tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

 

Trung Cộng và Đại Hàn,
hai quốc gia hai nỗi sợ


Nguyễn Minh

 

 

Nỗi lo sợ của Trung Cộng

Cuộc nổi dậy của người Ả Rập đã làm các cấp lãnh đạo Bắc Kinh hoảng sợ. Dân chúng trong nước, đặc biệt là giới trẻ và những bloggers (người sử dụng trang điện tử), được thông tin từng giờ về diễn biến của cuộc nổi dậy tại từng quốc gia Trung Cận Đông qua các mạng internet twitter, youtube... Những biện pháp ngăn chặn các cổng thông tin liên quan đến cuộc "cách mạng hoa lài" tại Trung Cận Đông đã gần như không hiệu quả.

Càng gần đến ngày khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc thường niên của Quốc Vụ Viện (Quốc Hội), Bắc Kinh càng gia tăng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng. Đại hội này kéo dài trong 10 ngày từ ngày 5 đến 14-3-2011. Gần 740 000 cảnh sát, công an chìm và dân quân tự vệ đã được điều động đến Bắc Kinh để giữ gìn an ninh, mọi sự ra vào Bắc Kinh đều bị xét hỏi. Tại quảng trường Thiên An Môn, lực lượng cảnh sát và an ninh đông hơn số người đến viếng thăm địa danh, lượng xe bọc sắt và xe chở người cũng đông hơn lượng xe du lịch tại khu du lịch nổi tiếng này. Đó là chưa kể hệ thống video và truyền hình dọ thám theo dõi ngày đêm mọi động tịnh tại những nơi công cộng. Bắc Kinh hiểu rằng các hãng thông tấn quốc tế đã tiếp tay loan truyền tin tức và hình ảnh những cuộc nổi dậy, do đó ký giả và phóng viên báo chí nước ngoài bị kiểm soát chặt chẽ.

Không riêng gì Bắc Kinh, các thành phố khác của Trung Công cũng xảy ra xuống đường. Cho đến nay đã có trên 30 trong tổng số 68 thành phố lớn của Trung Công được các bloggers kêu gọi xuống đường. Một vài hình ảnh các cuộc biểu tình, xuống đường đòi công lý tại một vài thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Đông đã được phổ biến trên mạng youtube cho thấy cảnh sát và công an vẫn còn dè dặt chưa thẳng tay đàn áp, đánh đập những người biểu tình. Thật ra chính quyền cũng không có lý do gì để đánh đập những người đi dạo phố vì họ không treo biểu ngữ, không hò hét lật đổ chính quyền, không kêu gọi bạo động; chỉ một số nhỏ tụ tập đông đảo tại những địa danh nổi tiếng hay những khuôn viên công cộng đòi công ăn việc làm, cơm no, áo ấm và bài trừ tham nhũng.

MT
Cảnh sát, công an chìm được điều động để giữ gìn an ninh

Những lời kêu gọi trên mạng (twitter) cũng rất giản dị : "Cứ đến cuối tuần, hãy ăn mặc đẹp đẽ đến quảng trường... Hãy đi lại thoải mái như khách dạo hành. Không trừng mắt nhìn lực lượng cảnh sát. Không chụp hình, v.v.". Một vài blog khác yêu cầu những người xuống đường đòi tự do phát biểu và trong sạch hóa chính quyền. Mặc dù chỉ là những lời kêu gọi ôn hòa và bất bạo động, lực lượng an ninh và cảnh sát đang được lệnh truy lùng những bloggers chủ mưu. Không biết khi bị khám phá, những bloggers này sẽ bị kết tội gì nhưng chắc chắn gia đình họ sẽ bị đe dọa.

