paper

Home Page Vietlist.us

lacomau
-------------oo0oo---------------


Văn Khố Thuyền Nhân VN triển lãm tại Houston

Source: http://www.lyhuong.net.

Houston, TX - Cơn mưa nặng hạt của Tháng Tư Đen đã không làm chùn chân của hơn 700 đồng hương thuyền nhân đến từ khắp nẻo đường của thành phố Houston, Dallas, và Austin về nhà hàng Kim Sơn, khu Bellaire, để cùng nhau tham dự buổi triển lãm và thuyết trình “Thuyền Nhân Việt Nam: 35 Năm Nhìn Lại” do Trung Tâm Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức.

Thật vậy, sự đông đảo và đầy nhiệt tâm của đồng hương thuyền nhân Houston đã làm nức lòng vui khôn tả của Nha Sĩ Chu Văn Cương, trưởng ban tổ chức, và ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam đến từ Úc Châu. Rất khó diễn tả nỗi bâng khuân của mỗi đồng hương đang đứng chờ bên ngoài phòng triển lãm để xem những hình ảnh của một thời đầy gian truân và thử thách. Đúng 12 giờ, cánh cửa của hội trường được ban tổ chức mở rộng đón tiếp đồng hương thuyền nhân và cũng đúng lúc vì số người tới quá đông nên hành lang của hội trường không còn đủ sức chứa. Hai xướng ngôn viên, Cô Anh-Trinh và Ông Võ Đức Quang, đã mời bà con đồng hương vào xem những hình ảnh trại tỵ nạn và di vật được mang từ hàng ngàn cây số đến để giới thiệu lần đầu tiên cho đồng hương thuyền nhân Houston.

Thời gian trôi qua thật nhanh, đồng hương thuyền nhân đến tham dự càng lúc càng đông. Trên ngực mỗi người được ban tổ chức gắn một bảng tên của quốc gia nơi họ tỵ nạn với mục đính là để giúp cho mọi người dễ nhận dạng làm quen nhau trong khi lót dạ mấy món thức ăn nhẹ. Đúng 1:30, nghi thức khai mạc bắt đầu với bài quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam. Một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ để tưởng nhớ tới công lao các vị tiền nhân có công dựng nước, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có công giữ nước, và đặc biệt, các thuyền nhân đã bỏ mình vì lý tưởng tự do. Kế tiếp là lễ dâng hương và cầu nguyên cho những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường đi tìm bến tự do. Chúng tôi ghi nhận quan khách tham dự có sự hiện diện của Dân Biểu Tiểu Bang Hubert Võ, Nghị Viên Thành Phố Luật Sư Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Houston Phan Như Học, và Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Houston Đông Y Sĩ Nhất Nguyên. Ngoài ra, còn có mặt của hầu hết các đại diện của các cơ quan truyền thông ở Houston, Đài Á Châu Tự Do và các báo chí.


Ban Tổ Chức và các Thuyết Trình Viên: Ông Thái Hoá Tố (Cựu CT/CĐHouston), Ông Nguyễn Trung Lễ, Nha Sĩ Chu Văn Cương, Ông Trần Đông, Cô Anh-Trinh, Luật Sư Nguyễn Mỹ Linh, Cô Bạch Tuyết, Ông Trần Bang Thạch, Ông Võ Đức Quang.

Mở đầu chương trình là phần chào mừng quan khách của một thuyền nhân và đồng thời cũng là trưởng ban tổ chức, Nha Sĩ Chu Văn Cương, cho biết mặc dầu chưa một lần gặp ông Trần Đông và chỉ liên lạc qua e-mail và điện thoại, nhưng ông đã nhận lãnh trách nhiệm đứng ra tổ chức buổi triển lãm này vì muốn chia sẻ và đóng góp trong tiến trình xây dựng Văn Khố Thuyền Nhân cho người Việt hải ngoại. Nhận đó là việc đáng làm và cần phát huy, nhiều nhân sĩ địa phương đã cùng tiếp tay với Nha Sĩ Chu Văn Cương để thành lập một ban tổ chức gồm có: Cô Anh-Trinh, Ông Võ Đức Quang, Ông Trịnh Du, và Bà Kim-Xuyến.

vktn
Lễ Dâng Hương: Bà Kim-Xuyến, Bác Tôn Thất Phát, Nha Sĩ Phạm Thùy Linh, Ông Trần Đông, và Đông Y Sĩ Nhất Nguyên.

vktn
Nha Sĩ Chu Văn Cương cùng Phu Nhân, Nha Sĩ Phạm Thùy Linh, đang đọc diễn văn chào mừng quan khách.

Xen kẻ với những bài thuyết trình là những bài ca xoáy vào chủ đề vượt biên đã được các ca sĩ địa phương đóng góp thật phong phú. Các ca sĩ Hồng Hà, Nguyễn Hải Quát, Đinh Công Đức , và Anh-Trinh đã đưa mỗi thuyền nhân trong hội trường về với những hồi tưởng của màn đêm, với tiếng sóng của biển cả mênh mông bằng những giọng ca truyền cảm. Phần trình diễn văn nghệ được XNV Anh-Trinh, XNV Võ Đức Quang, và One-Man band Phan Thanh phối hợp thật nhịp nhàng và ăn khớp.

Một điểm đáng chú ý là sân khấu đã nổi bật với tấm phông thuyền nhân do Họa Sĩ Hoàng Châu thực hiện. Được biết HS Hoàng Châu đã bỏ rất nhiều công sức để hoàn thành bức phông này và cũng đã tự mình treo bốn màn ảnh màu xanh tượng trưng cho đại dương bao la đang muốn nuốt trôi chiếc thuyền bé nhỏ mỏng manh đang chở một đám người vượt biển đi tìm tự do. Sân khấu lại được tăng thêm sự trang nghiêm với bàn thờ dâng hương và nhang khói nghi ngút, làm cho phần cầu nguyện linh hồn của những thuyền nhân quá cố thật cảm động. Thật là một sự thiếu sót nếu không có sự đóng góp này của Chú Tôn Thất Pháp và sự vận động của Bác Trần Đặng và Kim Xuyến.

Không có bút mực nào để diễn tả hết tấm lòng vô vàng quý mến của đồng hương thuyền nhân đã giúp đỡ tài chánh để yễm trợ cho buổi triển lãm khi Bà Kim Xuyến và Ông Trịnh Du trân trọng đọc tên từng ân nhân. Ông Trần Bang Thạch với bài thuyết trình” Lịch Sử Thuyền Nhân Việt Nam “ đã dày công nghiên cứu thật công phu, để minh chứng môt điều là thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã xảy ra vào đời nhà Lý, khi Lý Long Tường cùng hơn 2,000 tôn thất đã từ Triều Tiên vượt biển đến Cao Ly lập nghiệp và lập ra dòng tộc họ Lý. Nữ Luật Sư Nguyễn Mỹ Linh đã gây sự cảm xúc trong lòng mọi người hiện diện về bài thuyết trình “ Thảm Cảnh Thuyền Nhân”. Nói đúng hơn, cô là một nhân chứng của một cảnh đau lòng, đầy thương tâm khi em trai của cô đã bị hải táng trên chiếc thuyền vượt biên định mệnh. Ôi Thượng Đế ơi, Mẹ Việt Nam ơi, ai gây ra cảnh đoạn trường, chia lìa đầy nước mắt cho dân tộc Việt?

Ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân đến từ Úc Châu với bài thuyết trình rất súc tích: “ Những bí mật chưa được tiết lộ” và “Những công tác đang thực hiện”. Ông cho biết Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam được thành hình từ năm 2005 nhân kỷ niệm 30 năm định cư của người Việt tại hải ngoại. Mục tiêu chính của VKTNVN là sưu tầm tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân Việt Nam rồi chuyển đổi những tài liệu đó để đưa vào văn khố quốc gia hoặc quốc tế để làm di sản cho thế hệ mai sau. Từ năm 2005 đến nay, VKTNVN đã tổ chức liên tục 8 chuyến đi chính thức về thăm lại vùng đất tỵ nạn năm xưa, thăm lại các di tích người tỵ nạn ở Malaysia, Indonesia, Phillipines, và Thái Lan. Trong những chuyến đi đó, Ông Trần Đông đã tổ chức những buổi cầu siêu cho linh hồn thuyền nhân, và đồng thời cũng bỏ công sức để trùng tu lại những ngôi mồ tập thể sau nhiều năm bị lãng quên và trở thành xiêu vẹo theo mốc thời gian.

vktn

Ông Trần Đông đang thuyết trình về công tác thuyền nhân tại Houston

Bên cạnh những hình ảnh triển lãm và các đề tài thuyết trình của các diễn giả đến từ phương xa như Úc Châu, California, còn có sự đóng góp tích cực của nhà văn Nguyễn Phi Thọ, chủ nhiệm Tập San Đất Mẹ. Nhà văn Nguyễn Phi Thọ đã lên giới thiệu và tặng sách ”Tự Do Trên Biển Máu” miễn phí cho đồng hương. Khi được hỏi tại sao Ông không bán sách, Ông trả lời là lương tâm Ông không cho phép được làm tiền trên những câu chuyện bi thảm của người xấu số. Luật Sư Nguyễn Mỹ Linh cũng tặng quà lưu niệm mang từ thủ đô tị nạn cuốn DVD “ Lịch Sử Thuyền Nhân Việt Nam” và sách “ Bóng Nước Hồng Kông” cho đồng hương đến tham dự chương trình.

Một điểm đặc biệt trong chương trình là có một nữ thuyền nhân đã nhận ra hình của mình trong một tấm ảnh đang triển lãm. Đồng thời, có một gia đình cũng nhận ra hình căn nhà nơi họ cư trú tại trại tỵ nạn. Gia đình đó đã cho BTC xem tấm hình họ có mang theo cảnh hai vợ chồng và hai đứa con đang đứng trên các bậc tam cấp của căn nhà đó. Chung quanh khu vực triển lãm, chúng tôi thấy người này chỉ chỏ chỗ này, người kia chỉ chỏ chỗ nọ, miệng thì giải thích cho người kế bên lúc trước tôi ở đây, còn đây là lăng Bác Hồ chỗ tôi thường đi giải quyết vệ sinh cá nhân, đây là chỗ xếp hàng lấy đồ ăn mỗi ngày, vv... Không khí vui buồn lẫn lộn.

Vì chỗ ngồi quá đông, nên rất nhiều đồng bào sau khi xem triển lãm đã không có chỗ ngồi đành phải ra về. Mặc dù trời mưa tầm tả, đồng bào vẫn tiếp tục kéo đến xem hình triển lãm, hết nhóm này đến nhóm khác. Vì vậy, số người có thể đã lên đến gần 1000 người. Ban Tiếp Tân đã phải làm việc rầt vất vả để tiếp đón và ghi danh đồng hương đến liên tục trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Đồng bào chẳng những đã lên tiếng cổ võ cho công việc lưu trữ tài liệu cho những thế hệ mai sau, mà còn yểm trợ tài chánh rất nhiều, làm cho Ban Tài Chánh làm việc không ngừng nghĩ. Sau khi đúc kết tất cả những hiện kim thâu được từ những cơ sở thương mại bảo trợ và những mạnh thường quân, BTC cho biết tổng số thu được là $9,763.88. Tổng số chi phí là $4,471.88. Ban tài chánh đã chính thức chuyển lại số tiền $5,352.00 đến tận tay Ông Trần Đông. Sự thành công vượt mức này là do sự đóng góp công sức và trí tuệ tập thể của tất cả quý vị đồng hương một khi quý vị đã nhận ra công việc vô cùng ý nghĩa của Văn Khố Thuyền Nhân.

