Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

Trang Nạn Nhân Cộng Sản.

--------o0o--------

Cuộc họp báo lịch sử ngậy 30-4-1977 tại Nhật.

Nhân Tưởng nhớ cố dân biểu Trần Văn Sơn (tức Bình Luận Gia Trần Bình Nam) Nhớ lại cuộc họp báo lịch sử ngày 30-4-1977 tại Nhật.

Huỳnh Lương Thiện.

Ngày 30-4-2016 vừa qua là đúng Lễ Thất Tuần 49 ngày của cố dân biểu Trần Văn Sơn tức bình luận gia Trần Bình Nam vừa vĩnh viễn ra đi ngày 11-3-2016, hưởng thọ 82 tuổi. Nhân dịp này chúng tôi xin có vài lời tưởng nhớ đến ông.

Tại tang lễ của ông, chúng tôi đã có bài phát biểu ngắn vì thời lượng không cho phép. Theo đề nghị của một số thân hữu, chúng tôi nhân cơ hội này sẽ viết lại và bổ túc thêm một số điều.


Cố DB Trần Văn Sơn

​Chúng tôi sẽ nói về một số kỷ niệm, đúng hơn là nói đến cái duyên gặp gỡ, được làm việc chung với cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn, mà theo tôi, đó là một trong những may mắn của cuộc đời mình. Thật vậy, trong công cuộc đấu tranh chung có được người đồng hành như cựu Hải Quân Trung Tá VNCH Trần Văn Sơn, cũng là cựu Dân Biểu Quốc hội VNCH, và là một trong những lãnh đạo xuất sắc của Tổ Chức Phục Hưng thì đó là một hạnh phúc lớn lao.

Được biết ông đã phục vụ trong Hải Quân VNCH 16 năm, trong đó làm giảng viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang 13 năm.

Tôi gặp ông lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1977 tại Kominato là một thành phố nhỏ ven biển, cách Tokyo khoảng 100 cây số trong một trường hợp hy hữu. Đó là lúc chiếc tàu dầu Ryuko Maru của Nhật vớt được 34 người VN trốn thoát, đang lênh đênh trên biển. Trong số thuyền nhân ấy, có ông và hai vị dân biểu khác là ông Trần Văn Thung và ông Nguyễn Công Hoan. Lúc ấy, tôi là một nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nhật lo việc đón tiếp đồng bào tỵ nạn đến Nhật.

Được biết sau khi chạy đựơc 3 ngày, chiếc thuyền vượt biển của nhóm ông bị hỏng máy trôi lênh đênh trên biển trước sự làm ngơ của rất nhiều tàu bè qua lại. Vì thế, khi thấy tàu Ryuko Maru vừa dừng lại khá xa để quan sát con thuyền tỵ nạn, ông đã liều mình phóng người xuống biển bơi đến tàu Ryuko Maru để kêu cứu. Nhờ thế, vị thuyền trưởng tàu Ryuko Maru đã động lòng quyết định cứu ông và 33 người tỵ nạn VN trên con thuyền nhỏ đang tuyệt vọng.

Vào thời điểm ấy, trong số người tỵ nạn này, có mặt 3 vị dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cả một vị dân biểu đương nhiệm của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN là Nguyễn Công Hoan, qủa là một tin gây chấn động. Đặc biệt, tin càng chấn động hơn cho dư luận Nhật Bản, cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Nhật khi cả 3 vị muốn họp báo để công khai tố cáo tội ác của bạo quyền Việt Cộng sau 2 năm cưỡng chiếm miền Nam.

Tổ Chức Người Việt Tự Do đã hoan nghênh quyết định họp báo. Là một thành viên, tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với 3 vị này để chuẩn bị các công tác cho buổi họp báo hình thành, trong khi phía Cao Uỷ Tỵ Nạn và chính phủ Nhật chống đối việc họp báo.