Phản ứng của giới cầm quyền Trung Công khác với giới cầm quyền Ả Rập. Tại các quốc gia Ả Rập, ai làm nấy chịu, gia đình họ không bị liên can. Tại Trung công (và Việt Nam) thì ngược lại, một người phạm tội cả gia đình bị vạ lây. Chẳng hạn như gia đình phải trả tiền viên đạn ân huệ bắn vào đầu người bị kết án tử hình, thân nhân người bị kết tội không tìm được việc làm hay bị phân biệt đối xử tại các cơ quan công quyền. Chính vì thế, mặc dù bị chà đạp và mất tự do như nhau, dân chúng các quốc gia Ả Rập đã dám đứng lên tranh đấu trong khi dân chúng trong các quốc gia Châu Á như Trung Công và Việt Nam, hay Bắc Triều Tiên đều im lặng, họ chỉ biết thì thầm than thân trách phận với nhau, tìm cách vượt thoát một mình.

Biện pháp mà giới lao động Trung Công  (và Việt Nam) cho là hay nhất là chạy tiền để được đi lao động nước ngoài. Hiện nay tổng số lao động xuất khẩu gốc Trung Công đã lên trên 1,5 triệu người, cao nhất thế giới. Phần lớn những lao động xuất khẩu này được đưa sang các quốc gia Châu Phi và Ả Rập để xây dựng những cơ sở hạ tầng và các trung tâm khai thác tài nguyên khoáng sản và dầu thô. Chỉ riêng tại Libya, tổng số lao động Trung Công chạy khỏi Libya đã lên tới vài chục ngàn người buộc Bắc Kinh phải đưa tàu đến các bến cảng Libya và Tunisia đón công nhân Trung công về nước.

Để phòng ngừa phong trào chống đối lan rộng vào lục địa, trong diễn văn khai mạc đọc trước quốc hội ngày 5-3-2011, thủ tướng Ôn Gia Bảo nhìn nhận có sự nổi dậy của quần chúng, chính quyền có sự chèn ép dân chúng để chiếm nhà đất và hứa sẽ làm mọi cách để mang lại sự ổn định. Thủ tướng họ Ôn cho biết trong năm 2011, chính quyền trung ương sẽ dành một ngân sách khổng lồ, khoảng 95 tỷ USD (tăng 13,8% so với năm 2010), để tài trợ các dự án an ninh nội chính như xây dựng lại lực lượng cảnh sát, bộ máy an ninh, canh tân lại lực lượng dân quân võ trang, các tòa án, nhà tù. Đây là lần tiên ngân sách an ninh cao hơn ngân sách quốc phòng (91 tỷ USD). Điều này cho thấy Bắc Kinh rất lo sợ sự nổi dậy của dân chúng.

Cũng nên biết Ôn Gia Bảo là người chủ xướng "chủ thuyết xã hội hài hòa", trong đó hố cách biệt nghèo giàu sẽ bị san bằng và mọi tầng lớp nhân dân đều được chính quyền nâng đỡ sau 5 năm thi hành. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhìn nhận có bất công xã hội, đời sống khó khăn, vật giá leo thang, có ép dân chúng rời khỏi nơi cư trú, có tham nhũng, v.v. Để xoa dịu sự bất mãn của quần chúng, ông cho biết trung ương sẽ xây dựng trong 5 năm tới 36 triệu căn hộ xã hội mới để cho thuê với giá thấp. Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn cho biết ban lãnh đạo nhà nước sẽ duy trì tỷ lệ phát triển ở mức 7%, hạn chế tỷ lệ lạm phát ở mức 4%/năm và thâm thũng ngân sách khoảng 2% GDP/năm.

Nhưng vấn đề cấp bách của xã hội Trung công ngay bây giờ là kềm hãm sự leo thang của giá cả, nhất là giá lương thực và thực phẩm. Chỉ riêng trong tháng 1-2011, giá lương thực thực phẩm tăng trên 10% trong khi chính quyền cho biết tỷ lệ lạm phát chỉ quanh 4%. Đây là một bài toán khó mà các cấp lãnh đạo chưa tìm ra hướng giải quyết. Cũng nên biết hạn hán tại các tỉnh phía Nam và phía Bắc, lụt lội tại các tỉnh ven biển, đã làm giảm sút nguồn lương thực sản xuất tại Trung công. Với đồng lương thấp, giới lao động thành thị không thể chịu đựng được lâu dài trước nạn khan hiếm thực phẩm và giá cả leo thang, trong khi nông dân tiếp tục sống trong cùng cực.

