Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

Nguy Cơ Giảm Phát tại Trung Quốc

Việt-Long- Nguyễn-Xuân Nghĩa, Tư vấn Kinh tế của RFA
2015-01-13

Việt-Long: Trong loạt bài tổng kết về năm 2014 và dự báo kinh tế năm 2015 mà ông kết thúc hôm Thứ Tư 24 tháng trước, ông nói rằng kinh tế toàn cầu năm 2015 bị đứt neo và có thể đối mặt với nạm giảm phát. Thế rồi hôm mùng chín vừa qua, Cục Thống kê của Trung Quốc cho biết cả chí số giá tiêu dùng lẫn chỉ số hàng công nghiệp đều giảm trong tháng 12 và người ta nói đến nguy cơ giảm phát của kinh tế Trung Quốc. Tuần trước ông phân tích viễn ảnh kinh tế u ám của Châu Âu, chưa nói gì đến nguy cơ khủng bố Hồi giáo. Bây giờ trong chương trình hôm nay, xin đề nghị ông trình bày về nguy cơ giảm phát ở Trung Quốc. Trước hết, ông vui lòng nhắc giúp định nghĩa của giảm phát. Giảm phát là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết tôi cũng muốn nói về định nghĩa và ngôn từ để mình cùng hiểu là đang nói về chuyện gì.

- Chúng ta đều có nghe nói đến nạn lạm phát vì Việt Nam đã từng bị tai họa này vào những năm 1985-1986 khi vật giá leo thang đến 700% vì những sai lầm về chính sách thời đó. Lạm phát là khi đồng tiền bị mất giá khi giá hàng hóa gia tăng mạnh. Lý do thì có nhiều loại, và người ta thường đo lường mức lạm phát ấy ở chỉ số giá tiêu dùng, viết tắt là CPI, tức là giá cả của các sản phẩm hoàn tất được bán cho nhà tiêu thụ sau cùng. Một cách cụ thể thì người ta so sánh dị biệt của giá tiêu dùng giữa hai thời điểm và có thể từ đó quy ra toàn năm thì có tỷ lệ lạm phát. Nếu kinh tế tăng trưởng hài hòa thì một tỷ lệ lạm phát chừng 2% một năm được coi là điều tốt đẹp.

- Khi mức lạm phát lại không tăng mà giảm dần thì ta gặp hiện tượng chuyển tiếp mà tôi xin gọi là "thiểu phát", tức là có lạm phát mà ít hơn, chậm hơn. Đấy là cách dịch chữ "disinflation" khá thông dụng. Bây giờ, nếu giá tiêu dùng không tăng chậm mà còn sụt thì ta có nạn giảm phát, là "deflation", nguy kịch hơn nạn thiểu phát. Giảm phát là khi giá hàng sụt giảm, dù hàng đã hạ giá mà vẫn ế và dẫn đến hậu quả là hàng sản xuất sẽ giảm. Khi sản lượng giảm thì lợi tức sụt theo và thất nghiệp tăng. Thế giới cứ quen nhìn vào nạn lạm phát mà ít thấy ra một nguy cơ trái ngược là giảm phát, với hậu quả thật ra còn tai hại hơn lạm phát vì mọi người đều nghèo đi, cả nhà sản xuất lẫn giới tiêu thụ, cả khách nợ lẫn chủ nợ. Trong vụ Tổng khủng hoảng năm 1929-1933, chính là nạn giảm phát sau đó mới gây ra lầm than và là một nguyên nhân dẫn tới đại chiến.

- Nói vắn tắt cho thính giả của chúng ta dễ nhớ là khi số cầu cao mạnh hơn số cung thì kinh tế bị lạm phát. Ngược lại, khi cung lại cao hơn cầu thì đấy là giảm phát. Từ lạm phát kinh tế có thể bị thiểu phát rồi mới trôi vào giảm phát.

Việt-Long: Sau khi tóm tắt vấn đề, chúng ta trở lại hồ sơ kinh tế của Trung Quốc. Liệu kinh tế xứ này có bị nguy cơ giảm phát không và nếu gặp cái nạn này thì có cách gì đối phó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về cách đo đếm để trà lời cho câu hỏi đó, thống kê Trung Quốc hôm Thứ Sáu tuần trước cho biết chỉ số giá tiêu dùng là giá bán lẻ chỉ tăng có 2% so với tiêu chí do lãnh đạo đề ra cho toàn năm 2014 là 3,5%. Nếu so với đà tăng giá năm 2013 là 2,6% thì tăng số vừa qua còn chậm hơn nữa. Nghĩa là kinh tế xứ này đang bị nạn thiểu phát, giá có tăng mà chậm. Nếu suy ngược lên tiến trình sản xuất ở trên mà nhìn vào giá cả của các mặt hàng công nghiệp, tức là giá bán sỉ để dự báo về giá bán lẻ sau này, thì thống kê của Bắc Kinh cho biết chỉ số PPI trong Tháng 12 quy ra toàn năm đã sụt mất 3,3%. Đấy mới là dấu hiệu đáng ngại nhất vì năm qua, chỉ số này là 1,9%. Nói đơn giản thì kinh tế Trung Quốc đang từ nạn thiểu phát gặp nguy cơ giảm phát, vì vậy mà các thị trường thế giới gióng chuông báo động rằng Trung Quốc có thể gặp giảm phát như Nhật Bản đã từng bị từ năm 1990 mà nay vẫn chưa thoát khỏi.