Nguyên nhân chống đối là do sự phản đối quyết liệt của Tòa Đại Sứ Việt Cộng ở Tokyo. Trong vị thế của chính phủ Nhật lúc ấy khá tế nhị và cả Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, họ đã tìm mọi cách gây khó dễ, áp lực…, thậm chí họ sẵn sàng mua chuộc với số tiền lên đến cả triệu đô la để ngăn chận cuộc họp báo này.(Xin tham khảo tài liệu "80 năm làm nhân chứng...").

Vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ, ông Misei, cũng là "Sếp" của tôi thời điểm ấy, đã nói với các vị dân biểu rằng: "Nước Nhật hợp tác với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ cứu vớt các ông vào đất Nhật là vì lý do nhân đạo. Nếu các ông tổ chức họp báo, thì đó là một hành động chính trị. Hành động này gây rắc rối cho chính phủ Nhật, không thể chấp nhận được. Điều này có thể đưa đến việc trục xuất các ông về lại VN hay nước Nhật sẽ không đón tiếp người tỵ nạn VN nữa. Đó là chưa kể vợ con các ông còn kẹt tại VN sẽ bị chính quyền CS trả thù."

Lời phát biểu đầy hăm dọa và cả răn đe cách cứng rắn này đã không lung lạc được quyết tâm của các vị dân biểu VNCH. Tôi còn nhớ, cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn đã trả lời với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Chúng tôi liều chết ra đi là để nói cho thế giới biết về những nỗi thống khổ của nhân dân VN đang xảy ra dưới chế độ phi nhân Việt Cộng. Vì thế, chúng tôi quyết định sẽ họp báo để nói lên sự thật này và chấp nhận bất cứ hậu quả nào. Nếu vì cuộc họp báo này mà đồng bào chúng tôi không được nước Nhật cứu giúp nữa, thì đó là điều hết sức đáng tiếc. Chúng tôi tin rằng đồng bào của chúng tôi sẽ thông cảm và tán thành việc làm cần thiết này. Nếu vì cuộc họp báo này mà gia đình chúng tôi bị nhà cầm quyền Việt Cộng trả thù, trù dập thì chúng tôi xem nỗi đau khổ đó như là sự góp phần vào nỗi đau chung của cả dân tộc dưới chế độ Việt Cộng."

Phần tôi, dầu đã thuê mướn được phòng hội tại một khách sạn ở Kominato để tổ chức họp báo, nhưng giờ chót đã được thông báo hủy bỏ vì áp lực từ Tokyo.

Dân Biểu Trần Văn Thung đã nói với tôi: "Nhờ anh Thiện nói lại với họ là chúng ta đã thông báo cho các ký giả biết cả rồi. Các vị ký giả sẽ từ Tokyo lên đây dự buổi họp báo này. Nếu không để chúng tôi họp báo trong khách sạn cho đàng hoàng, thì chúng tôi sẽ kéo nhau ra bãi biển để họp báo. Rồi xem, ai xấu mặt cho biết".

Còn Dân Biểu Nguyễn Công Hoan muốn qua tôi, nói với vị đại diện Cao Uỷ Tỵ Nạn: "Các ông đừng dọa gửi trả chúng tôi về VN. Hãy để chúng tôi họp báo xong, rồi đem chúng tôi ra bắn ngay tại đất Nhật cũng được".

Theo tôi, chính những phản ứng đầy lý lẽ có sức thuyết phục, cách thể hiện hết sức kiên cường và quyết liệt đó, mà việc ngăn cấm không còn nữa. Buổi họp báo do Tổ Chức Người Việt Tự Do tổ chức với điều hợp viên là anh Ngô Chí Dũng vẫn được tổ chức tại khách sạn ở Kominato vào đúng ngày 30-4-1977 như dự định. Chính phủ Nhật còn bố trí cả toán cảnh sát đến giữ an ninh.

Cuộc họp báo đã diễn ra rất thành công với nhiều ký giả, phóng viên TV Nhật và ngoại quốc tham dự, ngồi chật cả phòng hội. Đặc biệt, còn có ký giả nổi tiếng của tờ Newyork Times là Henry Kammp tham dự. Cuộc họp báo lịch sử này đã gây được tiếng vang lớn, không những tại Nhật mà còn trên thế giới nhất là có sự hiện của dân biểu đương nhiệm Nguyễn Công Hoan. Cuộc họp báo ấy là một vố nặng đánh vào bạo quyền Việt Cộng lúc bấy giờ.