Hiện nay có trên 150 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, tức dưới 2 USD/ngày, và hơn 250 triệu lưu dân (nông dân lên thành thị tìm việc) lang thang trong các thành phố lớn tìm việc. Chỉ cần một bất công xã hội được phanh phui, cả một khối 400 triệu người này sẽ là một mối nguy cho chế độ. Nồi nước lèo Trung công sùng sục sôi và đang chờ dịp bộc phát.

Những biện pháp thanh trừng nội bộ, hơn 590 000 cán bộ bị truy tố trước pháp luật năm 2010 trên tổng số hơn 80 triệu đảng viên, chưa đủ để xoa dịu bất mãn của dân chúng trong nước, nhất là tại các địa phương xa thủ đô. Mỗi năm có trên 90 000 cuộc nổi dậy của dân chúng chống các quan chức tham nhũng địa phương nhưng tất cả đều bị trấn áp trong bạo lực. Bao nhiêu người chết bao nhiêu người bị thương, không ai hay biết. Cũng như mỗi năm có trên 20 000 phu đào mỏ than bị chết ngộp dưới lòng đất hay bị chôn sống trong các đường hầm, dư luận quốc tế chỉ được thông tin qua loa, 1/10 sự thật.

Trước ảnh hưởng của cuộc cách mạng hoa lài tại các quốc gia Ả Rập, Bắc Kinh đã tìm mọi cách bóp nghẹt những manh động ngay từ trong trứng nước. Tất cả các mạng internet đều đăït dưới quyền kiểm soát của cơ quan bảo vệ an ninh nội địa, tất cả các mạng tiếp nối (link) với các mạng thông tin quốc tế đều bị ngăn chặn, ký giả nước ngoài bị hạn chế đi Iại và tiếp xúc với quần chúng.

Ngược lại, dư luận quốc tế và các chính quyền dân chủ phương Tây muốn thấy Trung công giải quyết khủng hoảng xã hội hiện nay bằng cách nào. Không ai muốn thấy thảm cảnh Thiên An Môn lần thứ hai xảy ra tại Trung công. Cuộc nổi dậy đòi tự do dân chủ năm 1989 của thanh niên Trung công mặc dù đã xảy ra cách đây 22 năm nhưng không quốc gia phương Tây nào dám lên tiếng trước vì sợ bị hố trong việc phê bình hay lên án. Các phương tiện truyền thông và truyền hình chỉ loan tải những gì mà Bắc Kinh muốn cho biết, lọc bỏ những tin tức bất lợi như hình ảnh người thanh niên đứng cản mũi xe tăng. Ngọn gió dân chủ ngày nay tại Ả Rập có một sức bật mới, nó được sự ủng hộ của cả loài người, kể cả những quốc gia độc đoán nhất như Trung công và Việt Nam.

Vấn đề là Bắc Kinh đã chọn một hướng đi sai, nghĩa là chỉ nhằm xoa dịu mối nguy trước mắt chứ không có biện pháp giải quyết công ăn việc làm cho khối 600 triệu thanh niên Trung công đang vất vả ngày đêm tìm một việc lảm để nuôi thân, trong dó có hơn 200 triệu thanh niên tốt nghiệp bậc đại học. Mỗi năm có hơn 500 000 thanh niên gia nhập vào đội quân thất nghiệp lang thang tìm việc, họ là nạn nhân trực tiếp của bất công và tham nhũng. Hiện nay muốn tìm được việc làm, mọi người đều phải đút lót các cửa công quyền và dịch vụ. Chính quyền có cả một hệ thống khuyến khích những người muốn tìm việc làm vay tiền để đút lót. Để thu lại vốn, nhiều người đã phải làm việc không lương trong ít nhất ba hoặc bốn tháng để trả nợ, nhất là tiền lo lót hồ sơ xuất khẩu ra nước ngoài làm việc.

Trong khi tuổi trẻ Trung công sẵn sàng làm bất việc gì để được tồn tại, dù với đồng lương rẻ mạt, giới trẻ Đại Hàn thì ngược lại, họ chỉ chọn những ngành nghề có lợi tức cao và điều kiện làm việc tuyệt hảo.

