặng đè bẹp tất cả những cái khác.

Không thể ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, Ông Uribe đã chuẩn bị để Ông Juan Manuel Santos, cựu bộ trưởng quốc phòng, ra tranh chức tổng thống vào tháng 5 vừa qua để bảo đảm con đường đã vạch ra cho nước Colombia không bị gián đoạn.

Alvaro Uribe đã không tìm cách sửa đổi hiến pháp để tiếp tục nắm quyền như Hugo Chavez đã làm bên nước láng giềng Venezuela. Chavez đã gieo rắc “chủ nghiã xã hội kiểu Thế kỷ 21” vào nhiều nước Nam Mỹ, trừ Colombia, vì nước này có Alvaro Uribe.

Trước thành công của Uribe, Tổng thống Obama không có chọn lựa nào khác ngoài quyết định tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm Gerge W. Bush liên kết mật thiết với chính quyền của tân Tổng thống Santos.

Các tổ chức nhân quyền chắc sẽ tiếp tục cáo buộc Tổng thống Santos vi phạm nhân quyền như đã cáo buộc cựu Tổng thống Uribe, nhưng chắc chắn Ông Santos sẽ tiếp tục con đường của người tiền nhiệm: an ninh và phục hồi dân chủ cho nước Colombia

Đó là con đường duy nhất để đi đến nhân quyền.

Nhân Quyền là bông hoa rất đẹp, nó khó nở trên những miền đất thiếu an ninh, và không thể nở dưới một chế độ độc tài, trong đó tệ hại nhất là độc tài cộng sản.


Sơn Tùng
25.8.2010

source: email from readers.

 


hoangsa

-------------oo0oo---------------

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

Covang

Covang

Covang

Covang
Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam

Covang
Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam

Home Page Vietlist.us

 


bottom