Việt-Long: Liệu điều ấy có xảy ra không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu ta lùi lại để nhìn vào toàn cảnh thì Trung Quốc đang gặp vấn đề của các nền kinh tế mắc nợ lớn sau khi bơm tiền kích thích kinh tế và ào ạt nâng số cung. Một cách dễ hiểu thì Trung Quốc đi vay quá đà nên đến hồi trả nợ và tiến trình này gây ra nạn suy trầm hay tệ hơn vậy, nạn suy thoái. Để kích thích kinh tế trong một cơ chế lệch lạc, họ bơm tiền sai chỗ nên thổi lên bong bóng đầu tư, khi bóng bể thì kinh tế khủng hoảng. Từ hai ba năm nay, ta đã thấy nguy cơ bể bóng trong khu vực địa ốc trong khi đà tăng trưởng lại giảm dần.

- Dù chưa biết là núi nợ cao đến đâu và bên trong bị ung thối đến cỡ nào, lãnh đạo xứ này đã biết sợ nên muốn chủ động làm xì trái bóng trước khi nó bể. Nhưng nếu làm như vậy thì lại bị rủi ro là đà tăng trưởng càng giảm. Họ phải cân nhắc kỹ để khỏi trôi vào cái vòng luẩn quẩn là tăng trưởng thấp thì khó trả nợ mà không trả được nợ thì vỡ nợ và khủng hoảng.

- Chuyện thứ hai về bối cảnh, cơ chế kinh tế Trung Quốc sở dĩ lệch lạc là vì chiến lược thúc đẩy tăng trưởng nhờ đầu tư quá nhiều và lại ức chế tiêu thụ. Vì vậy, sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 nhất là sau Hội nghị Trung ương kỳ ba vào cuối năm 2-13, lãnh đạo xứ này muốn chuyển hướng và dồn tiền qua khu vực tiêu thụ với cái giá phải trả là sẽ tăng trưởng chậm hơn trong trung hạn dăm ba năm. Bây giờ khi giá hàng sụt giảm như vậy do hiện tượng thiểu phát thì dân chúng càng chậm tiêu xài để chờ giá thấp hơn cho nên nguy cơ giảm phát sẽ càng tăng và kinh tế sẽ hạ cánh nặng nề chứ không nhịp nhàng như lãnh đạo mong muốn.

Việt-Long: Nói cách khác thì kinh tế Trung Quốc có thể bị giảm phát như Nhật Bản hơn hai chục năm trước?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng còn tệ hơn Nhật Bản với hậu quả trầm trọng gấp bội.

- Hơn 20 năm trước, khung cảnh kinh tế toàn cầu thật ra còn khá hơn hiện nay vì nhiều yếu tố. Hoa Kỳ mới khởi sự cuộc cách mạng về tín học với năng suất gia tăng mạnh. Các nước đang phát triển và cả Mỹ châu La tinh thì vừa ra khỏi cả chục năm khó khăn nên đồng loạt cải cách hay đổi mới, kể cả Việt Nam và Ấn Độ, và không bị mắc nợ nhiều như bây giờ. Thời ấy, nguyên nhiên vật liệu chưa tăng giá nhưng tương đối ổn định chứ không sa sút nặng như ngày nay. Trong hoàn cảnh đó, kinh tế toàn cầu không sợ nạn thiểu phát hay giảm phát và vì vậy biến động tại Nhật không gây họa cho xứ khác.

- Bên trong, Nhật Bản có xã hội thuần chủng và đồng thuận, có cơ chế dân chủ và ít dị biệt về lợi tức nên người dân chấp nhận khó khăn với tinh thần khắc khổ theo lối "rau cháo có nhau". Nôm na là chính quyền có thể đổ mà xứ sở không loạn. Trung Quốc thì khác mà tệ hơn nhiều vì không có dân chủ. Các thành phần trục lợi nhờ cơ chế lệch lạc đó lại nắm thực quyền ở trên nên có thể cưỡng chống việc chuyển hướng vì thế mà lãnh đạo mới phải mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng để đẩy lui sự cưỡng chống và phá hoại.

