Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Quốc Nội

Vietlist.us

--------o0o--------

85 năm ĐCSVN đã làm được gì cho đất nước

Chân Như, phóng viên RFA
2015-02-04
02042015-85yea-wht-thy-hv-done.mp3

Vietlist


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
(AFP)

Thế là đã 85 năm đảng Cộng sản hiện diện tại Việt Nam. Với bao nhiêu khẩu hiệu “Đảng mang lại mùa xuân bao hy vọng cho dân tộc”, “Đảng đã cho nhân dân sáng mắt, sáng lòng” hay “Nhân dân mãi mãi một niềm tin theo đảng”....., trên thực tế, đảng Cộng sản đã, đang và sẽ làm được những gì cho đất nước Việt Nam. Mời quý vị đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ tuần này để thấy được góc nhìn thực tại của các bạn trẻ đối với sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản tại Việt Nam cùng với sự tham gia của 3 bạn khách mời Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Sơn và Anh Tú

CHÂN NHƯ: Đã hơn 60 năm chiến thắng giặc Pháp và 40 năm thắng giặc Mỹ để mang lại”độc lập, tự do, hạnh phúc” cho toàn dân, ĐCS đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm trong khẩu hiệu đó?

ANH TUẤN: Thưa anh, ngay cả trong câu hỏi khi nói “40 năm thắng giặc Mỹ” em nghĩ cũng cần phải xem xét lại. Nhưng hãy đặt qua một bên những tranh cãi về cuộc chiến tranh đó vì chủ điểm chính của câu hỏi đó là “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Em nghĩ rằng những người đã có thời gian sống ở Việt Nam khá lâu dài đều thấy rằng những khẩu hiệu này chỉ mới nằm trên giấy mà thôi còn lại thực trạng xã hội cả về tính độc lập của đất nước cũng như của mỗi người dân đều không được đảm bảo. Tự do cũng vậy, tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội rất bê bết. Dĩ nhiên một đất nước độc lập luôn bị đe dọa và người dân không có được những quyền tự do căn bản thì rõ ràng khó mà nói đạt được hạnh phúc.

NGUYỄN VŨ SƠN: Em hoàn toàn đồng ý với bạn Tuấn. Hoàn toàn Việt Nam không có được những chữ “độc lập, tự do, hạnh phúc”. Như bạn Tuấn đã nói về phần độc lập và tự do rồi em xin bổ sung thêm phần hạnh phúc. Để hạnh phúc, con người cần phải đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất về an toàn về lương thực hằng ngày. Tuy vậy, những nhu cầu đó ở Việt Nam, em biết, một số người cũng không được đảm bảo; Hay chuyện an toàn cũng không được bảo đảm vì khi ra đường luôn phải đề phòng cướp giật trộm cắp. Tuy nhiên, nếu ở một đất nước văn minh hơn nếu chuyện đó xảy ra hằng ngày như thế báo chí sẽ “nổ tung” lên nhưng ở Việt Nam đã trở thành chuyện bình thường. Đó là bổ sung của em cho ý kiến của bạn Tuấn

ANH TÚ: Cũng như hai bạn trên, trước hết mình cứ bỏ qua họ nói là “chiến thắng đế quốc Mỹ”. Về “độc lập, tự do, hạnh phúc” em nghĩ ở Việt Nam chưa có cái nào. Nhất là về độc lập, ai cũng thấy rõ rằng về mọi mặt, đời sống, chính trị, kinh tế chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Còn về tự do, quyền tự do cơ bản của người dân đề đã không được tôn trọng. Em có thể lấy ví dụ ngay trường hợp của em: em chỉ đi viết những chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” rồi đọc những tin tức trên mạng họ cũng có thể vịn vào đấy họ đuổi học. Điều đấy chính là biểu hiện của sự không tôn trọng ý kiến của người dân. Và khi chúng ta không có độc lập, không có tự do thì chắc chắn sẽ không thể có hạnh phúc được.

CHÂN NHƯ: So sánh với chế độ đa đảng của các nước tư bản “giẫy chết” thì chế độ độc đảng của Việt Nam hiện có ưu , khuyết điểm gì?

NGUYỄN VŨ SƠN: Theo em khi mà chỉ có độc đảng thì người dân sẽ bị mất hứng thú với chính trị. Khi người dân không quan tâm đến chính trị nữa thì lúc đấy những người nắm giữ đất nước có thể làm bất cứ gì mà không sợ người dân để ý. Xét về khía cạnh tự do, theo em nghĩ một đất nước càng có nhiều suy nghĩ khác nhau thì đất nước ấy mới tự do được; Bởi khi tất cả những suy nghĩ nó khác nhau rồi thì sẽ không có một nhóm nào lớn đè bẹp một nhóm nào nhỏ và sẽ là rất nhiều nhóm nhỏ và quyền lợi chia đều.
Em có cơ hội được học ở Singapore và ở Mỹ. Em thấy dù Singapore là một đất nước phát triển nhưng người dân vẫn không được sự tự do trong chính trị. Ở nước Mỹ, đồng ý đa đảng nhưng bản thân nhà nước cũng có những bất cập ví dụ chuyện phụ thuộc quá nhiều vào những công ty lớn và tiếng nói của người dân cũng không được mạnh. Tuy nhiên, ít ra ở Mỹ hoặc Singapore họ vẫn cho dân có được quyền lên tiếng, được tham gia vào chính trị mà không sợ bị bỏ tù. Còn ở Việt Nam họ tước luôn quyền đó; Có nghĩa là những nước kia đã tệ thì Việt Nam mình còn tệ hơn rất nhiều.

ANH TUẤN: Trong câu hỏi có dùng cụm từ là “tư bản giãy chết” thì em cũng nhớ ra một điều là Việt Nam người ta hay nói đùa với nhau là các nước tư bản nó giãy hoài mà chả thấy nó chết. Trong khi những nước được coi như là thiên đường xã hội chủ nghĩa thì cứ mãi èo uột và tuột hậu. Em rất đồng ý với ý kiến của bạn Nah Sơn. Em chỉ xin chia sẻ từ những năm tháng em sống bên Philippines. Có thể nói đó là một nước dân chủ đa đảng ít nhất là về mặt hình thức của nó. Dĩ nhiên, Phi vẫn được coi là nước chậm tiến, một nước đang phát triển, nhưng nếu so với chế độ độc đảng của Việt Nam thì nó có ba điểm khác biệt và em nghĩ nó tạo ra được cái sự ưu thế của nó so với chế độ Việt Nam. Thứ nhất nó có được sự đa nguyên xã hội: bất kỳ một vấn nạn của xã hội thì sẽ có nhiều giải pháp xuất hiện cùng một lúc; Mỗi giải pháp đại diện cho một khuynh hướng chính trị. Như thế cho phép người dân được lựa chọn giải pháp họ cho là tốt nhất.
Điểm thứ hai, những chế độ đa nguyên có ưu thế đó là, các đảng phái sẽ giám sát quyền lực lẫn nhau và nhờ thế thực hiện được quyền giám sát rất hiệu quả đối với những đảng đối thủ của nó. Và từ sự giám sát đó, nó khiến cho tất cả tốt lên bởi vì không ai muốn người ta chỉ ra điểm xấu của mình.
Ngoài ra điểm quan trọng thứ ba mà trong chế độ độc đảng không có, là sự tham gia có ý nghĩa vào đời sống chính trị. Ở bên Phi này những người dân lao động thuộc tầng lớp thấp trong xã hội nhưng sự quan tâm về chính trị, sự tham gia của họ nó sôi nổi, nó có ý nghĩa nhiều hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, như mình cũng biết, ở những nước chậm tiến đang phát triển cũng không phải một bước chuyển sang dân chủ thì sẽ đem đến ngay thịnh vượng nhưng ít ra nó đem lại những điểm tốt mà khi như nãy em vừa nói.

ANH TÚ: Từ trước đến nay em chưa được sang các nước tư bản “giãy chết”. Để nói về ưu điểm và nhược điểm của hai chế độ thì em có thể thấy nó hiện lên rất rõ: hiện nay hầu hết thanh niên thì đều sang các nước tư bản để làm thuê; Trong khi đó các nước tư bản lại gửi những người sang Việt Nam để làm ông chủ và người Việt Nam vẫn chỉ là người làm thuê ngay ở trên quê hương mình. Và mình có thể thấy rất rõ rằng hiện nay con cái của những vị quan chức cộng sản, nhất là những vị trên trung ương thì hầu hết đều đi du học ở các nước tư bản và thậm chí họ định cư luôn ở đấy. Trường hợp vừa rồi là con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quốc tịch của Mỹ, chỉ cần nhìn vào đấy thôi mình có thể thấy rất rõ giữa hai chế độ cái nào ưu việt và cái nào không ưu việt hơn.

CHÂN NHƯ: Thực tế Đảng Cộng sản luôn hô hào đổi mới kinh tế, cải cách thể chế chính trị, nhưng với cách làm như hiện nay là một sự mâu thuẩn. Các bạn có thể lý giải được điều này?

ANH TÚ: Theo em, tất cả cũng chỉ do độc đảng và tất cả cũng vì do họ quá tham quyền cố vị. Điều ấy làm cho họ vừa muốn đổi mới để giữ ghế, vừa muốn giữ lại chế độ độc đảng. Chính điều đấy tạo ra sự mâu thuẫn.

ANH TUẤN: Ở Việt Nam đảng cộng sản người ta cũng hay nói về chuyện đổi mới hoặc từ khác họ hay dùng đó là cải cách, nhưng mình nhìn về lịch sử thì mình thấy điều họ nói thường không đúng sự thật. Chẳng hạn cái mà họ gọi là đại hội VI – 1986, thực ra nếu mình đọc về lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn đó thì mình thấy công lao mà gọi là đổi mới là thuộc về người dân; Người ta phá rào từng chút một và cuối cùng người cộng sản người ta cảm thấy không còn cách nào khác và buộc lòng phải đổi mới; Nhưng những đổi mới của người ta nực cười thay chẳng qua chỉ quay về những cơ chế cũ hoặc là của thời VNCH hoặc thời Pháp thuộc. Chính vì thế mình nhìn về lịch sử thì ĐCSVN chưa bao giờ là lực lượng tiên phong về đổi mới cả về chính trị lẫn kinh tế. Do đó, cá nhân em thì em không bao giờ tin những luận điệu của họ về đổi mới. Những đổi mới nếu có chẳng qua là chỉ muốn giúp cho quyền lực của họ được củng cố hơn, chứ em không nghĩ có những cải cách thực sự để nói là chia bớt phần quyền lực về phiá người dân hoặc là những định chế khác mà thường thấy trong những xã hội dân chủ.

NGUYỄN VŨ SƠN: Em đồng ý với bạn Tuấn ở chỗ là những cải cách vào khoảng thời gian khối Sô-Viết sắp sụp. Những cải cách đó không phải do họ muốn cải cách mà là họ buộc phải cải cách vì cơ bản mô hình xã hội chủ nghĩa là không thể thực hiện được, nó đi ngược lại xu hướng phát triển của xã hội. Ở Nga, Sô Viết đã sụp từ rất lâu rồi nhưng ở Việt Nam Trung Quốc họ khôn hơn, họ buộc phải thay đổi thành một nền kinh tế tư bản. Nếu như bây giờ bộ máy nhà nước là bộ máy của xã hội chủ nghĩa mà nền kinh tế là tư bản, thì nó tạo ra một xã hội có nhiều tiềm năng cho sự tham nhũng; bởi vì khi mà tất cả mọi người dân được tham gia vào kinh tế và được tư hữu riêng nhưng tất cả đều bị kiểm soát bởi một chóp bu đó là ĐCS. Nếu người dân muốn thăng tiến, công ty muốn mạnh mẽ thì phải có sự hỗ trợ của ĐCS và nếu để đạt được sự hỗ trợ của ĐCS thì đương nhiên phải có hối lộ. Cuối cùng, tất cả những công ty lớn ở Việt Nam đều là những người trung thành với ĐCS. Còn công ty bé thì phải hối lộ kiểu khác, thậm chí nhỏ nhất là những cửa hàng tạp hoá. Tức là mình thấy từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất đều có sự tham nhũng cái đó tạo thành văn hoá tham nhũng. Nói chung là tiền đồ phiá trên và người phiá trên cùng càng ngày càng giàu còn người ở dưới cùng càng ngày càng nghèo. Nó tạo ra khoảng cách giàu nghèo rất lớn trong xã hội và làm cho xã hội bất ổn. Trộm cắp rồi tham nhũng rồi bất cập từ Việt Nam nó đi ra từ sự kết hợp giữa kinh tế tư bản và bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Còn bản thân mà nói về sự thay đổi về chính trị trên đường lối đối ngoại thì Mỹ và Trung Quốc có tác động rất lớn với Việt Nam. Việt Nam đang chơi hai mặt, một bên Nguyễn Tấn Dũng đang cố tỏ ra thân Mỹ để nhận sự hỗ trợ chống lại Trung Quốc. Mặt bên kia thì đi bắt tay với Trung Quốc và bán biển đảo đất đai của tổ tiên để lại. Tất cả những cái đấy mình cảm thấy hiểm họa mất nước rất lớn, nên em cảm thấy chuyện ĐCSVN đã làm đang làm và sẽ làm chính là mối nguy hại cho dân tộc Việt Nam.

CHÂN NHƯ: Nếu có quyền để thay đổi tình hình như hiện nay, thì cách thức của bạn là gì?

NGUYỄN VŨ SƠN: Theo em cách duy nhất chính lúc này là phải thay đổi từ trong nhà nước trước. Mọi người phải nhận ra là ĐCS, bộ máy vận hành từ bao lâu nay là sai. Do đó, bây giờ thứ nhất thay đổi về tư tưởng là cơ bản. Nếu không thay đổi được tư tưởng thì không thay đổi được gì cả. Sau khi thay đổi được tư tưởng của mọi người, thì mình phải đặt ra rõ mục tiêu là người Việt Nam phải chung tay lại với nhau. Khi mình đặt hết quá khứ về phía sau để nghĩ tới hiện tại thì tất cả đều phải chung tay. Khi mọi người đều chung tay rồi thế giới sẽ chú ý. Chúng ta không thể nào nói là một cuộc biểu tình có hằng trăm ngàn, có hàng triệu người Việt Nam từ khắp mọi nơi lên tiếng mà thế giới không chú ý được. Khi thế giới chú ý rồi thì họ không thể nào làm ngơ được, ví dụ như ở Myanmar: Myanmar làm cách nào đó để cho bạn bè quốc tế cắt đứt mối quan hệ với những quan chức Myanmar, cấm họ không được nhập cảnh vào nước của họ, thì khi đó họ có sức ép họ phải từ chức. Và có một điều quan trọng mà mọi người phải nhớ đó là phải tự người dân mình phải thay đổi trước thì mới nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; Còn nếu cứ mãi ngủ vùi trong những vấn đề tầm thường thì mãi mãi chúng ta sẽ phải cúi đầu và không bao giờ ngẩng mặt lên được.

ANH TÚ: Trước hết tất cả chúng ta đều biết rằng dân chủ là xu thế không thể đảo ngược được. Đối với biện pháp, em sẽ không chông chờ vào sự thay đổi giới lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay. Bản thân em thì em sẽ dựa vào chính pháp luật Việt Nam hiện hành để làm điều gì đó thay đổi cho đất nước; Chẳng hạn như luật pháp Việt Nam họ không cấm lập đảng, lập hội hay lập nhóm, thì mình hoàn toàn có thể làm những điều ấy một cách bình thường. Khi mình có những tổ chức đấy thì mình sẽ có sự quy tụ đối với người dân và mình có thể truyền bá rộng rải hơn tư tưởng dân chủ đối với mỗi người dân. Đến khi mỗi người cảm thấy bình thường thì em nghĩ rằng sự thay đổi bắt buộc sẽ phải diễn ra.

ANH TUẤN: Em rất đồng ý với bạn Tú ở điểm này: em có một lòng tin những chế độ độc tài thì không sớm thì muộn rồi cũng sẽ sụp đổ thôi. Sau sự sụp đổ đó thì em nghĩ việc đầu tiên một đất nước nên làm đó là nên thiết kế lại bộ máy quyền lực của đất nước như tam quyền phân lập cũng như tôn trọng đệ tứ quyền hoặc đệ ngũ quyền. Khi đó nó sẽ giám sát và đối trọng lẫn nhau và từ đó những chính sách được lựa chọn sẽ chính xác hơn, các vấn đề công lý xã hội cũng sẽ được đảm bảo hơn. Bên cạnh việc tổ chức quyền lực nhà nước em còn rất chú ý đến các vấn đề về giáo dục. Như hai bạn Sơn và Tú cũng đã nói đến thì cuối cùng dân chủ nó vẫn nằm ở mỗi người dân- chính xác là tất cả đều đến từ nhận thức của họ mà nhận thức phần nhiều đến từ giáo dục. Do đó, em nghĩ việc xây dựng lại một hệ thống giáo dục nó có những tính chất như tự do nhân bản, khai phóng, có tính chất dân tộc. Đó là điều rất cần thiết cho xã hội Việt Nam. Đó là những vấn đề mà em sẽ đặt ra ưu tiên cho việc thay đổi một cách căn cơ tình hình Việt Nam hiện tại.

Xin cám ơn ba bạn Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Sơn và Anh Tú đã dành thời gian đến với chương trình, cầu chúc luôn bình an. Và cám ơn quý vị đã theo dõi, hẹn lại kỳ sau.

Mến chào.

(Email from reader)-

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us