Nhờ tiếng vang của cuộc họp báo này mà ngay sau đó, quốc hội Hoa Kỳ đã mời dân biểu Nguyễn Công Hoan sang điều trần về tình trạng nhân quyền Việt Nam.

Ngòai việc trả lời các câu hỏi của các nhà báo trong suốt hơn 2 tiếng đồng hồ, ba vị dân biểu còn phổ biến một

"Bản Công Bố nhân cuộc họp báo 30-4-1977" của:
-Ông Nguyễn Công Hoan: Dân biểu Quốc Hội Cộng Sản VN
-Ông Trần Văn Sơn : Cựu Dân biểu Quốc Hội VN Cộng Hoà.
-Ông Trần Văn Thung: Cựu Dân biểu Quốc Hội VN Cộng Hoà.

Trích đoạn như sau:

Kính thưa quý vị.

Hôm nay là ngày 30-4-1977, một ngày đau buồn và đáng ghi nhớ của lịch sử Việt Nam. Vào ngày này, hai năm trước đây, cộng sản đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực đẩy 50 triệu người Việt vào một cuộc sống nô lệ tối tăm nhất của thời đại ngày nay. Các nhà lãnh đạo cộng sản VN đang ca bài ca chiến thắng của họ ở khắp nơi trên thế giới bên cạnh nỗi đau khổ của nhân dân VN và mĩa mai thay, họ lại được sự cổ võ của một số nhà lãnh đạo ngây thơ của thế giới tự do.

Vì vậy, hôm nay, chúng tôi gặp báo chí để trình bày với thế giới hiện trạng tại Việt Nam...

Tại Việt Nam hiện nay, nhân quyền không được bảo đãm: Không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do đi lại...Nói tóm lại là không có một thứ tự do nào cả ngoại trừ một thứ tự do là "Tự do tuân lệnh Đảng Cộng sản" bằng không sẽ phải đi tù...

Ngay cả dân biểu cũng không được nói tự do. Trước khi đi Hà Nội họp khoá họp đầu tiên, Cộng sản dặn các dân biểu (trong đó có chúng tôi, NC Hoan) rằng, không nên gặp báo chí ngoại quốc ở Hà Nội. Họ nói rằng ký giả ngoại quốc nào cũng có thể là gián điệp cả.

Sau hai năm sống dưới chế độ cộng sản, chúng tôi nhận ra rằng cộng sản đang làm tiêu tan niềm hy vọng của quê hương với sự cải tạo kinh tế và xã hội theo chủ thuyết lỗi thời và phản tiến hóa - chủ thuyết Mác - Lê. Cộng sản VN đang đấy dân tộc vào vòng nô lệ. Thực tế của Việt Nam ngày nay là một nhà tù vĩ đại mà giới hạn biên giới là quốc gia.

Vì vậy, chúng tôi phải ra đi để lại gia đình thân thuộc mà chúng tôi biết chắc là cộng sản sẽ trả thù, để báo động với thế giới tự do về đại họa của vi trùng Cộng sản đối với nhân loại, đồng thời tranh thủ dư luận quốc tế đối với đồng bào VN đau khổ của chúng tôi.

Lịch sử Việt Nam chứng minh rằng dân tộc VN có đủ sức bền bỉ tranh đấu chống lại mọi hình thái áp bức, độc tài. Lần này là cuộc tranh đấu chống bạo quyền cộng sản.

Với sự thông cảm và giúp đỡ của thế giới tự do, chúng tôi tin chắc rằng sớm muộn gì nhân dân Việt Nam cũng sẽ chiến thắng." Cám ơn quý vị.

Có thể nói đây đuợc xem như là Bản Công Bố tố giác Việt cộng đầu tiên của người Việt hải ngoại tại một buổi họp báo quốc tế sau 30-4-1975.
Bản Công Bố này và nhất là với sự hiện diện đặc biệt của dân biểu đương nhiệm Nguyễn Công Hoan đã giúp buổi họp báo thành công nhờ lôi kéo được sự quan tâm hiện diện đông đảo của giới truyền thông Nhật Bản mà trong bối cảnh lúc đó đa số đều thân cộng, chống Mỹ.

Được biết, Nguyễn Công Hoan nguyên là dân biểu VNCH. Sau khi chiếm miền Nam năm 1975, tháng 4 năm 1976 Việt cộng tổ chức bầu cử. Họ yêu cầu ông ra tranh cử và ông Hoan trở thành dân biểu CHXHCNVN đơn vị Phú Khánh.

Cố dân biểu Trần Văn Sơn đã viết trong bài "80 Năm Làm Nhân Chứng..." về việc này như sau: " Ngày 25/4/1976 Hà Nội tổ chức bầu cử quốc hội toàn quốc. Chính quyền Phú Khánh yêu cầu cựu dân biểu Nguyễn Công Hoan đại diện cho Phú Khánh ra tranh cử (gọi là tranh cử nhưng với hệ thống bầu cử của Cộng sản ai được Đảng chọn đương nhiên đắc cử). Sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, Hoan thấy nhân dân Phú Yên chán chế độ mới nên Hoan không muốn nhận lời mời. Tôi nói với Hoan lời mời của chính quyền Phú Khánh là một cái lệnh, từ chối sẽ được xem là một thái độ chống chế độ và chắc là sẽ không yên thân. Suy nghĩ lại, Hoan nhận lời và trở thành dân biểu của nước Việt Nam thống nhất...

Tháng 9 năm 1976, nhân có vụ trung uý Vikto Belenko của Liên Bang Xô Viết lái chiếc máy bay Mig-25 qua Nhật tỵ nạn tạo thành tin sốt dẽo trên thế giới, tôi bàn với Hoan tổ chức trốn ra nước ngoài. Hoan với tư cách là đại biểu của Quốc hội một nước cộng sản sẽ tạo sự chú ý của dư luận thế giới về sự bất mãn của nhân dân Việt nam đối với chế độ mới. Hoan lo việc thuyền bè, tôi lo tính đường đi....

Hoan và tôi đồng ý khi đi sẽ gọi Thung, dân biểu Khánh Hoà cùng đi. Tôi hỏi ý Thung và Thung đồng ý sẵn sàng. Chúng tôi rời Nha Trang đêm 28/3/1977 từ Xóm Cồn trên một thuyền đánh cả nhỏ chở tất cả 34 người, trong đó có chừng 7 phụ nữ và một trẻ em còn bồng trên tay..."

Dấu ấn đặc sắc của buổi họp báo ấy theo tôi suốt quãng đường dài cho đến hôm nay…

Chúng tôi có cơ duyên, được tiếp tục làm việc chung với nhau trong những lần sau đó, trên con đường đấu tranh chống bạo quyền Việt cộng để đem lại Tự Do, Dân Chủ cho VN.

Sau khi sang Hoa Kỳ, Dân Biểu Trần Văn Sơn và một số chiến hữu của ông đã thành lập Tổ Chức Phục Hưng VN. Mối quan hệ giữa Tổ Chức Phục Hưng với tổ chức Người Việt Tự Do chúng tôi lại càng gắn bó hơn. Cho đến năm 1981, Tổ Chức Phục Hưng VN và Người Việt Tự Do đồng ý cùng kết hợp với Lực Lượng Quân Dân VN do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo để thành lập "Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam".

Ngày 13-6-1981, một phái đoàn đại diện 3 tổ chức lên đường đi Thái Lan gồm: Tướng Hoàng Cơ Minh đại diện cho Lực Lượng Quân Dân VN, anh Đỗ Thông Minh đại diện cho Tổ Chức Người Việt Tự Do và Dân Biểu Trần Văn Sơn đại diện cho Tổ Chức Phục Hưng VN được cử làm trưởng đoàn công tác rời phi trường San Francisco đi Bangkok để gặp một vị Tướng Thái, mà bây giờ tôi có thể nói tên là Tướng Sut Sai, để bàn về sự giúp đỡ của người Thái trong việc lập chiến khu. Tiễn quý vị này lên đường, chỉ có duy nhất một người, người may mắn đó là tôi. Ra về, sau khi tiễn các anh lên đường, lòng tôi trĩu nặng, vui buồn, âu lo lẫn lộn.