Việt-Long: Qua sự phân tích của ông thì Trung Quốc rất khó đối phó nạn giảm phát này, như vậy thì nó kéo dài bao lâu và gây ra những hậu quả gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta rất khó đoán ra thời hạn và cường độ của sự hoạn nạn vì những lý do sau đây. Trước tiên, Trung Quốc bước vào thời trả nợ và nếu lãnh đạo thành công trong việc bắt các chính quyền địa phương mắc nợ phải bán tài sản qua tiến trình cổ phần hóa để lấy tiền trả nợ thì sẽ sớm ra khỏi khó khăn. Nhưng lãnh đạo có làm nổi việc đó không?

- Thứ hai là khả năng tạm gọi là "tái phân lợi tức" để nâng mức tiêu thụ và gia tăng số cầu hầu có một lực đẩy khác để ra khỏi nạn giảm phát. Việc tái phân lợi tức ấy nghĩa là dồn tài sản từ khu vực kinh tế nhà nước về các hộ gia đình cho người dân hưởng thành quả của lao động. Việc phân phối lợi tức như vậy phải đạo về luân lý và hợp lý về kinh tế mà khó thi hành về chính trị!

- Sau cùng, Bắc Kinh còn phải cải cách toàn bộ cơ chế tài chính ngân hàng để tránh nạn úng thủy là khi tiền bơm vào các khu vực của nhà nước, từ trung ương đến địa phương, lại thổi bong bóng và tham nhũng, trong khi các tiểu doanh thương của tư nhân vẫn khó tìm ra tín dụng cho sản xuất. Cho nên, vì sự cưỡng chống chính trị bên trong, Trung Quốc không thể sớm hoàn tất việc cải cách này. Việt Nam cũng có cái tai họa ấy trong xương tủy nên chắc là phải biết vấn đề!

Việt-Long: Trong bối cảnh giá dầu đang giảm, có lợi cho Trung Quốc, thì điều đó có giúp Trung Quốc chống được nạn giảm phát không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cái lợi thì có nhưng không đủ bù cho thiệt hại. Ví dụ giá dầu giúp Trung Quốc được 100 tỉ chẳng hạn, trong khi nền kinh tế thiệt hại hằng ngàn tỉ, thì cái lợi đó không thấm tháp gì!

Việt-Long: Dù sao chúng ta cũng không quên là Trung Quốc có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới, sau Mỹ và trước Nhật, trong khi châu Âu chưa ra khỏi khủng hoảng và cũng có thể bị nạn giảm phát. Nếu Trung Quốc bị giảm phát quá nặng và quá lâu vì lãnh đạo khó xoay trở được do các vấn đề kinh tế đa diện lẫn những trở ngại chính trị trong nội bộ như ông vừa phân tích thì hậu quả sẽ ra sao cho kinh tế thế giới trong năm nay và nhiều năm tới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin tóm lược như thế này để ta nhìn ra toàn cảnh của thế giới, bên trong có kinh tế Trung Quốc sắp lâm nạn.

- Thế giới bị cái nạn chung là có sức tiêu thụ quá thấp, khối tiết kiệm quá cao và nhiều phương tiện sản xuất dư dôi. Bài toán khách quan ở đây là các nước phải tăng số cầu bằng cách này hay cách khác. Cho tới nay, chỉ Mỹ là còn hy vọng nâng mức cầu chứ các xứ khác như Âu, Nhật và Tầu thì đều rũ liệt. Trong tình huống ấy mà Trung Quốc bị giảm phát thì chẳng thể mong gì ở thị trường bên ngoài mà thế giới cũng chả có lợi gì khi xứ này lâm nạn. Cũng phải nói thêm là những gì đang và sẽ xảy ra tại Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng mạnh đến kinh tế thế giới vốn dĩ đang có vấn đề riêng và phải giải quyết theo phương cách riêng. Trung Quốc không có cái thế lực như người ta thường nghĩ.

Việt-Long: Câu hỏi cuối thưa ông. Vì ta đang nói về kinh tế Trung Quốc, ông nghĩ sao về đề nghị là Việt Nam nên dùng đồng Nhân dân tệ của xứ này để thanh toán việc giao dịch giữa hai nước?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin nói ngược với mọi người mà cho rằng đấy là một sáng kiến nay. Thứ nhất, nó xác nhận điều ai cũng biết mà không được nói là Việt Nam không có chủ quyền. Thứ hai, nó gây tai họa kinh tế khi tiền của Trung Quốc mất giá và sẽ còn mất giá, làm cho những ai muốn lệ thuộc vào Trung Quốc dễ phá sản. Những chuyện ấy sẽ thức tỉnh người dân khiến cho bên trong Việt Nam, nhiều người phải tìm ra giải pháp khác.

Việt-Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về nhận xét thâm thúy này!

Việt-Long- Nguyễn-Xuân Nghĩa

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us