vktn
Quang cảnh phòng triển lãm tại Westminster (Orange County, California)

Ngoài hiện kim, còn có một số vị mạnh thường quân đã đóng góp vật thể và ẩm thực như Tiệm Ăn Nguyễn Ngọ, chẳng những yểm trợ $200 mà còn tặng luôn 50 ổ bánh mì đặc biệt và 20 ly cà-phê. Tiệm hoa Elegant tặng cho một bình bông trị giá $300, thật sang và lộng lẫy. Tiệm hoa Kim Thu cũng tặng cho chương trình 10 bình bông thật đẹp. Trí Banners cũng đã thực hiện cho BTC hai tấm biểu ngữ không lấy tiền. Ngoài ra, các cơ quan truyền thông đã yểm trợ hết mình trong việc quảng bá Buổi Triển Lãm đến tai đồng hương, và nhờ vậy, phòng triển lãm đã không còn chỗ ngồi vì số người đến quá đông. Các cơ quan truyền thông gồm: Tạp Chí Xây Dựng, Tuần San Đẹp, Thời Báo Houston, Báo Con Ong, các Đài Truyền Hình BYN, SBTN, VAN, và các Đài Truyền Thanh Saigon Radio Houston 900AM, Đài Little Saigon 1250AM, Đài Vietnam True Voice, Đài Tiếng Nước Tôi, và Đài Hoa Mai.

Tháng Tư đen, ngày Quốc Hận , giờ đen tối nhất của dân tộc Việt, chúng ta quá may mắn được hít thở không khí của tự do, hãy đốt một nén nhang lòng cho những đồng bào không may trên đường khao khát tìm tự do, và hãy làm những gì cho hơn 80 triệu đồng bào nơi quê nhà đang tiến vào con đường sắp bị làm nô lệ cho giặc Bắc phương .

Việt Khánh

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Thứ hai, 19 Tháng 4 2010 21:02
Viết bởi Administrator: http://www.vietvungvinh.com/

Với mục đích sưu tập tài liệu về hành trình tìm Tự Do của hơn 3 triệu người Việt Nam tại hải ngoại và hàng trăm ngàn, hàng trăm ngàn, người khác đã vùi thây dưới lòng biển cả hay gục ngã trong rừng sâu trên đường tìm Tự Do, Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam đã bắt đầu một cuộc triển lãm lưu động với hình ảnh thuyền nhân Việt Nam trong năm 2010, đánh dấu 35 năm người Việt đã phải rời bỏ quê cha đất tổ để tránh chế độ Cộng sản.

Buổi triển lãm đầu tiên của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam đã được tổ chức vào trưa Chủ Nhật, ngày 18 tháng 4 tại Houston, tiểu bang Texas.

Hàng trăm, hàng trăm người đã tiếp nối nhau để xem hình ảnh của thuyền nhân Việt Nam trên những cuộc hành trình tìm Tự Do do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trưng bày. Một vài người đã xúc động không nói nên lời khi thấy hình của chính họ, trong khi người khác thì ngỡ ngàng chỉ cho nhau những tấm hình họ vừa xem được: Anh Cơ đây nì, Mi đây nì, Ở trại Pulau Bidong, năm 1982, à không, lúc đó là năm 1983. Đi Mỹ 83 hí ? Ừ! Chảy nước mắt! Nhớ lại bao nhiêu là kỷ niệm! Chảy nước mắt luôn! Ừ, cái hình này là lên chiếc ghe để đi sang Singapore, trên đường đi Hoa Kỳ. Mình chỉ là một trong bao nhiêu đã ra đi nhưng mình may mắn còn sống chứ bao nhiêu người đã mất rồi….

Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam do kỹ sư Trần Đông sáng lập từ năm 2005. Ông Trần Đông vượt biển tìm tự do và đến được đảo Bidong - Mã Lai - năm 1989 lúc 37 tuổi sau nhiều gian khó,hiện đang định cư tại Úc. Kỹ sư Trần Đông cho biết lý do ông thành lập Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam:

Lý do mà tôi thực hiện Văn Khố Thuyền Nhân là vì cái chặng đường vượt biên của tôi rất là gian khổ, cho nên khi đặt chân được đến trại tị nạn thì đó là một diễm phúc rất là lớn. Năm 2003, tôi trở lại để thăm trại tị nạn và mồ mả thuyền nhân. Thấy cảnh mồ xiêu, mả lạc của thuyền nhân đã cùng cảnh ngộ với mình ra đi tìm tự do nhưng không may mắn, đã chết rồi thì ít nhất cũng được mồ yên mả đẹp, do đó tôi đã nỗ lực để làm tổ chức này. Đồng thời mục tiêu chánh là để sưu tập hình ảnh tài liệu liên quan đến thuyền nhân để làm di sản cho con cháu mai sau….

Trong phần chào đón quan khách, trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm tại Houston là nha sĩ Chu Văn Cương, đã nói về cuộc hành trình tìm Tự Do của người Việt Nam: Kể từ năm 1975, hàng triệu người đã vượt sóng băng rừng, bất chấp đại dương bao la, rừng sâu, biển động chỉ vì 2 chữ Tự Do. Những cuộc hành trình hãi hùng đầy đau thương và nước mắt chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Có người cho rằng cứ mỗi một người Việt Nam đến được bến bờ tự do thì có 1 người Việt Nam khác đã phải bỏ mình trong lòng biển cả. Biết bao nhiêu gia đình có thân nhân bị mất tích, có biết bao nhiêu người chồng bị mất vợ, mẹ bị mất con, gia đình bị ly tán….

Và ông cũng cho biết thêm: Mặc dầu chúng tôi còn rất là trẻ tuổi, cha mẹ cho mình vượt biên lúc đó chỉ mới 12, 13 tuổi thôi, đến trại tị nạn Pulau Tanga năm 1981. Trong thời gian mấy chục năm vừa qua, chúng tôi đọc sách vở thì thấy Lịch sử Việt Nam sao mà bi thảm quá. Sau này lại được dịp tiếp xúc với các chú các bác thì biết là có những chuyến đi mà tất cả mọi người đều chết hết, rồi có những cô gái bị hải tặc bắt đi…, Từ đó tôi mới có những thao thức, và đó là động cơ đẩy tới để làm công việc này.

Một trong những thuyết trình viên của buổi triển lãm là luật sư Nguyễn Mỹ Linh, đến từ California tâm sự rằng trong cuộc hành trình tìm tự do của 2 chị em bà, người em trai của bà đã bỏ mình trên đại dương mà nếu còn sống thì 18 tháng 4 chính là sinh nhật của ông: Hôm nay là ngày 18 tháng 4, nếu em trai của tôi còn sống trong chuyến hải hành đi chung với tôi thì hôm nay em trai của tôi sẽ mừng sinh nhật thứ 45. Nhưng rất tiếc là trong chuyến hải hành đó, em trai của tôi đã phải bị hải táng trên biển đông.

Bà Mỹ Linh cũng chia sẻ rằng là một luật sư di trú của Úc, bà đã khám phá ra là nhiều quốc gia như NaUy, Úc, Hoa Kỳ… đã thay đổi luật di trú để nhận người tị nạn Việt Nam khi họ biết có quá nhiều thuyền nhân đã bị hải tặc cướp bóc, hảm hiếp và bỏ mình trên biển cả: …những con người đau khổ đó, những cái chết của họ không thể nào là những cái chết vô vọng được. Những cái chết của họ là những viên gạch lót đường cho thế giới tự do nhìn tới và mở rộng chính sách di trú để đón nhận người tị nạn Việt Nam. Không phải tự nhiên mà các nước như là Hoa Kỳ, Úc, Pháp, nhất là NaUy là một nước không có dính dáng gì đến chiến tranh Việt Nam hết, mà họ mở rộng chính sách di trú của họ để đón người Việt Nam tị nạn. Không phải tự nhiên mà chuyện đó xảy ra. Chính vì cái chết của hàng trăm ngàn người đã nằm xuống lòng biển cả. Chính vì những câu chuyện thương tâm của những người đã từng bị hảm hiếp và của những em bé đã chết trôi nổi trên biển. Chính vì những ngôi mồ tập thể vẫn còn nằm lại ở Mã Lai, ở Nam Dương. Chính vì những câu chuyện thương tâm đó mà đã tạo cơ hội cho những thuyền nhân như tôi được hưởng cái chính sách di trú rất khoan hồng của các nước như Úc, như Hoa Kỳ, và nhiều nước phương tây khác nữa….

Dù trải qua bao nhiêu gian khổ, dù biết đã không ít người vùi thây trong lòng biển cả hay trên rừng sâu nhưng những thuyền nhân Việt Nam vẫn khẳng định là nếu phải sống dưới chế độ cộng sản thì họ sẽ không ngần ngại vượt biên một lần nữa để tìm Tự Do:

Trên tàu của em có 34 người thì bị mất tích 32 người vì hải tặc. Trước khi mà nó hành hung và bắt cóc phụ nữ thì nó đã đâm chiếc tàu cho chìm thì mạnh ai nấy lội. Ông chú ruột cũng mất tích luôn.

Dạ, nếu chế độ cộng sản mà cứ đàn áp như vậy thì mình cũng phải ra đi thôi chứ không thể nào có chọn lựa được.

Em đi tại Cà Mau, trên ghe là 22 người. Sau khi đi khuất khỏi Vòm Khoai thì bị công an biên phòng đuổi và đêm hôm đó sóng rất là lớn và đến trưa hôm sau thì gặp hải tặc Thái Lan.

Vâng! Vẫn là như vậy vì 2 chữ Tự Do rất có giá trị, bởi vậy cho nên hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi tìm sự sống trong cái cõi chết ….

Hiền Vy tường trình từ Houston

http://www.vietvungvinh.com/


----------------oo0oo-------------------

Người dân Việt Nam bỏ chạy lánh nạn Cộng sản được nhiều quốc gia quanh vùng Đông Nam Á cho tạm cư trong khi chờ đợi quốc gia thứ 3 tiếp nhận định cư vĩnh viễn. Dưới đây là hình ảnh các trại tị nạn quanh vùng Đông Nam Á trong các quốc gia Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông, Phi Luật Tân... Những quốc gia nầy là ân nhân của người Việt tị nạn Cộng sản trên toàn thế giới.

(source: VNBP và các nguồn khác)

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Galang - Indonesia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

galang
Trại tị nạn Bidong - Malaysia.

traiwhitehead
Trại tị nạn White Head - Hong Kong.

traiwhitehead
Trại tị nạn White Head - Hong Kong.

traiwhitehead
Trại tị nạn White Head - Hong Kong.

traiwhitehead
Trại tị nạn Palawan - Phillippines.

traiwhitehead
Trại tị nạn Palawan - Phillippines.

traiwhitehead
Trại tị nạn Palawan - Phillippines.

traiwhitehead
Quang cảnh 1 trại tị nạn CS ở Thailand.

traiwhitehead
Quang cảnh 1 trại tị nạn CS ở Thailand.

----------------oo0oo-------------------

Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần lén lút bán nước cho Trung Cộng . Ngày nay người ta tìm thấy các văn kiện bán nước nầy được ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau: thư riêng, nghị định, hiệp ước v.v... Dù ẩn dấu dưới hình thức nào thì hậu quả cũng như nhau: đàn anh Trung cộng lấn chiếm đất liền, hải đảo, vùng trời, vùng biển ... của dân tộc Việt Nam mà cha ông ta đã bao phen đổ máu giử gìn .

lacomau
Văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký dưới hình thức thư riêng.

lacomau

lacomau lacomau

--------------oo0oo-------------

lacomau

Home Page Vietlist.us

paper