 

Nỗi lo âu của Đại Hàn

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 đến nay, chính sách phát triển của Đại Hàn đã chuyển sang một hướng khác: chấm dứt chạy đua tăng trưởng, tìm sự ổn định lâu dài.

Cho đến trước 1997, tỷ lệ GDP hàng năm của Đại Hàn không ngừng tăng lên, có lúc đến hai con số, từ 8 đến 10%/năm. Nhật Bản vừa là mục tiêu vừa là mẫu mực mà Đại Hàn muốn bắt kịp về phát triển và giàu có. Cũng như Trung Quốc hiện nay, sức mạnh của Đại Hàn là xuất khẩu hàng hóa mang về ngoại tệ. Với số ngoại tệ thặng dư, các công ty xí nghiệp Đại Hàn mua và học hỏi nhưng kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để sản xuất và xuất khẩu thu thêm ngoại tệ. Sức mạnh tinh thần và vật chất của Đại Hàn là ở chỗ đó.

Nhưng cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 đã làm đảo lộn tất cả. Tỷ lệ phát triển của Đại Hàn dưới số âm, nợ quốc tế có lúc tưởng như không trả nổi. Từ sau ngày đó, cả chính quyền lẫn dân chúng Đại Hàn trở nên khiêm nhường hơn và chấp nhận tỷ lệ phát triển thấp nhưng ổn định. Sau 10 năm khôi phục lại nền kinh tế, Đại Hàn ngày nay là một cường quốc kinh tế (hạng thứ 13) trong khối G20, lợi tức đầu người trên 20 000 USD/năm.

Với sức mạnh kinh tế này, Nhật Bản không còn là thần tượng để dân chúng Đại Hàn bắt chước, tấm nhìn của họ hướng về Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ phát triển phương Tây. Người Đại Hàn ngày nay chỉ khác với người phương Tây về vóc dáng, nghĩa là da vàng, mũi tẹt, mắt hí. Những gì còn lại hoàn toàn phương Tây, từ nếp sống đến cách suy nghĩ. Thử bước vào một căn nhà hay một cửa tiệm ở thủ đô Hán Thành hay bất cứ một thành phố nào khác tại Nam Hàn, từ cách trang trí đến đồ vật sử dụng không khác gì một căn nhà hay một cửa tiệm tại Anh, Pháp hay Mỹ. Trên đường phố, thanh niên thiếu nữ đều nhuộm tóc vàng như người Châu Âu. Cách lái xe hay ăn mặc cũng thế, không có gỉ khác biệt. Âm nhạc của giới trẻ là pop hay rock, sinh ngữ của giới trẻ là tiếng Anh. Những gì thuộc nền văn hóa xưa như cách chào, áo thụng, kiến trúc thuộc về quá khứ, được dùng để làm cảnh hay chụp hình kỷ niệm. Đa số người Nhật và Nam Hàn ngày nay không muốn bị xếp ngang hàng với người Châu Á, họ muốn được nhìn nhận là người Nhật và người Đại Hàn.

MT
Nếp sống thanh niên Đại Hàn không khác các quốc gia Châu Âu

Chính vì muốn giống những người phương Tây, nếp sống và cách suy nghĩ của người Đại Hàn nói chung và thanh niên Đại Hàn nói riêng không khác gì các quốc gia Châu Âu hay Hoa Kỳ. Trừ tính tình cọc cằng cố hữu, cách nói chuyện và cách làm việc của người Nam Hàn như người phương Tây, nghĩa là bặt thiệp, khoa học và thực tiễn. Cái tốt thì nói là tốt, cái gì xấu thì nói là xấu, người Đại Hàn không nói quanh co, do đó dễ làm mất lòng những dân tộc Châu Á khác, nghèo khó hơn nhưng rất tự hào về dân tộc tính của mình. Cách tổ chức của các công ty xí nghiệp của người Nam Hàn hoàn toàn như người phương Tây, chính vì thế các công ty của Nam Hàn dễ trúng thầu cung cấp hàng hóa cho các quốc gia phương Tây, như tàu viễn dương, xe điện ngầm, xe vận tải, v.v.