Sau này, khi thấy không thể tiếp tục làm việc chung với nhau, Dân Biểu Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN quyết định rút ra khỏi Mặt Trận trong âm thầm, không giải thích, hay chỉ trích, giành phần phải về mình như chúng ta thường thấy trong các trường hợp khác. Điều đó càng làm chúng tôi mến phục anh Trần Văn Sơn và Tổ Chức PHVN hơn.

Riêng cá nhân tôi, sau đó, vào cuối năm 1984 cũng rời khỏi Mặt Trận theo cách của anh Sơn và chuyển qua ngành truyền thông, xuất bản Tuần Báo Mõ và Nhà Xuất Bản Mõ Làng ở San Francisco. Một lần nữa, Tuần Báo Mõ bé nhỏ của tôi may mắn được sự cộng tác của cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn qua bút danh là Trần Bình Nam.

Những bài bình luận sâu sắc, lý luận vững chãi, đã làm tên tuổi BLG Trần Bình Nam ngày càng nổi tiếng. Nhà Xuất Bản Mõ Làng cũng hân hạnh đã xuất bản 3 tuyển tập bình luận chính trị của Trần Bình Nam.

Một kỷ niệm đáng quý khác với cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn là tháng 10 năm ngoái, chúng tôi tổ chức ngày “Đỗ Thông Minh, Hành Trình 45 Năm Hoạt Động” tại Bắc Cali. Dân Biểu Trần Văn Sơn, dù đang lâm trọng bệnh, cũng đã sốt sắng nhận lời tham dự, và theo sự sắp xếp của ban tổ chức, ông sẽ là một trong các diễn giả chính yếu của buổi sinh hoạt này. Rất tiếc, vì lý do sức khỏe không thể lên Bắc Cali được, nhưng ông vẫn cố gắng hoàn thành bài tham luận về anh Đỗ Thông Minh rất súc tích, giá trị và nhờ Bác sĩ Đinh Xuân Dũng thay mặt phát biểu tại buổi sinh hoạt. Qua đó, thấy được tấm chân tình thể hiện và trách nhiệm với ai khi đã hứa của ông là một bài học đáng trân trọng.

Một điều trân quý khác, là bức thư ngắn gởi cho tôi gần đây, chưa tròn một tháng. Qua đó, để thấy được tâm tình anh luôn hướng về thế hệ tương lai, về vận mệnh của quốc gia dân tộc, dù sắp lìa xa nhân thế.

Bức thư ông viết ngày 25 /02/2016 như sau:

"Thân gửi anh Thiện,
Tôi xin gửi đến anh tài liệu này tôi mãi e ấp trong 4 năm qua. Trong tài liệu có anh, có tôi, và những người đồng thời… Xin anh và tòa soạn tùy nghi."

Đó là bài viết “80 Năm Làm Nhân Chứng cho một giai đoạn lịch sử Việt Nam”.

Tôi chưa kịp đăng tải tài liệu qúi giá này thì nhận được hung tin ông đã vĩnh viễn ra đi.

Thưa quý vị, trên bước đường hoạt động, tôi đã gặp rất nhiều vị đàn anh đáng kính.

Đối với tôi, anh Trần văn Sơn là một trong những vị đàn anh, rất đáng kính đó. Là vị lãnh đạo rất xứng đáng để noi theo. Từ tư cách đến kiến thức, từ lời nói đến hành động và nhất là tấm lòng son sắt trọn một đời dấn thân cho quê hương.

Sự vĩnh viễn ra đi của anh quả là một mất mát rất lớn không những cho gia đình mà còn là cho cuộc đấu tranh chung.

Chúc anh an giấc nghìn thu .

Huỳnh Lương Thiện.

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us