Những vấn đề của Đại Hàn ngày nay cũng là những vấn đề mà các quốc gia phương Tây đang phải đối phó: tỷ lệ nạn thất nghiệp của giới trẻ cao. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước của Nam Hàn năm 2010 dưới 5%, tương đương với Nhật. Nhưng nếu nhìn kỹ tỷ lệ thất nghiệp của lứa tuổi từ 25 đến 30, nghĩa là những thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, từ 7,3 đến 9,0%. Nếu đào sâu thêm, tỷ lệ thất nghiệp thực sự có thể lên đến 20% vì những người trẻ không tìm được việc làm tiếp tục ghi danh học lại hay không muốn đăng ký thất nghiệp nữa, vì chán nản. Qua hiện tượng này, Nam Hàn là quốc gia có tỷ lệ thanh niên có trình độ đại học cao nhất thế giới (81,9%).

Hiện tượng thất nghiệp tại Đại Hàn không nên nhìn như thân cây che lấp khu rừng. Đây là một hiện tượng xã hội, chỉ xảy ra tại các quốc gia giàu có. Cũng nên biết, tuy không tìm được việc làm vừa ý, giới trẻ Đại Hàn là những người có học vị cao nhất thế giới và cũng là giới trẻ được trang bị những dụng cụ kỹ thuật tinh vi cao nhất Châu Á (máy vi tính, điện thoại 3G, 4G, v.v.). Nguyên nhân khiến giới trẻ Đại Hàn khó tìm việc làm là khả năng tạo ra công việc mới thấp vì các công ty Đại Hàn tập trung vào các lãnh vực tự động hóa (robotisation) dây chuyền sản xuất, chỉ tuyển dụng những nhân công có trình độ kỹ thuật cao, như các quốc gia phương Tây
.
Thêm vào đó, nạn thất nghiệp trong giới trẻ một phần do chính họ tạo ra. Những thanh niên tốt nghiệp đại học, có trình độ kỹ thuật cao không muốn làm việc trong những công ty nhỏ và vừa, tất cả đều muốn được tuyển dụng vào các công ty lớn (chaebol) như Daewoo, Hyundai (Hiện Đại), Samsung, KIA, LG... để được hãnh diện trước mặt mọi người. Ngược lại các công ty lớn lại hạn chế việc tuyển dụng chuyên gia trẻ vì không muốn trả lương cao. Điều này làm thay đổi cán cân tuyển dụng nhân sự ngay tại Đại Hàn : những công việc không đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao và đồng lương thấp phần lớn do nhân công nước ngoài (Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh...) đảm nhiệm như thợ xây dựng, thợ thủ công, phu quét dọn, bồi bếp, trông nom người già, v.v.

Mặt khác, nạn thất nghiệp trong giới trẻ một phần do chính sách cải tổ giáo dục cuối thế kỷ 20 bãi bỏ việc thi tuyển vào trung học cấp 2 và cao đẳng cấp 3 nên việc thi vào đại học được xem là cuộc cạnh tranh cuối cùng của một người trẻ. Ngay sau khi vào đại học, giới trẻ Đại Hàn phải thi đua để được vào cánh cửa hẹp của các công ty lớn. Khi tìm việc, họ chỉ nghĩ đến đồng lương cao hơn là nội dung của công việc. Đúng là một xã hội khoa cử điển hình.

Nói tóm lại, giới trẻ Nam Hàn lưỡng lự trước đồng lương cao hay thấp trong khi giới trẻ Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn được trả lương. Trước một tương lai đầy bất trắc, hai quốc gia hai nỗi sợ. Trung Quốc sợ giới trẻ nổi loạn vì bị tước đoạt tự do; Nam Hàn lo sợ giới trẻ không chịu làm việc với bất cứ đồng lương nào vì có quá nhiều tự do. Rõ ràng công dân nước giàu khác với công dân nước nghèo.

 

Nguyễn Minh

 

source: email from readers.

-------------oo0oo--------------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom